ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2547/QĐ-UBND
|
Nam Định, ngày 08
tháng 11 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI
QUYẾT CỦA TỈNH NAM ĐỊNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Nghị định số
63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành
chính;
Căn cứ Nghị định số
48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07
tháng 08 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định
liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư
07/2014/TT-BTP ngày 24 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn việc đánh giá
tác động của thủ tục hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số
355/QĐ-UBND ngày 22 tháng 2 năm 2017 của UBND tỉnh về ban hành kế hoạch rà
soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2017 trên địa bàn tỉnh Nam Định;
Xét đề nghị của Chánh văn
phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương
án đơn giản hóa nhóm thủ tục hành chính và các thủ tục hành chính thuộc thẩm
quyền giải quyết của tỉnh Nam Định (Phụ lục đính kèm).
Điều 2. Giao các Sở,
ngành có liên quan phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh dự thảo văn bản thực thi
các phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính không thuộc
thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh sau khi được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ thông qua.
Điều 3. Giao Văn phòng
UBND tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các Sở, ngành có liên quan thực hiện
Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này
có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 5. Chánh Văn phòng
UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, TP Nam Định chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
PHỤ LỤC
PHƯƠNG
ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2547/QĐ-UBND ngày 08 tháng 11 năm 2017 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định)
1. Thủ tục hành chính lĩnh
vực Tư pháp
1.1. Thủ tục cấp phiếu lý
lịch tư pháp cho công dân Việt Nam, người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam
Nội dung đơn giản hóa: Đề
nghị bỏ bản sao sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.
Lý do: Giảm bớt thành
phần hồ sơ tạo điều kiện cho công dân trong quá trình làm thủ tục hành chính,
mặt khác việc xác minh thông tin về án tích Sở Tư pháp các tỉnh áp dụng giải
pháp “kiềng ba chân” của Bộ Tư pháp (chuyển hồ sơ xác minh lên Bộ Tư pháp)
Kiến nghị thực thi: Đề
nghị sửa đổi khoản 1, điều 45 Luật Lý lịch tư pháp
Mẫu tờ khai yêu cầu cấp
Phiếu lý lịch tư pháp (dùng cho cá nhân có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp).
- Bỏ thông tin về “Ngày, tháng,
năm sinh, Nơi sinh, Giới tính, Nơi thường trú, Nơi tạm trú; Họ tên cha...,
Ngày, tháng, năm sinh; Họ tên mẹ..., Ngày, tháng, năm sinh” đối với người yêu
cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam.
- Bỏ thông tin về “Nơi sinh,
Giới tính, Nơi thường trú, Nơi tạm trú, Họ tên cha..., Ngày, tháng, năm sinh;
Họ tên mẹ..., Ngày, tháng, năm sinh” đối với người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư
pháp là người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
Lý do: Đơn giản hóa mẫu
tờ khai giúp người điền dễ dàng.
Kiến nghị thực thi: Đề
nghị sửa đổi Mẫu số 03/2013/TT-LLTP tại Thông tư số 16/2013/TT-BTP ngày
11/11/2013 của Bộ Tư pháp).
1.2. Nhóm thủ tục cấp phiếu
lý lịch tư pháp
- Thủ tục cấp phiếu lý lịch tư
pháp số 1
- Thủ tục cấp phiếu lý lịch tư
pháp số 2
Nội dung đơn giản hóa: Quy
định thống nhất giữa Luật và Nghị định cách tính thời gian thực hiện thủ tục.
Lý do: Nhằm thống nhất
về quy định thời gian giữa Luật lý lịch tư pháp và Nghị định 111/2010/NĐ-CP
hướng dẫn chi tiết thực hiện Luật Lý lịch tư pháp, đồng thời tạo thuận lợi cho
cơ quan nhà nước và người dân chủ động khi thực hiện TTHC này khi thời gian
nghỉ lễ dài ngày.
Kiến nghị thực thi: Đề
nghị sửa khoản 1 điều 48 Luật Lý lịch tư pháp và điểm b khoản 1 điều 25 Nghị
định 111/2010/NĐ-CP quy định thống nhất thời gian giải quyết là ngày làm việc.
