Quyết định 2541/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch thực hiện Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2012 - 2015 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Số hiệu | 2541/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 22/10/2012 |
Ngày có hiệu lực | 22/10/2012 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Tiền Giang |
Người ký | Trần Kim Mai |
Lĩnh vực | Thể thao - Y tế |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2541/QĐ-UBND |
Tiền Giang, ngày 22 tháng 10 năm 2012 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị quyết số 27/2012/NQ-HĐND ngày 05 tháng 7 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc thực hiện Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2012 - 2015 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2012 - 2015 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, Thủ trưởng các Sở, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH
|
THỰC
HIỆN BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ Y TẾ XÃ GIAI ĐOẠN 2012 - 2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN
GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết
định số 2541/QĐ-UBND ngày 22 tháng 10 năm 2012 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)
I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUẨN QUỐC GIA VỀ Y TẾ XÃ GIAI ĐOẠN 2001 - 2010
1. Kết quả thực hiện Chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001 - 2010
- Thực hiện Quyết định số 370/2002/QĐ-BYT ngày 07/02/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001 - 2010 và Công văn số 10855/YT-KH ngày 12/12/2002 của Bộ Y tế về việc tổ chức thực hiện “Chuẩn quốc gia về Y tế xã giai đoạn 2001 - 2010”, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 693/KH-UB ngày 26/8/2002 triển khai thực hiện Chuẩn quốc gia về Y tế xã 2001 - 2010; qua đó ngành Y tế đã tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện “Chuẩn quốc gia về Y tế xã giai đoạn 2001 - 2010” và hướng dẫn việc khảo sát, đánh giá, tổng hợp và xây dựng kế hoạch thực hiện cho các Trung tâm Y tế huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công.
- Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 3767/QĐ-UB ngày 17/9/2004 thành lập Hội đồng phúc tra công nhận xã phường, thị trấn đạt Chuẩn quốc gia về Y tế xã, với các thành viên gồm: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em, Sở Văn hóa - Thông tin (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Thi đua Khen thưởng tỉnh, các phòng chức năng thuộc Sở Y tế và đơn vị trực thuộc ngành Y tế.
- Nhằm tập trung nguồn lực, nâng cao chất lượng và đẩy mạnh công tác thực hiện Chuẩn quốc gia về y tế xã theo quy định của Trung ương, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 103/2006/NQ-HĐND ngày 27/9/2006 về việc xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế giai đoạn 2006 - 2010, Ủy ban nhân dân tỉnh 47ban hành Chỉ thị số 13/2007/CT-UBND ngày 13/4/2007 về việc xây dựng Chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2006 - 2010.
- Việc thực hiện Chuẩn quốc gia y tế xã đã được đưa vào Nghị quyết Đảng ủy, Hội đồng nhân dân các cấp. Ủy ban nhân dân cấp xã có kế hoạch triển khai thực hiện phấn đấu đạt chuẩn được UBND xã phê duyệt, công tác thực hiện Chuẩn quốc gia về y tế được Đảng ủy, UBND xã thường xuyên kiểm tra, đôn đốc.
- Tại các xã đăng ký thực hiện đạt chuẩn, Trạm Y tế được tăng cường hỗ trợ kinh phí để đầu tư cho hoạt động và nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị. Khi xã xem xét thấy đủ các tiêu chuẩn đạt chuẩn, đơn vị báo cáo với Phòng Y tế, Trung tâm Y tế huyện tổ chức chấm điểm Trạm Y tế theo bảng điểm quy định của Bộ Y tế, nếu đạt chuẩn sẽ lập hồ sơ báo cáo với Sở Y tế để tổ chức phúc tra và công nhận đạt chuẩn.
- Sở Y tế tổ chức đoàn phúc tra, thành phần đoàn phúc tra theo Quyết định số 3767/QĐ-UBND ngày 17/9/2004 của UBND tỉnh về việc thành lập Hội đồng phúc tra công nhận xã, phường, thị trấn đạt Chuẩn quốc gia y tế xã. Kết quả phúc tra được Hội đồng thống nhất trước khi báo cáo với Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định công nhận xã đạt Chuẩn quốc gia về y tế.
Số xã đạt Chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2001 - 2010:
Năm |
Chỉ tiêu kế hoạch số xã đạt /cộng dồn |
Kết quả số xã đạt /cộng dồn |
2004 |
24 |
24 |
2005 |
44 / 68 |
44 / 68 |
2006 |
17 / 85 |
39 / 107 |
2007 |
21 /106 |
28 / 135 |
2008 |
21 / 127 |
16 / 151 |
2009 |
22 / 149 |
13 / 164 |
2010 |
20 / 169 |
05 /169 |
Đến năm 2010: 169/169 xã đạt Chuẩn quốc gia về y tế, tỉ lệ 100%
2. Đánh giá thực trạng Trạm Y tế đáp ứng Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã
a) Thực trạng xã đạt các tiêu chí quốc gia y tế xã theo quy định tại Quyết định số 3447/QĐ-BYT ngày 22/9/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2541/QĐ-UBND |
Tiền Giang, ngày 22 tháng 10 năm 2012 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị quyết số 27/2012/NQ-HĐND ngày 05 tháng 7 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc thực hiện Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2012 - 2015 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2012 - 2015 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, Thủ trưởng các Sở, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH
|
THỰC
HIỆN BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ Y TẾ XÃ GIAI ĐOẠN 2012 - 2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN
GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết
định số 2541/QĐ-UBND ngày 22 tháng 10 năm 2012 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)
I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUẨN QUỐC GIA VỀ Y TẾ XÃ GIAI ĐOẠN 2001 - 2010
1. Kết quả thực hiện Chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001 - 2010
- Thực hiện Quyết định số 370/2002/QĐ-BYT ngày 07/02/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001 - 2010 và Công văn số 10855/YT-KH ngày 12/12/2002 của Bộ Y tế về việc tổ chức thực hiện “Chuẩn quốc gia về Y tế xã giai đoạn 2001 - 2010”, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 693/KH-UB ngày 26/8/2002 triển khai thực hiện Chuẩn quốc gia về Y tế xã 2001 - 2010; qua đó ngành Y tế đã tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện “Chuẩn quốc gia về Y tế xã giai đoạn 2001 - 2010” và hướng dẫn việc khảo sát, đánh giá, tổng hợp và xây dựng kế hoạch thực hiện cho các Trung tâm Y tế huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công.
- Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 3767/QĐ-UB ngày 17/9/2004 thành lập Hội đồng phúc tra công nhận xã phường, thị trấn đạt Chuẩn quốc gia về Y tế xã, với các thành viên gồm: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em, Sở Văn hóa - Thông tin (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Thi đua Khen thưởng tỉnh, các phòng chức năng thuộc Sở Y tế và đơn vị trực thuộc ngành Y tế.
- Nhằm tập trung nguồn lực, nâng cao chất lượng và đẩy mạnh công tác thực hiện Chuẩn quốc gia về y tế xã theo quy định của Trung ương, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 103/2006/NQ-HĐND ngày 27/9/2006 về việc xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế giai đoạn 2006 - 2010, Ủy ban nhân dân tỉnh 47ban hành Chỉ thị số 13/2007/CT-UBND ngày 13/4/2007 về việc xây dựng Chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2006 - 2010.
