Quyết định 2519/QĐ-BNN-PC năm 2016 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 2519/QĐ-BNN-PC
Ngày ban hành 22/06/2016
Ngày có hiệu lực 22/06/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Hà Công Tuấn
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2519/QĐ-BNN-PC

Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BÃI BỎ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03/6/2008;

Căn cứ Nghị định 24/2009/NĐ-CP ngày 05/3/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008;

Căn cứ Nghị định 16/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Nghị định 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Thông tư 09/2013/TT-BTP ngày 15/06/2013 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành Nghị định số 16/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Bãi bỏ 33 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành (Phụ lục kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lãnh đạo Bộ;
- Các đơn vị thuộc Bộ NN&PT
NT;
- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND, Sở NN&PTNT các t
nh, TP trực thuộc TW;
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ T
ư pháp);
- Công báo;
- Webs
ite Chính phủ; Website Bộ NN&PTNT;
- Lưu: VT, PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hà Công Tuấn

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH BỊ BÃI BỎ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2519/QĐ-BNN-PC ngày 22 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Tên loại văn bản

Lý do bãi bỏ văn bản

I

LĨNH VỰC THÚ Y

 

1.

Thông tư số 84/2005/TT-BNN ngày 23/12/2005 hướng dẫn tổ chức lại chăn nuôi thủy cầm để phòng chống dịch cúm gia cầm (H5N1).

Không còn áp dụng trên thực tế, vì nội dung của Thông tư đưa ra các biện pháp giải quyết tình hung phù hợp với thời điểm ban hành.

2.

Quyết định số 51/2006/QĐ-BNN ngày 16/6/2006 về việc quy định về điều kiện nhập khẩu, kinh doanh và phân phối, cung ứng vắc xin lở mồm long móng.

Không còn áp dụng, vì hiện nay thực hiện theo Thông tư 51/2009/TT-BNNPTNT quy định kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, hóa chất dùng trong thú y, thú y thủy sản.

3.

Quyết định số 06/2006/QĐ-BNN ngày 23/01/2006 về việc ban hành danh mục mẫu biên bản và quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.

Pháp lệnh xử phạt hành chính và Nghị định 129/2004/NĐ-CP đã hết hiệu lực thi hành. Hiện nay các loại biên bản và quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y được thực hiện theo Nghị định 81/2013/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Xử lý vi phạm hành chính.

4.

Chỉ thị số 2349/CT-BNN-TY ngày 06/8/2008 về việc đẩy mạnh công tác tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm

Không còn áp dụng trên thực tế, vì các Chỉ thị này chỉ đưa ra các biện pháp giải quyết tình huống phù hợp với thời điểm ban hành.

5.

Chỉ thị s3599/CT-BNN-VP ngày 02/12/2008 về tăng cường công tác phòng chống dịch lở mồm long móng đang có chiều hướng gia tăng.

6.

Thông tư số 68/2009/TT-BNNPTNT ngày 23/10/2009 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 40/2009/NĐ-CP ngày 24/4/2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.

Nghị định 40/2009/NĐ-CP đã được thay thế bng Nghị định 119/2013/NĐ-CP. Vì vậy, Thông tư 68/2009/TT-BNNPTNT đã không còn hiệu lực và trên thực tế đã không còn được áp dụng.

7.

Thông tư số 41/2010/TT-BNNPTNT ngày 5/7/2010 Quy định việc kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản.

Hiện nay, việc kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản thực hiện theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

II

LĨNH VỰC CHĂN NUÔI

 

8.

Quyết định số 61/2002/QĐ-BNN ngày 8/7/2002 ban hành Danh mục hàng hóa giống vật nuôi phải công bố tiêu chuẩn chất lượng.

1. Theo Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006 thì không còn tiêu chun ngành. Tiêu chuẩn để tự nguyện áp dụng, Quy chuẩn kỹ thuật để bắt buộc áp dụng.