2. Thủ tục hành chính lĩnh
vực Thông tin và Truyền thông
2.1. Thủ tục Cấp giấy phép
hoạt động in xuất bản phẩm
Nội dung đơn giản hóa:
Về thành phần hồ sơ: Thống nhất
hình thức bản sao đối với các loại giấy tờ trong thành phần hồ sơ của TTHC là
bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu.
Lý do: Thực hiện đơn
giản hóa thủ tục hành chính theo Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 20/6/2014 của Thủ
tướng Chính phủ về một số biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp
bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành
chính; Quyết định 143/QĐ-TTg ngày 19/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Phương án đơn giản hóa nhóm thủ tục hành chính, quy định liên quan đến hoạt
động của các cơ sở in thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Thông tin và
Truyền thông.
Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi, bổ sung Điểm b, Điểm đ
và Điểm e Khoản 2 Điều 32 Luật Xuất bản số 19/2012/QH13.
2.2. Thủ tục Cấp giấy phép
in gia công xuất bản phẩm cho nước ngoài
Nội dung đơn giản hóa:
Về thành phần hồ sơ:
a) Nội dung 1:
Thống nhất hình thức bản sao
đối với các loại giấy tờ trong thành phần hồ sơ của TTHC là bản sao có chứng
thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu.
Lý do: Thực hiện đơn
giản hóa thủ tục hành chính theo Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 20/6/2014 của Thủ
tướng Chính phủ về một số biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp
bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành
chính; Quyết định 143/QĐ-TTg ngày 19/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Phương án đơn giản hóa nhóm thủ tục hành chính, quy định liên quan đến hoạt
động của các cơ sở in thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Thông tin và
Truyền thông.
b) Nội dung 2:
Mở rộng phạm vi của thành phần
hồ sơ: “Bản sao có chứng thực hợp đồng in gia công xuất bản phẩm cho tổ chức,
cá nhân nước ngoài; trường hợp hợp đồng bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm bản dịch
tiếng Việt”.
Lý do: Có nhiều doanh
nghiệp gia công cho nước ngoài chủ yếu thực hiện qua email, đấu thầu trực tuyến
nên sẽ không biết có được ký kết hợp đồng hay không để làm thủ tục cấp giấy
phép. Ngoài ra, cơ sở in khi chưa làm thủ tục cấp phép sẽ không biết được thực
hiện hoạt động này hay không để ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân đặt hàng. Do
đó, nếu cơ sở in chưa có hợp đồng đặt in thì có thể thay thế bằng thư mời thầu
hoặc giấy tờ có liên quan đến sản phẩm đặt in.
Kiến nghị thực thi:
a) Sửa đổi, bổ sung Điểm c,
Điểm d và Điểm đ Khoản 3 Điều 34 Luật Xuất bản số 19/2013/QH13.
b) Sửa đổi, bổ sung Điểm d
Khoản 3 Điều 34 Luật Xuất bản số 19/2013/QH13.
2.3. Thủ tục cấp giấy phép
hoạt động in. Nôi dung đơn giản hóa:
Về thành phần hồ sơ, mẫu đơn,
mẫu tờ khai:
a) Nội dung 1:
Thống nhất hình thức bản sao
đối với các loại giấy tờ trong thành phần hồ sơ của TTHC là bản sao có chứng
thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu.
Lý do: Thực hiện đơn
giản hóa thủ tục hành chính theo Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 20/6/2014 của Thủ
tướng Chính phủ về một số biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp
bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành
chính; Quyết định 143/QĐ-TTg ngày 19/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Phương án đơn giản hóa nhóm thủ tục hành chính, quy định liên quan đến hoạt
động của các cơ sở in thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Thông tin và
Truyền thông.
b) Nội dung 2:
Điều chỉnh nội dung, phương
thức thực hiện trong thành phần hồ sơ: “Bản sao bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên
ngành in trở lên hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in”
thành một mục “Cam kết” trong đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in. Trong thời
hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày cấp giấy phép hoạt động in, người đứng đầu cơ sở
in phải đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 11 Nghị định số
60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in và phải nộp
bản sao cho cơ quan cấp giấy phép.
