Quyết định 2483/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 do thành phố Cần Thơ ban hành
Số hiệu | 2483/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 31/10/2007 |
Ngày có hiệu lực | 31/10/2007 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thành phố Cần Thơ |
Người ký | Nguyễn Thanh Sơn |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2483/QĐ-UBND |
Cần Thơ, ngày 31 tháng 10 năm 2007 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội;
Căn cứ Quyết định số 21/2007/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ thời kỳ 2006 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 10/2006//QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phê duyệt Quy hoạch phát triển tổng thể ngành thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Thông tư 01/2007/TT-BKH ngày 07 tháng 02 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
I. Phạm vi: trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
- Không tập trung phát triển khai thác thủy sản, giảm sản lượng khai thác thủy sản đến mức hợp lý nhằm bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản trên địa bàn; đặc biệt là trên hệ thống sông Hậu, vùng ruộng trũng ngập nước quanh năm;
- Phát triển khai thác thủy sản phải gắn liền với phát triển nuôi, chế biến, tiêu thụ thủy sản phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, đảm bảo có sự phân công hợp tác sản xuất theo vùng lãnh thổ của toàn ngành thủy sản Việt Nam;
- Lộ trình phát triển giảm mạnh sản lượng khai thác thủy sản trong giai đoạn 2006 - 2010, tiếp tục giảm đến trong giai đoạn 2011 - 2015 và ổn định sản lượng hàng năm trong giai đoạn 2016 - 2020 ở mức 4.000 tấn, bao gồm 3.338 tấn cá, 50 tấn tôm và 612 tấn thủy sản khác (cua, ốc, hến,…).
- Khai thác hợp lý nguồn tài nguyên đất, mặt nước (sông rạch, ao hồ, ruộng trũng) và lao động; tạo ra nguồn nguyên liệu cung cấp cho thị trường nội địa và cho chế biến xuất khẩu; giải quyết công ăn việc làm, ổn định đời sống cho người dân trong thành phố, đặc biệt là người dân vùng sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập cho người dân vùng nông thôn và góp phần cho sự tăng trưởng kinh tế của thành phố;
- Phát triển nuôi thủy sản dựa trên cơ sở hiệu quả kinh tế, ổn định về mặt xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái; đa dạng hóa các đối tượng nuôi, hướng mạnh vào nuôi và sản xuất giống ở các đối tượng có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao trên cơ sở đảm bảo sự phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường; lấy công nghệ sinh học làm nền tảng, áp dụng công nghệ tiên tiến thân thiện với môi trường vùng nuôi, chú trọng quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế;
- Tập trung ưu tiên phát triển các đối tượng, sản phẩm thủy sản chủ lực đặc trưng của vùng, các vùng sản xuất hàng hóa lớn nhằm đưa ngành nuôi thủy sản kết hợp trong hệ thống thống nhất, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn đến năm 2020 nói chung và ngành thủy sản nói riêng;
- Huy động nhiều thành phần kinh tế tham gia vào nuôi thủy sản, lấy kinh tế tư nhân là lực lượng chính, phát huy tốt nội lực và tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài;
- Mở rộng diện tích nuôi thủy sản đến năm 2010 trên cơ sở khai thác hiệu quả diện tích tiềm năng nuôi chuyên, nuôi kết hợp thủy sản với lúa và định hướng đến năm 2020 phát triển có chiều sâu theo hướng thâm canh và công nghiệp hiện đại; tiếp tục đẩy mạnh nuôi thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, hướng mạnh vào thị trường xuất khẩu;
- Tiếp tục sản xuất các đối tượng có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ, phát triển các đối tượng thủy đặc sản, cá cảnh và hướng nuôi trồng thủy sản kết hợp với du lịch sinh thái;
- Tập trung vào công tác sản xuất giống, sản xuất nhiều giống loài thủy đặc sản có giá trị cung cấp cho thị trường tiêu thụ trong thành phố, khu vực và xuất khẩu; tăng cường công tác sản xuất thức ăn, hóa chất, thuốc thủy sản đáp ứng nhu cầu thị trường của thành phố và khu vực.
