Quyết định 2547/QĐ-UBND năm 2017 về sửa đổi Điều 7, Quyết định 1103/QĐ-UBND quy chế quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo do tỉnh Lâm Đồng ban hành

Số hiệu 2547/QĐ-UBND
Ngày ban hành 21/11/2017
Ngày có hiệu lực 21/11/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Đoàn Văn Việt
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2547/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 21 tháng 11 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC SỬA ĐỔI ĐIỀU 7 QUYẾT ĐỊNH SỐ 1103/QĐ-UBND NGÀY 05/5/2008 CỦA UBND TỈNH BAN HÀNH QUY CHẾ QUY HOẠCH, BỔ NHIỆM, BỔ NHIỆM LẠI, LUÂN CHUYỂN, TỪ CHỨC, MIỄN NHIỆM ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC LÃNH ĐẠO

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Nghị định số 93/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

Thực hiện văn bản số 1848-CV/TU ngày 11 tháng 8 năm 2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc sửa đổi bổ sung một số nội dung quy định về công tác cán bộ;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi Điều 7, Quyết định số 1103/QĐ-UBND ngày 05/5/2008 của UBND tỉnh ban hành quy chế quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, như sau:

“1. Người đứng đầu cơ quan, địa phương, đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về chủ trương, số lượng và dự kiến phân công công tác đối với chức vụ sẽ được bổ nhiệm, cụ thể:

- Các phòng, ban, chi cục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc các Sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh (sau đây gọi chung là Sở); có văn bản đề xuất Giám đốc/Thủ trưởng và cấp ủy cơ quan về chủ trương, số lượng và dự kiến phân công công tác đối với cán bộ đề nghị bổ nhiệm.

- Các phòng, ban, đơn vị trực thuộc UBND các huyện, thành phố trình Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, trình Ban Thường vụ Huyện ủy, Thành ủy (bằng văn bản) về chủ trương, slượng và dự kiến phân công công tác đối với cán bộ đề nghị bổ nhiệm.

2. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền đồng ý, người đứng đầu cơ quan, địa phương, đơn vị đề xuất nhân sự cụ thể theo quy trình sau:

2.1. Đối với nguồn nhân sự tại chỗ:

a) Bước 1. Hội nghị tập thể lãnh đạo (lần 1)

Sau khi có chủ trương của Ban Thường vụ Huyện ủy, Thành ủy; Thủ trưởng các Sở trên cơ sở các quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước, của tỉnh, của huyện, yêu cầu thực tế và nguồn nhân sự cụ thể, người đứng đầu cơ quan, đơn vị và cơ quan tham mưu về công tác cán bộ (nếu có) chuẩn bị nội dung trình hội nghị tập thể lãnh đạo thảo luận thống nhất về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình và danh sách cán bộ nguồn tại chỗ trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, xác nhận và cách làm, bảo đảm chặt chẽ, dân chủ, công khai và minh bạch của công tác nhân sự theo quy định.

Thành phần: Tập thể cấp ủy và lãnh đạo cơ quan, địa phương, đơn vị. Trường hợp cơ quan, địa phương, đơn vị không có cấp ủy thì toàn thĐảng viên của cơ quan, đơn vị có chức danh bổ nhiệm.

b) Bước 2. Hội nghị tập thể lãnh đạo “mở rộng”

- Thảo luận thống nhất về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, cách làm, quy trình giới thiệu nguồn nhân sự và các công việc liên quan.

- Bỏ phiếu giới thiệu nguồn nhân sự bằng phiếu kín;

- Chỉ giới thiệu 1 người cho 1 chức danh trong danh sách nguồn quy hoạch tại chỗ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, xác nhận hoặc giới thiệu người khác (nguồn tại chỗ) có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.

- Thành phần: Tập thể cấp ủy, lãnh đạo; Trưởng, phó các phòng; Trưởng, phó các đơn vị trực thuộc; trưởng các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, Bí thư các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc. Đối với các cơ quan dưới 20 cán bộ, công chức, viên chức thì tập thể lãnh đạo cơ quan, địa phương, đơn vị thống nhất lấy phiếu giới thiệu của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan, đơn vị.

- Kiểm phiếu, lập biên bản và báo cáo thủ trưởng cơ quan.

Nguyên tắc lựa chọn: người nào đạt trên 50% số phiếu giới thiệu thì được lựa chọn. Trường hợp không có người nào đạt trên 50% số phiếu giới thiệu thì chọn 2 người có số phiếu giới thiệu cao nhất từ trên xuống để giới thiệu ở các bước tiếp theo (kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này).

c) Bước 3. Hội nghị tập thể lãnh đạo (lần 2)

- Nghe báo cáo và xem xét kết quả phát hiện, giới thiệu nguồn nhân sự của hội nghị tập thể lãnh đạo “mở rộng”; đồng thời căn cứ vào cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của cơ quan, đơn vị mình và khả năng đáp ứng của cán bộ; tập thể lãnh đạo thảo luận, giới thiệu nguồn nhân sự bằng phiếu kín; mỗi người chỉ giới thiệu 1 người cho 1 chức danh trong số các nhân sự được hội nghị tập thể lãnh đạo “mở rộng” lựa chọn giới thiệu tại bước 2 hoặc giới thiệu người khác (từ nguồn tại chỗ) có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.

[...]