Lý do: Tạo điều kiện hỗ
trợ doanh nghiệp tham gia vào hoạt động in khi chưa đủ điều kiện tại thời điểm
thành lập, góp phần tạo sự thông thoáng trong việc thực hiện thủ tục hành chính
để phát triển hoạt động in, đảm bảo quyền kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt
khác, in là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên người đứng đầu cơ sở in phải
có hiểu biết về hoạt động in, điều này đã được quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều
11 Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 của Chính phủ quy định về hoạt
động in.
c) Nội dung 3:
Cắt giảm thành phần hồ sơ “Bản
sao có chứng thực giấy tờ sở hữu hoặc thuê mua thiết bị in; trường hợp chưa có thiết
bị in phải kèm theo danh mục thiết bị in dự kiến đầu tư”.
Lý do: Đưa thông tin
thành phần hồ sơ trên vào nội dung kê khai trong mẫu đơn do tổ chức, doanh
nghiệp tự kê khai và chịu trách nhiệm về nội dung này.
d) Nội dung 4:
Cắt giảm thành phần hồ sơ “Bản
sao có chứng thực giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng hoặc các loại
giấy tờ khác chứng minh về việc giao đất, thuê đất, thuê mặt bằng, nhà xưởng để
thực hiện chế bản, in, gia công sau in”.
Lý do: Đưa thông tin
thành phần hồ sơ trên vào nội dung kê khai trong mẫu đơn do tổ chức, doanh
nghiệp, cơ sở in tự kê khai và chịu trách nhiệm về nội dung này.
đ) Nội dung 5:
Cắt giảm thành phần hồ sơ “giấy
tờ thể hiện việc đáp ứng đủ điều kiện về bảo vệ môi trường”
Lý do: Bộ Tài nguyên và
Môi trường đến nay vẫn chưa ban hành đầy đủ văn bản quy phạm pháp luật hướng
dẫn cụ thể về loại giấy tờ này, do đó việc thực hiện trong các tỉnh, thành cả
nước hiện chưa thống nhất, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong quá trình
xin cấp “giấy tờ thể hiện việc đáp ứng đủ điều kiện về bảo vệ môi trường” để
hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động của các doanh nghiệp, cơ sở in.
e) Nội dung 6:
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép
hoạt động in: Bổ sung các thông tin liên quan đến Bằng tốt nghiệp cao đẳng
chuyên ngành in trở lên hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt
động in; Giấy tờ sở hữu hoặc thuê mua thiết bị in, trường hợp chưa có thiết bị
in phải kèm theo danh mục thiết bị in dự kiến đầu tư; Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất hoặc hợp đồng hoặc các loại giấy tờ khác chứng minh về việc giao đất,
thuê đất, thuê mặt bằng, nhà xưởng để thực hiện chế bản, in, gia công sau in.
Lý do: Đơn giản hóa TTHC
theo các nội dung 2, 3, 4 và 5.
Kiến nghị thực thi:
a) Sửa đổi, bổ sung Điểm b,
Điểm c, Điểm d và Điểm đ Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày
19/6/2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in.
b) Sửa đổi, bổ sung Điểm e
Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 của Chính phủ quy
định về hoạt động in.
c) Bỏ Điểm c Khoản 2 Điều 12
Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 của Chính phủ quy định về hoạt động
in.
d) Bỏ Điểm d Khoản 2 Điều 12
Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 của Chính phủ quy định về hoạt động
in.
đ) Sửa đổi, bổ sung Điểm d
Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 của Chính phủ quy
định về hoạt động in.
e) Sửa đổi, bổ sung Mẫu 1, Phụ
lục kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BTTTT ngày 06/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Thông
tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều, khoản
của Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 của Chính phủ quy định về hoạt
động in.
2.4. Thủ tục Đăng ký sử dụng
máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu
Nội dung đơn giản hóa:
Về thành phần hồ sơ: Thay thành
phần hồ sơ “Đơn đề nghị chuyển nhượng (đối với máy đã đăng ký sử dụng) có xác
nhận của Sở Thông tin và Truyền thông nơi đã đăng ký máy đó” bằng bản sao có
chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu Hợp đồng chuyển nhượng.