- Việc thực hiện Chuẩn quốc gia y tế xã đã được đưa vào Nghị quyết Đảng ủy, Hội đồng nhân dân các cấp. Ủy ban nhân dân cấp xã có kế hoạch triển khai thực hiện phấn đấu đạt chuẩn được UBND xã phê duyệt, công tác thực hiện Chuẩn quốc gia về y tế được Đảng ủy, UBND xã thường xuyên kiểm tra, đôn đốc.
- Tại các xã đăng ký thực hiện đạt chuẩn, Trạm Y tế được tăng cường hỗ trợ kinh phí để đầu tư cho hoạt động và nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị. Khi xã xem xét thấy đủ các tiêu chuẩn đạt chuẩn, đơn vị báo cáo với Phòng Y tế, Trung tâm Y tế huyện tổ chức chấm điểm Trạm Y tế theo bảng điểm quy định của Bộ Y tế, nếu đạt chuẩn sẽ lập hồ sơ báo cáo với Sở Y tế để tổ chức phúc tra và công nhận đạt chuẩn.
- Sở Y tế tổ chức đoàn phúc tra, thành phần đoàn phúc tra theo Quyết định số 3767/QĐ-UBND ngày 17/9/2004 của UBND tỉnh về việc thành lập Hội đồng phúc tra công nhận xã, phường, thị trấn đạt Chuẩn quốc gia y tế xã. Kết quả phúc tra được Hội đồng thống nhất trước khi báo cáo với Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định công nhận xã đạt Chuẩn quốc gia về y tế.
Số xã đạt Chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2001 - 2010:
Năm |
Chỉ tiêu kế hoạch số xã đạt /cộng dồn |
Kết quả số xã đạt /cộng dồn |
2004 |
24 |
24 |
2005 |
44 / 68 |
44 / 68 |
2006 |
17 / 85 |
39 / 107 |
2007 |
21 /106 |
28 / 135 |
2008 |
21 / 127 |
16 / 151 |
2009 |
22 / 149 |
13 / 164 |
2010 |
20 / 169 |
05 /169 |
Đến năm 2010: 169/169 xã đạt Chuẩn quốc gia về y tế, tỉ lệ 100%
2. Đánh giá thực trạng Trạm Y tế đáp ứng Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã
a) Thực trạng xã đạt các tiêu chí quốc gia y tế xã theo quy định tại Quyết định số 3447/QĐ-BYT ngày 22/9/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế
STT |
HUYỆN |
SỐ XÃ ĐẠT TIÊU CHÍ |
|||||||||
TC1 |
TC2 |
TC3 |
TC4 |
TC5 |
TC6 |
TC7 |
TC8 |
TC9 |
TC10 |
||
1 |
CÁI BÈ |
25 |
23 |
22 |
18 |
17 |
23 |
21 |
22 |
25 |
25 |
2 |
CAI LẬY |
28 |
28 |
20 |
24 |
12 |
23 |
15 |
28 |
28 |
28 |
3 |
TÂN PHƯỚC |
13 |
13 |
13 |
12 |
11 |
11 |
11 |
12 |
12 |
11 |
4 |
CHÂU THÀNH |
23 |
20 |
23 |
19 |
21 |
20 |
20 |
23 |
23 |
23 |
5 |
TP MỸ THO |
17 |
10 |
15 |
17 |
13 |
17 |
15 |
17 |
17 |
17 |
6 |
CHỢ GẠO |
19 |
18 |
0 |
4 |
14 |
4 |
11 |
15 |
17 |
5 |
7 |
GÒ CÔNG TÂY |
13 |
12 |
13 |
13 |
10 |
13 |
8 |
13 |
13 |
13 |
8 |
TX GÒ CÔNG |
12 |
12 |
12 |
12 |
12 |
12 |
12 |
12 |
12 |
12 |
9 |
GÒ CÔNG ĐÔNG |
13 |
12 |
3 |
3 |
2 |
5 |
3 |
8 |
10 |
5 |
10 |
TÂN PHÚ ĐÔNG |
6 |
3 |
6 |
6 |
4 |
5 |
5 |
5 |
6 |
6 |
CỘNG |
169 |
151 |
127 |
141 |
116 |
133 |
121 |
155 |
163 |
145 |
|
Tỷ lệ % |
100 |
89,3 |
75,1 |
83,4 |
68,6 |
78,6 |
71,5 |
91,7 |
96,4 |
85,7 |
b) Nhận xét đánh giá
- Tiêu chí 1: Chỉ đạo điều hành công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân 100% các Trạm Y tế đạt tiêu chí này, cần tiếp tục duy trì và nâng chất lượng.
- Tiêu chí 2: Nhân lực Y tế
Cần tập trung bố trí Bác sĩ công tác tại Trạm Y tế xã (Bác sĩ biên chế Trạm Y tế hoặc Bác sĩ tăng cường làm việc định kỳ 03 ngày/tuần); đảm bảo định mức biên chế, cơ cấu nhân lực và chế độ phụ cấp theo quy định hiện hành.
- Tiêu chí 3: Cơ sở hạ tầng Trạm Y tế xã
Phần lớn Trạm Y tế xã xây dựng lâu năm đã xuống cấp phải sửa chữa lớn hoặc xây mới; còn nhiều Trạm Y tế chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chưa hoàn chỉnh khối phụ trợ; thu gom và xử lý chất thải y tế chưa đúng quy định.
- Tiêu chí 4: Trang thiết bị, thuốc và phương tiện khác
Có nhưng chưa đủ các trang thiết bị theo quy định; chưa đủ chủng loại thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại Trạm Y tế; duy tu, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị chưa thường xuyên (thường do thiếu kinh phí, thiếu hỗ trợ từ UBND xã).
- Tiêu chí 5: Kế hoạch - Tài chính
Nguồn kinh phí cấp cho Trạm Y tế còn thấp và thiếu, không đồng đều giữa các địa phương ngay cả trong cùng một huyện; còn nhiều Trạm Y tế không nhận được nguồn kinh phí hỗ trợ của UBND xã. Tỷ lệ người dân tham gia các loại hình BHYT tại địa phương chưa đạt yêu cầu.
- Tiêu chí 6: Y tế dự phòng, Vệ sinh môi trường và các Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế
Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sinh hoạt và nhà tiêu hợp vệ sinh còn thấp, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn. Chưa triển khai tốt các hoạt động đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại địa phương.
- Tiêu chí 7: Khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng và Y học cổ truyền
Còn nhiều Trạm Y tế chưa thực hiện đầy đủ các dịch vụ kỹ thuật trong phân tuyến kỹ thuật và danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh của Bộ Y tế; công tác phục hồi chức năng còn yếu; còn nhiều Trạm Y tế không thực hiện đỡ đẻ tại Trạm Y tế.
- Tiêu chí 8: Chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em
Có 91,7 % Trạm Y tế thực hiện tốt, cần củng cố và nâng chất lượng hoạt động.