2. Điểm b khoản 1 Điều 5 Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007 quy định sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 được quản lý chất lượng trên cơ sở Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và Tiêu chuẩn cơ sở do người sản xuất công bố áp dụng. Theo Nghị định số 132/2008/NĐ-CP hướng dẫn Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa, Thông tư số 50/2009/TT-BNNPTNT thì giống vật nuôi thuộc hàng hóa nhóm 2.

3. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tại Quyết định này đã lạc hậu, đồng thời các mức chỉ tiêu do cơ sở tự công bố áp dụng (theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006).

9.

Quyết định số 66/2002/QĐ-BNN ngày 16/7/2002 ban hành các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật đối với giống vật nuôi phải công bố tiêu chuẩn chất lượng.

10.

Quyết định số 77/2004/QĐ-BNN ngày 31/12/2004 ban hành Danh mục giống vật nuôi phải áp dụng tiêu chuẩn ngành.

III

LĨNH VỰC THỦY SẢN

 

11.

Quyết định số 04/2002/QĐ-BTS ngày 24/01/2002 về việc ban hành Quy chế quản lý môi trường vùng nuôi tôm tập trung.

1. Văn bản làm căn cứ ban hành Quyết định đã hết hiệu lực thi hành: Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi Thủy sản ngày 25/4/1989; Nghị định số 50/CP ngày 21/6/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thủy sản; Nghị định 86/2001/NĐ-CP ngày 16/11/2001 về điều kiện kinh doanh các ngành nghề thủy sản; Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường. Mặt khác, các văn bản dẫn chiếu để áp dụng tại Quyết định đã hết hiệu lực.

2. Nội dung của Quyết định không còn phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành. Cụ thể: Các quy định về việc áp dụng tiêu chuẩn ngành tại Quyết định đã bị bãi bỏ theo Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

12.

Quyết định số 21/2006/QĐ-BTS ngày 01/12/2006 ban hành Danh mục giống thủy sản phải áp dụng tiêu chuẩn ngành.

Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật hiện nay đã không còn quy định về việc áp dụng tiêu chuẩn ngành.

13.

Thông tư số 44/2010/TT-BNNPTNT ngày 22/7/2010 quy định điều kiện cơ sở, vùng nuôi cá tra thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nội dung về điều kiện cơ sở nuôi cá Tra, Tôm sú, Tôm chân trng hiện nay được thực hiện theo Thông tư số 22/2014/TT-BNNPTN ngày 29/7/2014 về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điu kiện nuôi thủy sản.

14.

Thông tư số 45/2010/TT-BNNPTNT ngày 22/7/2010 quy định điều kiện cơ sở, vùng nuôi tôm sú, tôm chân trắng thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

15.

Quyết định số 18/2002/QĐ-BTS ngày 03/06/2002 về việc ban hành Quy chế khảo nghiệm giống thủy sản, thức ăn, thuc, hóa chất và chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản.

Các nội dung của Quyết định 18/2002/QĐ-BTS và Quyết định 03/2007/QĐ-BTS đã được bãi bỏ từng phần tại các văn bản: Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi; Thông tư 26/2013/TT-BNNPTNT về quản lý giống thủy sản; Thông tư 23/2015/TT-BNNPTNT quản lý sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; Thông tư 20/2011/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thú y theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/10/2010.

16.

Quyết định số 03/2007/QĐ-BTS ngày 03/4/2007 về việc ban hành Quy chế đăng ký lưu hành thuốc thủy sản; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản.

IV

LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT

 

17.

Thông tư số 30/2013/TT-BNNPTNT ngày 11/6/2013 hướng dẫn việc xây dựng phương án sử dụng lớp đất mặt và bù b sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất do chuyn mục đích sử dụng.

Nội dung của Thông tư này không còn phù hợp với quy định của Luật Đất đai 2013 và Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về quản lý sử dụng đất trng lúa.