Lý do: Cơ quan quản lý
nhà nước chỉ quản lý về hoạt động của máy photocopy màu, máy in có chức năng
photocopy màu chứ không có thẩm quyền chấp thuận hay không chấp thuận việc
chuyển nhượng thiết bị. Do đó, khi đăng ký sử dụng thiết bị này, cơ sở in không
cần nộp thành phần hồ sơ là “Đơn đề nghị chuyển nhượng”, thay vào đó là nộp
“Hợp đồng chuyển nhượng”. Hợp đồng chuyển nhượng là loại giấy tờ có đầy đủ
thông tin về giao dịch giữa bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng. Mặt
khác, cơ quan quản lý đã nắm được thông tin về việc chuyển nhượng máy giữa các
bên, vì trước khi chuyển nhượng, bên chuyển nhượng phải thông báo cho cơ quan
quản lý nơi đăng ký sử dụng máy, nếu cần, các cơ quan này có thể trao đổi thông
tin với nhau.
Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi, bổ sung Điểm c Khoản 2
Điều 10 Thông tư số 03/2015/TT-BTTTT ngày 06/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Thông tin
và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều, khoản của Nghị
định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in.
2.5. Thủ tục Chuyển nhượng
máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu.
Nội dung đơn giản hóa:
Về thành phần hồ sơ: Thay
thế thủ tục nêu trên bằng hình thức thông báo chuyển nhượng cho Sở Thông tin và
Truyền thông nơi đăng ký sử dụng máy (do bên chuyển nhượng thực hiện).
Lý do: TTHC này là không
cần thiết, vì việc chuyển nhượng tài sản là quyền của mỗi doanh nghiệp; sau khi
nhận chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng vẫn phải làm thủ tục đăng ký sử dụng
tại Sở Thông tin và Truyền thông nơi họ hoạt động, như vậy, công tác quản lý
đối với thiết bị này vẫn được đảm bảo. Mặt khác, quy định như hiện tại cũng vẫn
không đảm bảo công tác quản lý, vì cơ quan quản lý hoàn toàn không quản lý được
khoảng thời gian giữa thời điểm xin chuyển nhượng và thời điểm thực tế chuyển nhượng.
Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều
10 Thông tư số 03/2015/TT-BTTTT ngày 06/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và
Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều, khoản của
Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 của Chính phủ quy định về hoạt động
in.
3. Thủ tục hành chính lĩnh
vực Nông nghiệp và PTNT
3.1. Thủ tục cấp giấy chứng
nhận lưu giữ thủy sinh vật ngoại lai
Nội dung đơn giản hóa: Giảm
thời gian thẩm định hồ sơ từ 10 ngày xuống còn 5 ngày.
Kiến nghị thực thi: Đề
nghị sửa điểm c, khoản 2, Điều 8, Thông tư 53/2009/TT- BNNPTNT ngày 21/8/2009
của Bộ NN&PTNT về quy định quản lý các loài thủy sinh ngoại lai tại Việt
Nam.
3.2. Thủ tục đưa tàu cá ra
khỏi danh sách tàu cá khai thác bất hợp pháp
Nội dung đơn giản hóa: Giảm
thời gian từ 5 ngày xuống còn 3 ngày.
Kiến nghị thực thi: Đề
nghị sửa khoản 2, Điều 12, Thông tư số 50/2015/TT- BNNPTNT ngày 30/12/2015 Quy
định việc chứng nhận, xác nhận thủy sản khai thác.