- Tiêu chí 9: Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
Có 96,4% Trạm Y tế thực hiện tốt; tuy nhiên, cán bộ chuyên trách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và cộng tác viên dân số thường xuyên biến động, nghiệp vụ chuyên môn còn yếu.
- Tiêu chí 10: Truyền thông - Giáo dục sức khỏe
Có 85,7% Trạm Y tế thực hiện tốt; tuy nhiên, trang thiết bị dùng cho công tác truyền thông tại Trạm Y tế sử dụng nhiều năm đã xuống cấp, hư hỏng, không còn sử dụng được; hình thức và nội dung truyền thông tại Trạm Y tế chưa đạt yêu cầu.
II. MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung
Phấn đấu đến cuối năm 2015 có ít nhất 60% số xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã (trong đó có 29 xã điểm thực hiện xây dựng nông thôn mới).
b) Mục tiêu cụ thể
- Năm 2012, mỗi huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công phải có ít nhất 02 xã (riêng huyện Tân Phú Đông 01 xã) đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
- Các năm tiếp theo, mỗi năm mỗi huyện, thị xã Gò Công, thành phố Mỹ Tho có từ 02 xã trở lên (riêng huyện Tân Phú Đông mỗi năm có 01 xã) đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
c) Các chỉ tiêu phấn đấu
TT |
Huyện |
Số xã |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
1 |
Cái Bè |
25 |
3 |
4 |
4 |
4 |
2 |
Cai Lậy |
28 |
3 |
5 |
4 |
4 |
3 |
Châu Thành |
23 |
2 |
4 |
4 |
4 |
4 |
Tân Phước |
13 |
2 |
2 |
2 |
2 |
5 |
Mỹ Tho |
17 |
2 |
3 |
3 |
3 |
6 |
Chợ Gạo |
19 |
2 |
3 |
4 |
4 |
7 |
Gò Công Tây |
13 |
2 |
2 |
2 |
2 |
8 |
Thị xã Gò Công |
12 |
2 |
2 |
3 |
3 |
9 |
Gò Công Đông |
13 |
2 |
2 |
2 |
2 |
10 |
Tân Phú Đông |
6 |
1 |
1 |
1 |
1 |
|
Toàn tỉnh |
169 |
21 |
28 |
29 |
29 |
2. Giải pháp thực hiện
a) Giải pháp chung
- UBND các cấp củng cố và kiện toàn Ban Chỉ đạo Chăm sóc sức khỏe nhân dân; ngành Y tế giữ vai trò thường trực Ban Chỉ đạo, tham mưu và theo dõi, giám sát, kiểm tra công tác xây dựng xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
- Tổ chức triển khai Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 - 2020 cho cấp ủy, chính quyền, ban ngành, đoàn thể; lồng ghép nhiệm vụ xây dựng Trạm Y tế xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế vào Tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh.
- Tăng cường hoạt động xã hội hóa về công tác chăm sóc sức khỏe và truyền thông giáo dục sức khỏe trong nhân dân.
- Phối hợp và thực hiện xây dựng xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế vào các hoạt động khác của các ban ngành, đoàn thể tại địa phương.
- Đầu tư các hoạt động hỗ trợ chuyên môn cho Trạm Y tế xã.
- Đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng, trang thiết bị y tế và nhân lực cho Trạm Y tế xã.
- Thực hiện tốt công tác quản lý cán bộ, chế độ chính sách, kế hoạch và tài chính cho Trạm Y tế xã. Phối hợp ngành Bảo hiểm xã hội thực hiện tốt lộ trình BHYT toàn dân.
- Giám sát, kiểm tra thực hiện công tác xây dựng và tổ chức công nhận xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế. Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định thành lập Đoàn phúc tra công nhận xã đạt Tiêu chuẩn quốc gia về y tế và quyết định công nhận xã đạt Tiêu chuẩn quốc gia về y tế.
3. Giải pháp cụ thể
a) Tiêu chí 1. Chỉ đạo, điều hành công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân
- Củng cố Ban Chỉ đạo Chăm sóc sức khỏe nhân dân tại tuyến xã do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch xã là Trưởng ban, Trưởng Trạm Y tế là Phó ban thường trực; trưởng các ban ngành có liên quan là ủy viên.
- Ban Chỉ đạo có trách nhiệm chỉ đạo các đoàn thể chính trị - xã hội, cộng đồng tham gia và triển khai thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân; đặc biệt là việc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực y tế như Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, An toàn vệ sinh thực phẩm, phòng, chống HIV/AIDS và các Chương trình mục tiêu quốc gia khác.
- Ban Chỉ đạo có quy chế làm việc, có kế hoạch hoạt động hàng năm, họp định kỳ tối thiểu 6 tháng/1 lần và họp đột xuất khi cần thiết; có biên bản các cuộc họp để làm cơ sở tổ chức triển khai và theo dõi.
- Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia được đưa vào Nghị quyết của Đảng ủy và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của xã.
- Có ít nhất 2/3 số đoàn thể chính trị - xã hội trong xã tham gia vào việc triển khai thực hiện hoạt động chăm sóc sức khỏe và các chương trình y tế trên địa bàn.
b) Tiêu chí 2. Nhân lực y tế
- Biên chế và cơ cấu cán bộ
+ Đủ cán bộ y tế theo định mức biên chế: thực hiện theo Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05/6/2007 của Bộ Y tế - Bộ Nội vụ. Biên chế tối thiểu của một Trạm Y tế xã/phường/thị trấn là 5 biên chế. Trong đó:
Đối với xã trên 6.000 dân: tăng 1.500 đến 2.000 dân thì tăng thêm 1 biên chế cho Trạm Y tế; tối đa không quá 10 biên chế/ 1 trạm.
Đối với Trạm Y tế phường, thị trấn trên 8.000 dân: tăng 2.000 đến 3.000 dân thì tăng thêm 1 biên chế cho Trạm Y tế; tối đa không quá 10 biên chế/ 1 trạm.
Các phường, thị trấn và những xã có các cơ sở khám, chữa bệnh đóng trên địa bàn: bố trí tối đa0 5 biên chế/ 1 trạm.
Cán bộ chuyên trách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình xã thực hiện theo Thông tư số 05/2008/TT-BYT ngày 14/5/2008 của Bộ Y tế. Cán bộ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình là viên chức của Trạm Y tế, được đào tạo chuyên môn với trình độ ít nhất là trung cấp.
+ Cơ cấu nhân lực có đủ 5 nhóm chức danh chuyên môn: Bác sĩ; Y sĩ (Đa khoa/Y học cổ truyền/Sản nhi/Y học dự phòng); hộ sinh trung học; điều dưỡng trung học; dược sĩ trung học.
+ Cán bộ y tế được đào tạo lại và đào tạo liên tục về lĩnh vực chuyên môn theo quy định hiện hành.
- Bác sĩ làm việc thường xuyên tại Trạm Y tế
Có Bác sĩ thuộc biên chế của Trạm Y tế hoặc Bác sĩ ký hợp đồng làm việc thường xuyên tại Trạm Y tế; có Bác sĩ do tuyến trên cử xuống hoặc nơi khác đến làm việc tại Trạm Y tế xã định kỳ tối thiểu 03 ngày/tuần theo lịch cố định được thông báo tại Trạm Y tế.
