Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Quyết định 25/2012/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Kon Tum giai đoạn 2012 - 2020

Số hiệu 25/2012/QĐ-UBND
Ngày ban hành 19/07/2012
Ngày có hiệu lực 29/07/2012
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Phạm Thanh Hà
Lĩnh vực Bất động sản,Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 25/2012/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 19 tháng 07 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH KON TUM, GIAI ĐOẠN 2012 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Nhà ở ngày 29/11/2005

Căn cứ Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;

Căn cứ Quyết định số 2127/2011/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 09/2012/NQ-HĐND ngày 10/4/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum khóa X, kỳ họp chuyên đề về việc thông qua Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Kon Tum giai đoạn 2012-2020;

Xét đề nghị ca Sở Xây dựng tại văn bản số 267/SXD-HT ngày 11/7/2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Kon Tum giai đoạn 2012 - 2020 với các nội dung chủ yếu như sau:

1. Quan điểm phát triển

- Có chỗ ở thích hợp và an toàn là một quyền cơ bản của con người, là nhu cầu chính đáng của mỗi hộ gia đình và là điều kiện cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Phát triển nhà ở là trách nhiệm của nhà nước, của xã hội và của người dân. Chỉ tiêu phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội được đưa vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm và dài hạn.

- Tiếp tục thực hiện xã hội hóa phát triển nhà ở phù hợp với đường lối phát triển nn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; gắn chính sách phát triển nhà ở với đảm bảo an sinh xã hội. Phát huy tối đa nội lực, coi trọng ngoại lực, huy động các nguồn lực đảm bảo phát triển nhà ở nhanh, chất lượng và bền vững. Nhà nước giữ vai trò định hướng, trực tiếp tham gia, chủ động điều tiết thị trường bất động sản nhà ở; đồng thời có chính sách hỗ trợ bằng nhiu hình thức khác nhau để đảm bảo nhà ở cho các đối tượng xã hội, đc biệt là cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang, sinh viên, công nhân, người có thu nhập thấp và các hộ nghèo; hướng tới sự công bằng trong chính sách giải quyết nhà ở.

- Công tác quy hoạch phát triển nhà ở phải đi trước một bước; đảm bảo đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; phù hợp vi định hướng phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai, bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái.

- Phát triển nhà ở hướng tới góp phần xây dựng không gian đô thị và nông thôn hiện đại, giàu bản sắc.

2. Mục tiêu Chương trình phát triển nhà ở

2.1. Mục tiêu tổng quát:

- Đầu tư xây dựng mới, hoặc cải tạo lại nhà ở để tăng diện tích nhà ở, đảm bảo cho mọi người dân có nhà ở phù hợp vi khả năng thu nhập của mình; kết hợp phát triển nhà ở vi phát triển đô thị bền vững, văn minh hiện đại kết hợp kiến trúc truyền thống của các đồng bào dân tộc thiểu số, thể hiện được bản sắc văn hóa của vùng Bắc Tây Nguyên, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống ca nhân dân và giải quyết các vn đề xã hội, tạo động lực phát triển đô thị và nông thôn bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, hình thành và phát triển thị trường bất động sản; kiểm soát các giao dịch về nhà ở đúng quy định của pháp luật, chống thất thu ngân sách. Huy động tốt nhất nguồn lực nhà ở cho phát triển.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

2.2.1. Mục tiêu đến năm 2015:

- Diện tích nhà bình quân toàn tỉnh đạt khoảng 19m2 sàn/người, trong đó nhà ở đô thị bình quân đạt khoảng 22m2 sàn/người, nhà ở nông thôn bình quân đạt khoảng 16m2 sàn/người.

- Tỷ lệ nhà kiên cố đạt khoảng 53%, trong đó đô thị đạt khoảng 55%, nông thôn đạt khoảng 51%.

- 60% sinh viên có nhu cầu được thuê nhà ở trong ký túc xá.

- 50% công nhân làm việc tại các khu công nghiệp có nhu cầu được thuê nhà ở trong các dự án nhà ở dành cho công nhân.

[...]