V

LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP

 

18.

Thông tư số 47/2001/TTNN-CS ngày 01/01/2001 Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 141/2000/QĐ-TTg ngày 11/12/2000 và Quyết định số 28/2001/QĐ-TTg ngày 9/3/2001 của Thủ tướng Chính phủ "về chính sách đầu tư và hưởng lợi đối với hộ gia đình, cá nhân và các xã tham gia dự án khu vực lâm nghiệp và quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn tại các tỉnh Thanh Hoá, Qung Trị, Phú Yên, Gia Lai theo Hiệp định tín dụng số 1515-VIE(SF)".

Dự án đã kết thúc, không còn đối tượng điều chnh. Vì vậy, Thông tư này không còn đi tượng để hướng dẫn thực hiện.

19.

Thông tư số 56/2005/TT-BNN ngày 09/9/2005 sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 47/2001/BNN-CS ngày 19/4/2001 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn chính sách đầu tư và hưởng lợi đối với hộ gia đình tham gia dự án khu vực lâm nghiệp.

Dự án đã kết thúc, không còn đối tượng điều chnh. Vì vậy, Thông tư này không còn đi tượng để hướng dẫn thực hiện.

20.

Thông tư số 17/2006/TT-BNN ngày 14/03/2006 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg ngày 23/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ.

Thực tế, các tỉnh vùng Tây Nguyên đã kết thúc thực hiện giao, khoán bảo vệ rừng theo Quyết định 304/2005/QĐ-TTg từ cuối năm 2010, chủ yếu do các tỉnh không bố trí được kinh phí để tiếp tục giao, khoán bảo vệ rừng; mặt khác người dân không muốn nhận rừng vì phn lớn rừng dự định giao cho dân là loại rừng nghèo không có thu nhập gì đáng kể từ rừng; người dân có nguyện vọng nhận khoán rừng (vì có thu nhập ngay), trong khi các Công ty lâm nghiệp không có kinh phí để khoán bảo vệ rừng (do chủ trương hạn chế khai thác rừng tự nhiên); các ban quản lý rng phòng hộ, đặc dụng nguồn kinh phí cấp hàng năm để giao khoán cho dân rất hạn hẹp. Vì vậy, Thông tư này cũng không còn được áp dụng.

21.

Thông tư số 13/2009/TT-BNN ngày 12/3/2009 hướng dẫn một số vấn đề quản lý, sử dụng nguồn thu từ xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi buôn lậu, gian lận thương mại trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

Các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại trong lĩnh vực quản lý rng, bảo vệ rừng không còn phù hợp với Nghị định số 157/2013/NĐ-CP và 40/2015/NĐ-CP.

22.

Quyết định số 2375-NN-CBNLS/QĐ ngày 30/12/1996 Ban hành Quy chế về việc xét duyệt quy hoạch mạng lưới và cấp giấy phép chế biến g, lâm sản khác cho các doanh nghiệp.

Ngày 03/02/2000, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 19/2000/QĐ-TTg về việc bãi bỏ các loại giấy phép trái với quy định của Luật Doanh nghiệp, trong đó có nội dung bãi bỏ “Giấy phép chế biến gỗ và lâm sản” thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

23.

Quyết định số 392-NN-CBNLS/QĐ ngày 19/03/1997 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung Quy chế về việc xét duyệt quy hoạch mạng lưới và cấp phép chế biến gỗ, lâm sản khác cho các doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 2375-NN-CBNLS/QĐ ngày 30/12/1996.

Ngày 03/02/2000, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 19/2000/QĐ-TTg về việc bãi bỏ các loại giấy phép trái với quy định ca Luật Doanh nghiệp, trong đó có nội dung bãi bỏ “Giấy phép chế biến gỗ và lâm sản” thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

 

Quyết định số 61/2005/QĐ-BNN ngày 12/10/2005 ban hành Bản quy định về tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ.