- Y tế ấp
+ Mỗi ấp có tối thiểu 1 nhân viên y tế hoạt động. Nhân viên y tế ấp có tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ theo Thông tư số 39/2010/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 10/9/2010.
+ Hàng tháng nhân viên y tế ấp có họp giao ban chuyên môn v ới Trạm Y tế xã. Khi có nhân viên y tế ấp nghỉ hoặc bỏ việc, phải có nhân viên ấp thay thế muộn nhất trong vòng 6 tháng.
- Chế độ chính sách với cán bộ y tế
Thực hiện đúng, đủ và kịp thời những chế độ chính sách đối với cán bộ y tế xã, nhân viên y tế ấp và các loại hình cộng tác viên y tế khác theo quy định hiện hành.
c) Tiêu chí 3. Cơ sở hạ tầng Trạm Y tế xã
- Vị trí của Trạm Y tế xã
Bố trí Trạm Y tế xã ở vị trí mà người dân dễ dàng tiếp cận về giao thông như tại trung tâm xã hoặc cạnh đường giao thông chính của xã; xe cứu thương có thể vào trong Trạm Y tế; đối với vùng sông nước, có thể tiếp cận được bằng đường thủy.
- Diện tích Trạm Y tế xã
Bảo đảm diện tích mặt bằng đất, diện tích xây dựng và sử dụng của khối nhà chính đạt yêu cầu.
- Quy định về xây dựng và các phòng chức năng của Trạm Y tế xã Cơ sở hạ tầng của Trạm Y tế xã là toàn bộ các công trình, nhà cửa gắn liền với đất trong phạm vi Trạm Y tế xã; thiết kế dựa theo Tiêu chuẩn 52 CN- CTYT 0001:2002 (ban hành theo Quyết định số 2271/QĐ-BYT ngày 17/6/2002 của Bộ Y tế).
+ Khu vực nông thôn có 10 phòng (tối thiểu 07 - 09 phòng); khu vực thành thị hoặc Trạm Y tế xã ở gần bệnh viện có 6 phòng (tối thiểu 04 - 05 phòng) trong số các phòng liệt kê tại Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã. Diện tích mỗi phòng đủ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Tối thiểu phải có các phòng sau đây trong số phòng theo quy định: Phòng khám bệnh; Xét nghiệm; Sơ cứu, cấp cứu; Phòng tiêm thuốc; Phòng hành chính.
+ Đối với Trạm Y tế xã có Y sĩ Y học cổ truyền chuyên trách hoặc Lương y nên có phòng khám Y học cổ truyền riêng.
- Khối nhà chính của Trạm Y tế xã là nhà được xếp hạng từ cấp IV trở lên
Phân loại các hạng nhà được quy định theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
- Nguồn nước sinh hoạt, nhà tiêu, xử lý rác thải
+ Nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh cơ bản được dựa trên Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt được ban hành theo Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế.
+ Chất thải Trạm Y tế chủ yếu gồm chất thải rắn và chất thải lỏng, được chia thành nhóm chất thải nguy hại và chất thải thông thường. Các chất thải được thu gom, xử lý theo quy định của Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế.
- Hạ tầng kỹ thuật và khối phụ trợ
+ Khối phụ trợ và công trình phụ trợ bao gồm: kho, nhà để xe, hàng rào bảo vệ, cổng và biển tên trạm, nguồn điện lưới hoặc máy phát điện riêng. Nhà bếp áp dụng cho các xã vùng sâu, vùng xa khi có nhu cầu sử dụng.
+ Trang bị máy tính nối mạng Internet và máy in tại 100% Trạm Y tế.
+ Vườn mẫu thuốc nam: có vườn mẫu thuốc nam với 40 loại cây thuốc trở lên theo nhóm bệnh phù hợp với địa phương. Đối với các Trạm y tế khu vực thành thị, hoặc tại các xã mà điều kiện không cho phép, có thể sử dụng chậu mẫu thuốc nam, bộ tranh ảnh, hoặc các phương tiện khác để giới thiệu về thuốc nam.
d) Tiêu chí 4. Trang thiết bị, thuốc và phương tiện khác
- Danh mục trang thiết bị
Danh mục trang thiết bị cho Trạm Y tế xã do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo Quyết định số 437/QĐ-BYT ngày 20/2/2002, tổng cộng có 176 loại; phấn đấu trang bị ≥ 70% các loại trang thiết bị. Chủng loại trang thiết bị cần phù hợp với nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân trong xã và khả năng chuyên môn của cán bộ y tế tại Trạm Y tế xã.
- Máy điện tim, siêu âm, máy đo đường máu
Trang bị cho 100% Trạm Y tế có máy đo điện tim và máy đo đường máu; riêng máy siêu âm trắng đen xách tay sẽ trang bị cho những xã có lượng bệnh đông, lực lượng Y - Bác sĩ đủ trình độ và có chứng nhận đã được đào tạo, tập huấn.
- Danh mục thuốc chữa bệnh
Danh mục thuốc chữa bệnh áp dụng cho Trạm Y tế xã thực hiện theo Thông tư số 31/2011/TT-BYT ngày 11/7/2011 của Bộ Y tế. Sở Y tế quy định số loại thuốc được lựa chọn để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cơ bản của nhân dân địa phương. Số lượng loại thuốc được áp dụng cho các Trạm Y tế xã tham gia khám chữa bệnh BHYT hoặc Trạm Y tế có Bác sĩ làm việc thường xuyên hoặc định kỳ. Về thuốc Y học cổ truyền thực hiện theo Thông tư số 12/2010/TT- BYT ngày 29/4/2010 của Bộ Y tế ban hành Danh mục thuốc Y học cổ truyền chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
- Quản lý và sử dụng thuốc
Thuốc được quản lý theo Quy chế Dược do Bộ Y tế ban hành; cơ bản dựa trên nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” ban hành kèm theo Thông tư số 46/2011/TT-BYT ngày 21/12/2011 của Bộ Y tế.
Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, không để xảy ra tai biến nghiêm trọng về sử dụng thuốc.
- Vật tư, hóa chất tiêu hao
Bảo đảm có đủ và kịp thời vật tư tiêu hao, hóa chất, dụng cụ phục vụ khám, chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh, kế hoạch hóa gia đình. Vật tư và hóa chất có thể được cấp hoặc hỗ trợ của chính quyền địa phương, hoặc do Trạm Y tế tự mua để bổ sung và cân đối từ các nguồn thu của trạm.
- Túi y tế ấp
100% nhân viên y tế ấp được cấp túi y tế ấp theo danh mục được Bộ Y tế ban hành. Nhân viên y tế ấp được cung cấp bổ sung vật tư tiêu hao kịp thời và được cấp gói đỡ đẻ sạch đối với các xã vùng sâu, vùng xa nếu có nhu cầu.
- Duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở hạ tầng và trang thiết bị
Trạm Y tế xã phải tham mưu cho UBND xã, Trung tâm Y tế huyện hỗ trợ kinh phí duy tu, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng và các trang thiết bị y tế để phục vụ tốt cho các hoạt động của Trạm Y tế. Trường hợp cần phải sửa chữa lớn hoặc xây mới, Trung tâm Y tế báo cáo thực trạng về Sở Y tế để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tủ sách chuyên môn
Trạm Y tế phải có ≥ 15 đầu sách chuyên môn trong các lĩnh vực như: Y tế dự phòng, khám chữa bệnh, Y học cổ truyền, bảo quản và sử dụng thuốc, bảo quản và sử dụng thực phẩm, truyền thông giáo dục sức khỏe, quản lý y tế, thông tin y tế...
đ) Tiêu chí 5. Kế hoạch - Tài chính
- Trạm Y tế xã xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm dựa trên nhu cầu chăm sóc sức khỏe của địa phương, nguồn lực sẵn có hoặc có thể huy động được, theo chỉ tiêu được giao của y tế tuyến trên; kế hoạch phải được Trung tâm Y tế huyện, UBND xã phê duyệt.
- Trạm Y tế xã có đủ sổ sách ghi chép, mẫu báo cáo theo đúng quy định của Bộ Y tế và Sở Y tế. Báo cáo số liệu thống kê đầy đủ, kịp thời, chính xác cho tuyến trên; có các biểu đồ, bảng thống kê cập nhật tình hình hoạt động của Trạm Y tế xã.
- Trạm Y tế xã được cấp đủ và kịp thời kinh phí thường xuyên.
- Trạm Y tế xã được UBND xã, huyện hỗ trợ bổ sung kinh phí để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao như phòng chống dịch bệnh, triển khai các chương trình y tế, khám chữa bệnh, duy tu, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng và mua sắm, sửa chữa trang thiết bị y tế...
- Trạm Y tế phải thực hiện quản lý tốt các nguồn kinh phí theo quy định, không vi phạm về quản lý tài chính dưới bất kỳ hình thức nào.
- Tỷ lệ người dân tham gia các loại hình bảo hiểm y tế
Là tỷ lệ người dân thường trú trên địa bàn xã tham gia tất cả các loại hình BHYT. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT được tính theo quy định tại Điểm 2, Mục II Hệ thống các biểu mẫu thống kê hoạt động của BHYT được ban hành kèm theo Quyết định số 3781/QĐ-BYT ngày 12/10/2009 của Bộ Y tế.
Trong giai đoạn 2012 - 2015: phấn đấu đạt 70% số người tham gia BHYT.
e) Tiêu chí 6. Y tế dự phòng, Vệ sinh môi trường và các Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế
- Phòng chống dịch và các Chương trình mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực y tế
+ Triển khai thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại địa phương theo hướng dẫn; giám sát, phát hiện, báo cáo kịp thời các bệnh dịch truyền nhiễm theo quy định của Bộ Y tế; báo cáo hàng tuần, hàng tháng và hàng năm theo quy định.
+ Triển khai thực hiện tốt các chỉ tiêu được giao của các dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế được triển khai tại xã, bao gồm: Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; An toàn vệ sinh thực phẩm; phòng, chống HIV/AIDS; phấn đấu đạt ≥ 90% số chỉ tiêu của các Chương trình mục tiêu quốc gia đề ra cho xã.
- Nước sinh hoạt hợp vệ sinh
Đáp ứng các yêu cầu theo QCVN 02:2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt theo Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế. Có thể xác định nước sinh hoạt hợp vệ sinh theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong Bộ Tiêu chí nông thôn mới là nước sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thỏa mãn các yêu cầu chất lượng: không màu, không mùi, không vị lạ, không chứa thành phần có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi.
+ Thành thị: 90% trở lên
+ Nông thôn: 75% trở lên
- Nhà tiêu hợp vệ sinh
Có thể công nhận nhà tiêu hợp vệ sinh theo Tiêu chí nông thôn mới gồm: nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu thấm dội nước, nhà tiêu hai ngăn ... Cơ bản phải đáp ứng yêu cầu là không làm ô nhiễm môi trường và nguồn nước; không tạo nơi cho ruồi, muỗi và các côn trùng khác sinh nở; không có mùi hôi thối khó chịu.
+ Thành thị: 90% trở lên
+ Nông thôn: 75% trở lên
- Vệ sinh an toàn thực phẩm
+ Trạm Y tế xã có kế hoạch và thực hiện thanh kiểm tra định kỳ, đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn theo phân cấp quản lý.
+ Phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát các cơ sở ngoài thẩm quyền quản lý; báo cáo kịp thời lên tuyến trên các trường hợp vi phạm về An toàn vệ sinh thực phẩm vượt thẩm quyền xử lý.
- Không có ngộ độc thực phẩm xảy ra > 30 người mắc đối với các cơ sở do xã quản lý.
- Hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
+ Can thiệp giảm hại cho đối tượng nguy cơ cao; có ít nhất 1 trong các hoạt động sau: phân phát hoặc tiếp thị bao cao su, trao đổi bơm kim tiêm.
+ Tổ chức ít nhất 1 mô hình phòng chống HIV/AIDS: giáo dục đồng đẳng, câu lạc bộ phòng chống HIV/AIDS, mô hình toàn dân tham gia phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư.
+ Chăm sóc hỗ trợ tại cộng đồng: quản lý và có dịch vụ hỗ trợ cho những người được quản lý, thực hiện chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng.
- Quản lý bệnh
+ Phát hiện, điều trị và quản lý các bệnh dịch nguy hiểm và bệnh xã hội như sốt rét, sốt xuất huyết, lao... theo hướng dẫn của y tế tuyến trên.
+ Phát hiện, điều trị và quản lý các bệnh mạn tính không lây như tiểu đường, tăng huyết áp, ung thư, hen suyễn... theo hướng dẫn của y tế tuyến trên.
g) Tiêu chí 7. Khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng và Y học cổ truyền
- Thực hiện dịch vụ kỹ thuật
Cán bộ Trạm Y tế xã phải có đủ phương tiện cần thiết và khả năng chuyên môn để thực hiện thường xuyên ít nhất 80% các kỹ thuật (87 kỹ thuật) trong Quy định phân tuyến kỹ thuật và Danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành cho y tế tuyến xã (theo Quyết định số 23/2005/QĐ-BYT ngày 30/8/2005 của Bộ Y tế, tổng cộng là 109 kỹ thuật được phép thực hiện tại tuyến xã).
- Khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền
Khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền là các phương pháp chẩn đoán, điều trị bằng các biện pháp dùng thuốc hoặc không dùng thuốc của Y học cổ truyền. Kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại theo Thông tư số 50/2010/TT-BYT ngày 31/12/2010 của Bộ Y tế về hướng dẫn việc kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại trong quá trình khám, chữa bệnh; phấn đấu đạt tỷ lệ > 30%.