4. Thủ tục hành chính lĩnh
vực Kế hoạch & Đầu tư: Nhóm thủ tục hành chính lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp
- Thủ tục đăng ký thành lập
doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công
ty hợp danh)
- Thủ tục đăng ký thay đổi nội
dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp tư nhân, công
ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh)
- Thủ tục thông báo thay đổi
nội dung đăng ký doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công
ty cổ phần, công ty hợp danh)
- Thủ tục báo cáo thay đổi
thông tin người quản lý doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH,
công ty cổ phần, công ty hợp danh)
- Thủ tục công bố nội dung đăng
ký doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần,
công ty hợp danh)
- Thủ tục thông báo mẫu con dấu
(đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh)
- Thủ tục đăng ký hoạt động chi
nhánh, văn phòng đại diện, thông báo lập địa điểm kinh doanh
- Thủ tục đăng ký thay đổi nội
dung đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
- Thủ tục thông báo chào bán cổ
phần riêng lẻ của công ty cổ phần không phải là công ty cổ phần đại chúng
- Thủ tục thông báo cập nhật
thông tin cổ đông là cá nhân nước ngoài, người đại diện theo uỷ quyền của cổ
đông là tổ chức nước ngoài (đối với công ty cổ phần)
- Thủ tục thông báo cho thuê
doanh nghiệp tư nhân
- Thủ tục bán doanh nghiệp tư
nhân
- Thủ tục chia doanh nghiệp
(đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần)
- Thủ tục tách doanh nghiệp
(đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần)
- Thủ tục hợp nhất doanh nghiệp
- Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp
- Thủ tục chuyển đổi công ty
trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần
- Thủ tục chuyển đổi công ty cổ
phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Thủ tục chuyển đổi công ty cổ
phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
- Thủ tục chuyển đổi doanh
nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn
- Thủ tục thông báo tạm ngừng
kinh doanh
- Thủ tục thông báo về việc
tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo
- Thủ tục cấp lại Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp
- Thủ tục hiệu đính, cập nhật
bổ sung thông tin đăng ký doanh nghiệp
Nội dung đơn giản hóa: Giảm
thời gian 3 ngày xuống còn 2 ngày
Lý do:
Việc khuyến khích thực hiện
đăng ký doanh nghiệp qua mạng không phải nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp và
giảm thời gian giải quyết từ 3 ngày làm việc xuống 2 ngày làm việc đã tạo thuận
lợi rút ngắn thời gian và chi phí cho các cá nhân, tổ chức khi đến đăng ký
doanh nghiệp.
Đăng ký kinh doanh là một bước
đi quan trọng trong lộ trình gia nhập thị trường của doanh nghiệp. Bên cạnh đó việc
công bố thông tin doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu thông tin đối tác,
kiểm tra tên doanh nghiệp, đăng bố cáo điện tử cũng là những nhu cầu thiết yếu
liên quan đến nghiệp vụ đăng ký kinh doanh.
Kiến nghị thực thi
Thời gian thực hiện TTHC công
bố căn cứ vào Điều 28 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ
về đăng ký doanh nghiệp, kiến nghị thực hiện theo Bản cam kết giữa tỉnh Nam
Định với phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam về việc tạo lập môi trường
kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp được ký ngày 22/9/2016 tại Thành phố
Hà Nội
5. Thủ tục hành chính lĩnh
vực Y tế
5.1. Thủ tục cấp giấy xác
nhận kiến thức về an toàn thực phẩm đối với cá nhân
Nội dung đơn giản hóa
Giảm thời hạn giải quyết từ 10
ngày xuống còn 08 ngày với thủ tục cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực
phẩm đối với cá nhân.
Lý do: Quy định thời hạn
giải quyết đối với thủ tục cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm là
08 ngày vẫn đảm bảo các yêu cầu để thực hiện thủ tục hành chính này.
Lợi ích phương án đơn giản
hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 13.101.500 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 8.124.875 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 4.976.625 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 37,99
%.
5.2. Thủ tục cấp giấy xác
nhận kiến thức về an toàn thực phẩm đối với tổ chức
Nội dung đơn giản hóa
Giảm thời hạn giải quyết từ 10
ngày xuống còn 08 ngày đối với thủ tục cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn
thực phẩm đối với tổ chức.
Lý do: Thời hạn giải
quyết đối với thủ tục cấp giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm đối với tổ
chức là 08 ngày vẫn đảm bảo các yêu cầu để thực hiện thủ tục hành chính này.
Lợi ích phương án đơn giản
hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 53.203.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 44.980.750 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 8.223.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 15%.
5.3. Thủ tục cấp giấy xác
nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
Nội dung đơn giản hóa
Giảm thời hạn giải quyết từ 15
ngày xuống còn 10 ngày đối với thủ tục cấp giấy xác nhận công bố phù hợp quy
định an toàn thực phẩm.
Lý do: Thời hạn giải
quyết đối với thủ tục cấp giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
là 10 ngày vẫn đảm bảo các yêu cầu để thực hiện thủ tục hành chính này.
Lợi ích phương án đơn giản
hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 44.641.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 39.664.375 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 4.976.625 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí:
10,79%.