Các quy định về tiêu chí rừng phòng hộ đã được điều chỉnh tại Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 09/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

VI

LĨNH VỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

 

24.

Thông tư số 14/2009/TT-BNN ngày 12/3/2009 hướng dn quản lý môi trường trong chế biến thủy sản.

1. Văn bản làm căn cứ ban hành Thông tư đã hết hiệu lực thi hành: Luật bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005; Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường; Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sđiều của Luật bảo vệ môi trường; Thông tư s 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.

2. Nội dung ca Thông tư không còn phù hợp với quy định của các văn bản hiện hành: Luật Bảo vệ môi trường 55/2014/QH13, Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 về đánh giá tác động môi trường chiến lược đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

VII

LĨNH VỰC KINH TẾ HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

25.

Quyết định số 77/2002/QĐ-BNN hướng dẫn về mẫu hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa thực hiện Quyết định 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tưng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng.

Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ đã được thay thế bng Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sn, xây dựng cánh đồng lớn. Hiện nay, mẫu hp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa thực hiện theo quy định tại Thông tư 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2014 Hưng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.

VIII

LĨNH VỰC THANH TRA

 

26.

Quyết định số 61/2003/QĐ-BNN ngày 07/05/2003 Ban hành hệ thống mẫu biểu sử dụng trong hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành bảo vệ và kim dịch thực vật.

Đ phù hợp với quy định ca Nghị định số 47/2015/NĐ-CP ngày 14/05/2015 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành NN&PTNT.

27.

Quyết định số 08/2006/QĐ-BTS ngày 19/04/2006 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Thủy sản.

Đ phù hợp với quy định của Nghị định số 47/2015/NĐ-CP ngày 14/05/2015 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động ca thanh tra ngành NN&PTNT. Mặt khác, hiện nay, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ được thực hiện theo Quyết định 626/QĐ-BNN-TCCB ngày 1/4/2014 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cu tchức của Thanh tra Bộ Nông nghiệp và PTNT.

28.

Quyết định số 91/2006/QĐ-BNN ngày 16/10/2006 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Cục Bảo vệ thực vật.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Cục Bảo vệ thực vật đã được quy định tại Nghị định 07/2012/NĐ-CP quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và Thông tư 34/2013/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn bộ phận tham mưu; tiêu chuẩn, trang phục, thẻ của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

29.

Quyết định số 92/2006/QĐ-BNN ngày 16/10/2006 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Cục Quản lý đê điều và phòng, chống lụt, bão.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Cục Quản lý đê điều và phòng, chống lụt, bão đã được quy định tại Nghị định 07/2012/NĐ-CP quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và Thông tư 34/2013/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn bộ phận tham mưu; tiêu chuẩn, trang phục, thẻ của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

30.

Quyết định số 93/2006/QĐ-BNN ngày 16/10/2006 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Cục Thú y.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Cục Thú y đã được quy định tại Nghị định 07/2012/NĐ-CP quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và Thông tư 34/2013/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn bộ phận tham mưu; tiêu chuẩn, trang phục, thẻ của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

31.

Quyết định số 29/2007/QĐ-BNN ngày 19/04/2007 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Cục Kiểm lâm.

Nghị định 07/2012/NĐ-CP quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành hiện nay không có tổ chức thanh tra kiểm lâm

32.

Thông tư s 04/2006/TT-BTS ngày 24/05/2006 hướng dn một số nội dung của Nghị định số 107/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Thủy sản.

Đ phù hợp với quy định của Nghị đnh số 47/2015/NĐ-CP ngày 14/05/2015 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

33.

Thông tư số 73/2006/TT-BNN ngày 18/09/2006 hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Thanh tra Nông nghiệp và phát triển nông thôn ở địa phương và của tổ chức thanh tra trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đ phù hợp với quy định của Nghị định s47/2015/NĐ-CP ngày 14/05/2015 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.