- Quản lý người khuyết tật tại cộng đồng
Có danh sách những người tàn tật bao gồm: phần hành chính; phân loại theo 8 nhóm tàn tật (vận động, nghe nói, nhìn, thiểu năng trí tuệ, tâm thần, động kinh, mất cảm giác, tàn tật khác); nguyên nhân. Các thông tin cần quản lý gồm: đã được phục hồi chức năng hay chưa, ở đâu, hình thức, mức độ và kết quả, có sử dụng các dụng cụ trợ giúp không (dụng cụ tập, nạng, nẹp, xe lăn...); nếu có sự thay đổi (chỗ ở, tiến triển bệnh tật, các đợt phục hồi chức năng ...) Trạm Y tế phải nắm được. Người khuyết tật được thăm khám sức khoẻ định kỳ.
- Theo dõi, quản lý sức khỏe người từ 80 tuổi trở lên
Theo dõi thường xuyên, quản lý và chăm sóc sức khoẻ, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người cao tuổi tối thiểu 1 lần/năm; nắm được tình hình bệnh tật của từng người cao tuổi như tăng huyết áp, tiểu đường, suy tim, suy thận...
- Khám chữa bệnh
+ Thực hiện xử trí ban đầu kịp thời các trường hợp bệnh đến khám tại Trạm Y tế xã; xử trí đúng các tai biến sản khoa và các triệu chứng bất thường khác của phụ nữ mang thai, khi sinh và sau sinh; chuyển lên tuyến trên kịp thời những trường hợp ngoài khả năng chuyên môn của Trạm Y tế xã.
+ Thực hiện sơ cấp cứu kịp thời các bệnh nhân đến Trạm Y tế xã.
+ Chuyển lên tuyến trên kịp thời các trường hợp ngoài khả năng chuyên môn của Trạm Y tế xã, không để xảy ra biến chứng do chuyển viện chậm.
h) Tiêu chí 8. Chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em
- Tỷ lệ % phụ nữ sinh con được khám thai từ 3 lần trở lên trong 3 kỳ thai nghén (tính trên tổng số phụ nữ sinh của cả xã trong cùng thời kỳ) và được tiêm vắc xin uốn ván đủ liều.
+ Thành thị: 80% trở lên
+ Nông thôn: 70% trở lên
- Tỷ lệ % phụ nữ sinh con tại cơ sở y tế hoặc có nhân viên y tế được đào tạo về đỡ đẻ hỗ trợ khi sinh là số bà mẹ sinh con tại Trạm Y tế xã, sinh con ở nhà, hoặc ở nơi khác nhưng được nhân viên y tế có đào tạo về đỡ đẻ hỗ trợ tính bình quân trên 100 phụ nữ đẻ của xã trong cùng thời kỳ.
+ Thành thị: 98% trở lên
+ Nông thôn: 95% trở lên
- Tỷ lệ % phụ nữ được chăm sóc sau sinh là số bà mẹ và trẻ sơ sinh được nhân viên y tế khám, chăm sóc từ khi sinh ra đến 42 ngày sau sanh tính bình quân trên 100 trẻ đẻ sống của xã trong một thời gian xác định.
+ Thành thị: 90% trở lên
+ Nông thôn: 80% trở lên
- Tỷ lệ % trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ là số trẻ em < 1 tuổi được tiêm, uống đầy đủ các loại vắc xin theo quy định của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, tính bình quân trên 100 trẻ < 1 tuổi / diện tiêm chủng trong cùng thời kỳ.
+ Thành thị: 95% trở lên
+ Nông thôn: 95% trở lên
- Tỷ lệ trẻ em từ 6 đến 36 tháng tuổi được uống Vitamin A 02 lần/năm:
+ Thành thị: 95% trở lên
+ Nông thôn: 95% trở lên
- Theo dõi tăng trưởng cho trẻ < 2 tuổi và từ 2-5 tuổi là số trẻ < 2 tuổi và từ 2 - 5 tuổi được theo dõi biểu đồ tăng trưởng tính trên 100 trẻ < 2 tuổi và từ 2 - 5 tuổi của xã trong thời gian xác định. Đạt tỷ lệ:
+ Thành thị: 95% trở lên
+ Nông thôn: 90% trở lên
- Tỷ lệ trẻ em < 5 tuổi bị suy dinh dưỡng là số trẻ em < 5 tuổi có trọng lượng nhỏ hơn trọng lượng trung bình của trẻ cùng nhóm tuổi tính bình quân trên 100 trẻ cùng nhóm tuổi trong thời điểm điều tra:
+ Thành thị: dưới 12%
+ Nông thôn: dưới 15%
i) Tiêu chí 9. Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
- Tỷ lệ cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại là tỷ lệ % phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 đến 49 tuổi) có chồng đang sử dụng hoặc chồng họ đang sử dụng 1 trong những biện pháp tránh thai như đặt vòng, đình sản, thuốc tránh thai, bao cao su, màng ngăn cổ tử cung, kem diệt tinh trùng trong tổng số phụ nữ từ 15 - 49 tuổi có chồng tại xã:
+ Thành thị: 65% trở lên
+ Nông thôn: 70% trở lên
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm là tỷ lệ %o của mức thay đổi dân số tự nhiên biểu hiện bằng chênh lệch giữa số trẻ sinh ra và số người chết đi trong năm xác định so với dân số bình quân của cùng năm:
+ Thành thị: dưới 8 %o
+ Nông thôn: dưới 9%o
- Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là tỷ lệ % số phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên so với tổng số phụ nữ sinh con tại xã cùng kỳ:
+ Thành thị: dưới 5%
+ Nông thôn: dưới 10%
- Tham gia và phối hợp thực hiện các biện pháp nhằm giảm mất cân bằng giới tính khi sinh.
Thực hiện các biện pháp tuyên truyền, vận động thay đổi hành vi của người dân về hệ lụy và hậu quả của mất cân bằng giới tính khi sinh, vị trí và vai trò của phụ nữ hiện nay, bình đẳng giới... Giữ bí mật giới tính của thai nhi trước khi sinh. Không thực hiện việc phá thai vì lựa chọn giới tính, trừ các trường hợp bệnh lý.
k) Tiêu chí 10. Truyền thông - Giáo dục sức khỏe
- Phương tiện truyền thông-giáo dục sức khỏe
+ Phải có đủ các trang thiết bị làm công tác Truyền thông - Giáo dục sức khỏe theo Quyết định số 2420/QĐ-BYT ngày 07/7/2010 của Bộ Y tế; có bàn để sách, mô hình, có giá treo áp phích.
+ Có tủ nhiều ngăn đựng tài liệu và các tài liệu truyền thông như sổ tay tuyên tuyền, bộ tài liệu truyền thông, bộ công cụ làm mẫu, cẩm nang thực hiện các hoạt động Truyền thông - Giáo dục sức khỏe.
- Triển khai tốt các hoạt động Truyền thông - Giáo dục sức khỏe, Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thông qua truyền thông đại chúng, truyền thông tại cộng đồng, khi thăm hộ gia đình và khi người dân đến khám chữa bệnh tại Trạm Y tế xã và trong trường học.
+ Thực hiện thường xuyên Truyền thông - Giáo dục sức khỏe thông qua các phương tiện truyền thông sẵn có tại xã như loa, đài tại xã. Nội dung tuyên truyền chủ yếu bao gồm việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế và các vấn đề về y tế của địa phương.