5.4. Thủ tục cấp chứng chỉ
hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người Việt Nam thuộc thẩm quyền
của Sở Y tế
Nội dung đơn giản hóa
Nội dung 1.
- Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ:
Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ
điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế cấp; Phiếu lý lịch tư pháp đối
với các cá nhân đang công tác tại các cơ sở y tế công lập.
Lý do: Các đối tượng
đang công tác trong cơ sở y tế công lập thì không cần thiết phải có thành phần
hồ sơ nêu trên mà vẫn đảm bảo đầy đủ các thông tin cần thiết theo quy định của
pháp luật.
Kiến nghị thực thi: Sửa
đổi Điều 5 chương II, Nghị định 109/2016/NĐ-CP Nội dung 2.
Đề nghị giảm thời gian thực
hiện TTHC từ 60 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Giám
đốc Sở Y tế phải cấp chứng chỉ hành nghề; trường hợp cần xác minh đối với người
được đào tạo ở nước ngoài hoặc có chứng chỉ hành nghề do nước ngoài cấp thì thời
hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 180 ngày; nếu không cấp chứng chỉ hành
nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu lý do, xuống còn 30 ngày làm việc.
Lý do: Thời hạn giải
quyết đối với quy trình Sở Y tế cấp chứng chỉ hành nghề đối với tổ chức, cá
nhân chỉ cần 30 ngày mà vẫn đảm bảo các yêu cầu để thực hiện thủ tục hành chính
này.
Lợi ích phương án đơn giản
hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 771.432.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 338.295.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 433.137.000
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí:
56,15%.
5.5. Thủ tục cấp giấy phép
hoạt động đối với phòng chẩn trị y học cổ truyền thuộc thẩm quyền của Sở Y tế
Nội dung đơn giản hóa
- Đề nghị giảm thời gian thực
hiện TTHC từ 90 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ
trưởng Bộ Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế phải cấp hoặc
điều chỉnh giấy phép hoạt động; nếu không cấp hoặc điều chỉnh giấy phép hoạt
động thì phải trả lời bằng văn bản và nêu lý do, xuống còn 45 ngày làm việc.
Lý do: Thời hạn giải
quyết đối với quy trình Sở Y tế cấp hoặc điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với
tổ chức giảm xuống 45 ngày vẫn đảm bảo các yêu cầu để thực hiện thủ tục hành
chính này.
Lợi ích phương án đơn giản
hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 182.042.880 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 176.240.400 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 5.802.480 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 3,19%.
5.5. Thủ tục cấp Giấy phép
hoạt động đối với Nhà hộ sinh thuộc thẩm quyền của Sở Y tế
Nội dung đơn giản hóa
- Đề nghị giảm thời gian thực
hiện TTHC từ 90 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ
trưởng Bộ Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế phải cấp hoặc
điều chỉnh giấy phép hoạt động; nếu không cấp hoặc điều chỉnh giấy phép hoạt
động thì phải trả lời bằng văn bản và nêu lý do, xuống còn 45 ngày làm việc.
Lý do: Thời hạn giải quyết đối
với quy trình Sở Y tế cấp hoặc điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với tổ chức
giảm xuống 45 ngày vẫn đảm bảo các yêu cầu để thực hiện thủ tục hành chính này.
Lợi ích phương án đơn giản
hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước
khi đơn giản hóa: 182.042.880 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi
đơn giản hóa: 176.240.400 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 5.802.480 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 3,19%.
6. Thủ tục hành chính lĩnh
vực Lao động - Thương binh và Xã hội
6.1. Nhóm thủ tục về điều
kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
6.1.1. Thủ tục Thành lập
trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh và
trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn tỉnh
- Nội dung đơn giản hóa: Giảm
thời gian từ 20 ngày làm việc xuống còn 13 ngày làm việc.
- Kiến nghị thực thi: Sửa Điều
8 Nghị định 143/2016/NĐ-CP.
6.1.2. Thủ tục Thành lập
phân hiệu của trường trung cấp công lập thuộc tỉnh và phân hiệu của trường
trung cấp tư thục trên địa bàn tỉnh
- Nội dung đơn giản hóa: Giảm
thời gian từ 10 ngày làm việc xuống 7 ngày làm việc.