+ Phối hợp tốt với các tổ chức xã hội (Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân ...) thực hiện các hoạt động Truyền thông - Giáo dục sức khỏe tại cộng đồng.
+ Cán bộ Trạm Y tế xã và nhân viên y tế ấp thực hiện Truyền thông - Giáo dục sức khỏe và tư vấn các vấn đề về sức khỏe khi người dân đến khám chữa bệnh hoặc khi đến thăm hộ gia đình; có các hoạt động về Truyền thông - Giáo dục sức khỏe trong trường học tại địa phương.
Tổng kinh phí dự toán (2012 - 2015): 102.780.000.000 đồng
(Một trăm lẻ hai tỷ bảy trăm tám mươi triệu đồng), trong đó:
a) Kinh phí Trung ương: 58.640.000.000 đồng b) Kinh phí địa phương: 44.140.000.000 đồng
Ngoài nguồn kinh phí từ ngân sách, tăng cường huy động nguồn lực hỗ trợ khác (vốn ODA, xã hội hóa...) để bổ sung cho hoạt động.
1. Tuyến tỉnh
- Ban Chỉ đạo Chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh (thường trực là Sở Y tế) chịu trách nhiệm theo dõi và giám sát định kỳ các hoạt động và các chỉ tiêu đạt được trong Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã. Hỗ trợ cấp huyện tháo gỡ các khó khăn trong quá trình thực hiện; thực hiện các báo cáo cho UBND tỉnh, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế.
- Phổ biến nội dung Tiêu chí quốc gia về y tế xã đến các đơn vị liên quan tuyến dưới như Trung tâm Y tế huyện, Bệnh viện đa khoa huyện, Phòng Y tế huyện và các đơn vị liên quan khác thông qua hội nghị hoặc qua đường công văn.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã trong tỉnh, bao gồm số xã đạt các chỉ tiêu của Bộ Tiêu chí qua các giai đoạn, phối hợp với các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh bố trí nguồn lực để thực hiện (xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo cán bộ, mua sắm trang thiết bị, cung ứng thuốc...).
- Hướng dẫn Y tế cấp huyện xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện nhằm đạt mục tiêu tỷ lệ các xã được công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã theo từng giai đoạn. Phúc tra công nhận xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế.
2. Tuyến huyện
- Ban Chỉ đạo Chăm sóc sức khỏe nhân dân cùng với Trung tâm Y tế huyện, Bệnh viện đa khoa huyện và Phòng Y tế huyện chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát định kỳ và đột xuất trong việc thực hiện các chỉ tiêu trong Tiêu chí quốc gia về y tế tại các xã. Trực tiếp thực hiện một số hoạt động trong Tiêu chí quốc gia về y tế theo phân nhiệm.
- Trung tâm Y tế huyện và các đơn vị liên quan phổ biến nội dung Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế đến các xã trên địa bàn.
- Đánh giá thực trạng tình hình y tế xã hiện nay so với Tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 - 2020.
- Hướng dẫn các xã xây dựng kế hoạch thực hiện Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện các hoạt động nhằm đạt chỉ tiêu số xã được công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
3. Tuyến xã
- Trạm Y tế báo cáo Ban Chỉ đạo Chăm sóc sức khỏe nhân dân xã kịp thời và chính xác thực trạng và kết quả đạt được trong việc triển khai thực hiện Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã theo hướng dẫn của y tế tuyến trên.
- Quán triệt các nội dung của Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
- Tự đánh giá, so sánh thực trạng hiện nay với Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
- Xây dựng kế hoạch, giải pháp triển khai thực hiện các hoạt động nhằm thực hiện Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã theo hướng dẫn của tuyến trên, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt (UBND xã, Trung tâm Y tế huyện).
- Đăng ký với Trung tâm Y tế huyện thời gian phấn đấu đạt Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã và những kiến nghị cần thiết đề nghị tuyến trên hỗ trợ.
4. Trình tự đánh giá, xét công nhận xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế
a) Tuyến xã
- Đăng ký với Trung tâm Y tế huyện về việc thực hiện Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
- Trạm Y tế tự tổ chức đánh giá việc đạt các Tiêu chí quốc gia về y tế xã; thu thập đầy đủ các tài liệu, số liệu, lập hồ sơ để chứng minh cho việc đạt các tiêu chí. Với những tiêu chí chưa đạt, cần có kế hoạch để phấn đấu đạt trong thời gian sớm nhất.
- Sau khi Trạm Y tế tự đánh giá đã đạt các tiêu chí theo quy định, báo cáo UBND xã, có Công văn của UBND xã kèm hồ sơ liên quan gửi Trung tâm Y tế huyện đề nghị xét công nhận xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế.
b) Tuyến huyện
- Thành lập Hội đồng xét công nhận xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã. Thành viên Hội đồng bao gồm đại diện Ban Chỉ đạo Chăm sóc sức khỏe nhân dân, đại diện Trung tâm Y tế huyện, Bệnh viện đa khoa huyện, Phòng Y tế huyện và các ban ngành, đoàn thể có liên quan. Giúp việc cho Hội đồng có Tổ Thư ký, gồm 03 - 05 cán bộ có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn phù hợp.
- Sau khi nhận được văn bản và hồ sơ liên quan do UBND xã gửi, Tổ Thư ký có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế tại xã, đánh giá tất cả các chỉ tiêu theo quy định; trên cơ sở đó lập Biên bản thẩm định hồ sơ xét công nhận xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế.
- Hội đồng tuyến huyện họp xét xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế: trên cơ sở hồ sơ đã được Tổ thư ký kiểm tra, thẩm định, đại diện lãnh đạo UBND xã trình bày trước Hội đồng tình hình thực hiện các Tiêu chí quốc gia về y tế xã; Tổ Thư ký trình bày kết quả thẩm định; các thành viên Hội đồng thẩm định, xem xét, nêu các vấn đề cần làm rõ; đại diện UBND xã trả lời Hội đồng; Hội đồng họp kín, bỏ phiếu để thông qua kết quả xét xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế.
- Trung tâm Y tế huyện tổng hợp hồ sơ, gửi danh sách những xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế lên Sở Y tế.
c) Tuyến tỉnh
- Sở Y tế thành lập Hội đồng xét công nhận xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế (gồm đại diện các sở, ngành liên quan và đại diện UBND tỉnh) và Tổ Thư ký xét công nhận xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế.
- Tổ Thư ký có trách nhiệm tổng hợp, rà soát, đánh giá và thẩm định tất cả các hồ sơ do tuyến huyện chuyển lên.
- Hội đồng tổ chức họp, thẩm định hồ sơ tương tự như tuyến huyện.
- Trên cơ sở đánh giá và Biên bản thẩm định của Hội đồng, Sở Y tế lập danh sách kèm hồ sơ gửi UBND tỉnh, đề nghị UBND tỉnh ra Quyết định công nhận xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế và gửi báo cáo về Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch - Tài chính).
- Hàng năm, các địa phương có các hình thức khen thưởng phù hợp đối với các xã có thành tích tốt trong việc phấn đấu đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
5. Nhiệm vụ của các sở, ban ngành, đoàn thể
a) Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, các ngành, đoàn thể tuyến tỉnh và UBND cấp huyện tổ chức triển khai Kế hoạch hành động trên phạm vi toàn tỉnh. Hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện và định kỳ báo cáo UBND tỉnh, Bộ Y tế; tổ chức sơ kết hàng năm và tổng kết vào cuối năm 2015.
b) Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, căn cứ khả năng ngân sách hàng năm, bố trí ngân sách cấp cho ngành Y tế để đảm bảo lộ trình thực hiện Tiêu chuẩn quốc gia về y tế xã theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định tài chính hiện hành.
c) Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp Sở Y tế tổ chức triển khai thực hiện các nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia về Y tế và Dân số - Kế hoạch hóa gia đình - Sức khỏe sinh sản trong học đường.
d) Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, hỗ trợ Sở Y tế thực hiện trang bị và kiểm tra, giám sát việc sử dụng trang thiết bị tại các cơ sở Y tế.
đ) Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường trong triển khai, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các tiêu chí về môi trường phù hợp với các quy định hiện hành.
e) Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp Sở Y tế tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh các hoạt động truyền thông trong cộng đồng về việc thực hiện các tiêu chí của Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã để tạo sự đồng thuận và ủng hộ của cộng đồng trong triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình - Sức khỏe sinh sản.
g) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp Sở Y tế lồng ghép các nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế và Dân số - Kế hoạch hóa gia đình - Sức khỏe sinh sản trong việc công nhận và tái công nhận các danh hiệu văn hóa trong phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.
h) Đài Phát thanh Truyền hình, Báo Ấp Bắc và các cơ quan thông tin đại chúng tăng thời lượng phát sóng, số lượng bài viết và nâng cao chất lượng tuyên truyền về các Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình - Sức khỏe sinh sản trong các chương trình, chuyên trang, chuyên mục.
i) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Liên đoàn Lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Chữ thập đỏ,... trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của ngành tham gia hỗ trợ ngành Y tế tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch xuyên suốt từ tỉnh đến huyện - xã.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2012 - 2015 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, giao Sở Y tế lồng ghép vào trong Kế hoạch hoạt động của ngành để tổ chức thực hiện. Sở Y tế tham mưu cho Thường trực Ban Chỉ đạo Chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh và phối hợp các sở, ban ngành, đoàn thể có liên quan để triển khai thực hiện./.
DỰ TOÁN KINH
PHÍ THỰC HIỆN XÃ ĐẠT
TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ Y TẾ
GIAI ĐOẠN 2012 - 2015
(Kèm theo Kế hoạch được Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2541/QĐ-UBND
ngày 22/10/2012)
1. Trang thiết bị Y tế
Danh mục trang thiết bị Y tế hiện hành thực hiện theo Quyết định số 437/QĐ-BYT ngày 20/2/2002 của Bộ Y tế và được bổ sung bằng Quyết định số 1002/QĐ-BYT ngày 22/3/2004 của Bộ Y tế. Danh mục này được thiết kế trong xây mới Trạm Y tế xã.
Yêu cầu bổ sung trang thiết bị theo danh mục này (đối với các trang thiết bị bị hư hỏng theo thời gian, xem xét bổ sung theo danh mục) theo lộ trình đến 2015:
+ Ước tính 39.000.000 đồng / Trạm Y tế x 80 Trạm = 3.120.000.000 đồng
- Đối với Trạm Y tế xã có Bác sĩ
+ Máy điện tim: 24.500.000 đ x 100 Trạm Y tế = 2.450.000.000 đồng
+ Máy đo đường máu: 2.100.000 đ x 100 Trạm Y tế = 210.000.000 đồng
+ Máy siêu âm trắng đen xách tay (chỉ cấp cho Trạm Y tế có bệnh đông và Y - Bác sĩ đã qua đào tạo sử dụng tại các Trạm Y tế có Bác sĩ trong biên chế):
250.000.000 đ x 10 Trạm Y tế = 2.500.000.000 đồng
Lộ trình thực hiện
Đơn vị tính: triệu đồng
|
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
Bổ sung trang thiết bị |
20 |
20 |
20 |
20 |
Trạm Y tế xã có Bác sĩ: - Máy điện tim - Máy đo đường huyết - Máy siêu âm xách tay |
20 20 0 |
20 20 5 |
40 40 0 |
20 20 5 |
|
1.312 |
2.562 |
1.844 |
2.562 |
Tổng cộng |
8.280 |
|||
|
(Tám tỷ hai trăm tám mươi triệu đồng) |
2. Xây dựng cơ bản Trạm Y tế xã (bao gồm cả trang thiết bị)
- Nâng cấp, sửa chữa lớn: 6.000.000 đ/m2
- Xây mới: 9.000.000 đ/m2
- Theo Tiêu chí quốc gia, diện tích xây dựng của Trạm Y tế ở vùng nông thôn phải đạt 250m2 và vùng thành thị phải đạt 150m2 cho một Trạm Y tế. Vì vậy:
+ Nâng cấp, sửa chữa lớn 01 Trạm Y tế xã:
Vùng nông thôn: 6.000.000đ/m2 x 250m2 = 1.500.000.000 đồng
Vùng thành thị: 6.000.000đ/m2 x 150m2= 900.000.000 đồng
+ Xây mới 01 Trạm Y tế xã:
Vùng nông thôn: 9.000.000đ/m2 x 250m2 = 2.250.000.000 đồng
Vùng thành thị: 9.000.000đ/m2 x 150m2 = 1.350.000.000 đồng
Lộ trình thực hiện
Đơn vị tính: triệu đồng
|
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
Số Trạm Y tế nâng cấp - Nông thôn - Thành thị |
10 |
5 5 |
10 |
5 5 |
Số Trạm Y tế xây mới - Nông thôn - Thành thị |
5 |
5 |
5 |
5 |
|
26.250 |
23.250 |
21.750 |
23.250 |
Tổng cộng |
94.500 |
|||
|
(Chín mươi bốn tỷ năm trăm triệu đồng) |
*Tổng kinh phí dự toán giai đoạn 2012 - 2015
102.780.000.000 đồng
(Một trăm lẻ hai tỷ bảy trăm tám mươi triệu đồng)
*Nguồn vốn kinh phí dự toán (2012 - 2015)
Đơn vị tính: triệu đồng
|
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
Ngân sách Trung ương - Trang thiết bị Y tế - Xây dựng cơ bản Trạm Y tế xã |
656 16.250 |
1.281 13.250 |
922 11.750 |
1.281 13.250 |
Cộng |
16.906 |
14.531 |
12.672 |
14.531 |
Ngân sách địa phương - Trang thiết bị Y tế - Xây dựng cơ bản Trạm Y tế xã |
656 10.000 |
1.281 10.000 |
922 10.000 |
1.281 10.000 |
Cộng |
10.656 |
11.281 |
10.922 |
11.281 |
Tổng cộng |
27.562 |
25.812 |
23.594 |
25.812 |