- Kiến nghị thực thi: Sửa Điều
9 Nghị định 143/2016/NĐ-CP.
6.1.3. Thủ tục Chia, tách,
sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc
tỉnh và trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn
tỉnh
- Nội dung đơn giản hóa: Giảm
thời gian từ 10 ngày làm việc xuống 7 ngày làm việc.
- Kiến nghị thực thi: Sửa Điều
10 Nghị định 143/2016/NĐ-CP.
6.1.4. Thủ tục Giải thể
trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh và
trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn tỉnh
- Nội dung đơn giản hóa: Giảm
thời gian từ 20 ngày làm việc xuống còn 13 ngày làm việc.
- Kiến nghị thực thi: Sửa Điều
11 Nghị định 143/2016/NĐ-CP.
6.1.5. Thủ tục Chấm dứt hoạt
động phân hiệu của trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh và phân hiệu của
trường trung cấp tư thục trên địa bàn tỉnh
- Nội dung đơn giản hóa: Giảm
thời gian từ 20 ngày làm việc xuống còn 13 ngày làm việc.
- Kiến nghị thực thi: Sửa Điều
12 Nghị định 143/2016/NĐ-CP.
6.1.6. Thủ tục Đổi tên trung
tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh và trung
tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn tỉnh
- Nội dung đơn giản hóa: Giảm
thời gian từ 05 ngày làm việc xuống 03 ngày làm việc.
- Kiến nghị thực thi: Sửa Điều
13 Nghị định 143/2016/NĐ-CP.
6.1.7. Thủ tục Cấp giấy
chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với trung tâm giáo dục
nghề nghiệp, trường trung cấp, doanh nghiệp
- Nội dung đơn giản hóa: Giảm
thời gian từ 10 ngày làm việc xuống 7 ngày làm việc.
- Kiến nghị thực thi: Sửa Điều
17 Nghị định 143/2016/NĐ-CP.
6.1.8. Thủ tục Cấp giấy
chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với trung tâm
giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, doanh nghiệp
- Nội dung đơn giản hóa: Giảm
thời gian từ 10 ngày làm việc xuống 7 ngày làm việc.
- Kiến nghị thực thi: Sửa Điều
18 Nghị định 143/2016/NĐ-CP.
6.2. Thủ tục hành chính về
hợp tác quốc tế trong giáo dục nghề nghiệp
Thủ tục Cấp giấy chứng nhận
đăng ký hoạt động liên kết đào tạo đối với trường trung cấp, trung tâm giáo dục
nghề nghiệp
- Nội dung đơn giản hóa: Giảm
thời gian từ 40 ngày làm việc xuống 26 ngày làm việc
- Kiến nghị thực thi: Sửa Điều
12 Nghị định số 48/2015/NĐ-CP
6.3. Nhóm thủ tục hành chính
về giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
6.3.1. Cho phép thành lập
trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- Nội dung đơn giản hóa: Giảm
thời gian từ 55 ngày làm việc xuống 36 ngày làm việc
- Kiến nghị thực thi: Sửa Điều
22 Nghị định số 48/2015/NĐ-CP
6.3.2. Thủ tục Cho phép mở
phân hiệu của trường trung cấp có vốn đầu tư nước ngoài (tại các tỉnh, thành
phố khác với tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở chính của trường trung cấp)
- Nội dung đơn giản hóa: Giảm
thời gian từ 50 ngày làm việc xuống 33 ngày làm việc
- Kiến nghị thực thi: Sửa Điều
26 Nghị định số 48/2015/NĐ-CP
6.3.3. Thủ tục Cho phép mở
phân hiệu của trường trung cấp có vốn đầu tư nước ngoài (trong cùng một tỉnh,
thành phố với trụ sở chính của trường trung cấp).
- Nội dung đơn giản hóa: Giảm
thời gian từ 55 ngày làm việc xuống 36 ngày làm việc.
- Kiến nghị thực thi: Sửa Điều
26 Nghị định số 48/2015/NĐ-CP.
6.3.4. Thủ tục Sáp nhập,
chia, tách trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài
- Nội dung đơn giản hóa: Giảm
thời gian từ 30 ngày làm việc xuống 20 ngày làm việc.
- Kiến nghị thực thi: Sửa Điều
29 Nghị định số 48/2015/NĐ-CP.