3. Về chế biến và dịch vụ thương mại thủy sản
- Lấy thị trường tiêu thụ và đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm làm mục tiêu phát triển; chú trọng cả chế biến thủy sản xuất khẩu và tiêu thụ nội địa; xem xuất khẩu là mũi nhọn; sản xuất hiệu quả, an toàn vệ sinh thực phẩm và bền vững;
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2483/QĐ-UBND |
Cần Thơ, ngày 31 tháng 10 năm 2007 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội;
Căn cứ Quyết định số 21/2007/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ thời kỳ 2006 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 10/2006//QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phê duyệt Quy hoạch phát triển tổng thể ngành thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Thông tư 01/2007/TT-BKH ngày 07 tháng 02 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
I. Phạm vi: trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
- Không tập trung phát triển khai thác thủy sản, giảm sản lượng khai thác thủy sản đến mức hợp lý nhằm bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản trên địa bàn; đặc biệt là trên hệ thống sông Hậu, vùng ruộng trũng ngập nước quanh năm;
- Phát triển khai thác thủy sản phải gắn liền với phát triển nuôi, chế biến, tiêu thụ thủy sản phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, đảm bảo có sự phân công hợp tác sản xuất theo vùng lãnh thổ của toàn ngành thủy sản Việt Nam;
- Lộ trình phát triển giảm mạnh sản lượng khai thác thủy sản trong giai đoạn 2006 - 2010, tiếp tục giảm đến trong giai đoạn 2011 - 2015 và ổn định sản lượng hàng năm trong giai đoạn 2016 - 2020 ở mức 4.000 tấn, bao gồm 3.338 tấn cá, 50 tấn tôm và 612 tấn thủy sản khác (cua, ốc, hến,…).
- Khai thác hợp lý nguồn tài nguyên đất, mặt nước (sông rạch, ao hồ, ruộng trũng) và lao động; tạo ra nguồn nguyên liệu cung cấp cho thị trường nội địa và cho chế biến xuất khẩu; giải quyết công ăn việc làm, ổn định đời sống cho người dân trong thành phố, đặc biệt là người dân vùng sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập cho người dân vùng nông thôn và góp phần cho sự tăng trưởng kinh tế của thành phố;
- Phát triển nuôi thủy sản dựa trên cơ sở hiệu quả kinh tế, ổn định về mặt xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái; đa dạng hóa các đối tượng nuôi, hướng mạnh vào nuôi và sản xuất giống ở các đối tượng có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao trên cơ sở đảm bảo sự phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường; lấy công nghệ sinh học làm nền tảng, áp dụng công nghệ tiên tiến thân thiện với môi trường vùng nuôi, chú trọng quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế;
- Tập trung ưu tiên phát triển các đối tượng, sản phẩm thủy sản chủ lực đặc trưng của vùng, các vùng sản xuất hàng hóa lớn nhằm đưa ngành nuôi thủy sản kết hợp trong hệ thống thống nhất, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn đến năm 2020 nói chung và ngành thủy sản nói riêng;
- Huy động nhiều thành phần kinh tế tham gia vào nuôi thủy sản, lấy kinh tế tư nhân là lực lượng chính, phát huy tốt nội lực và tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài;
- Mở rộng diện tích nuôi thủy sản đến năm 2010 trên cơ sở khai thác hiệu quả diện tích tiềm năng nuôi chuyên, nuôi kết hợp thủy sản với lúa và định hướng đến năm 2020 phát triển có chiều sâu theo hướng thâm canh và công nghiệp hiện đại; tiếp tục đẩy mạnh nuôi thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, hướng mạnh vào thị trường xuất khẩu;
- Tiếp tục sản xuất các đối tượng có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ, phát triển các đối tượng thủy đặc sản, cá cảnh và hướng nuôi trồng thủy sản kết hợp với du lịch sinh thái;
- Tập trung vào công tác sản xuất giống, sản xuất nhiều giống loài thủy đặc sản có giá trị cung cấp cho thị trường tiêu thụ trong thành phố, khu vực và xuất khẩu; tăng cường công tác sản xuất thức ăn, hóa chất, thuốc thủy sản đáp ứng nhu cầu thị trường của thành phố và khu vực.
3. Về chế biến và dịch vụ thương mại thủy sản
- Lấy thị trường tiêu thụ và đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm làm mục tiêu phát triển; chú trọng cả chế biến thủy sản xuất khẩu và tiêu thụ nội địa; xem xuất khẩu là mũi nhọn; sản xuất hiệu quả, an toàn vệ sinh thực phẩm và bền vững;
- Xây dựng ngành chế biến thủy sản thành ngành công nghiệp mũi nhọn, hướng mạnh về xuất khẩu; khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng theo Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ; áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ sản xuất, tạo ra sản phẩm giá trị và sức cạnh tranh cao đáp ứng các đòi hỏi của thị trường và phù hợp với khả năng tự đầu tư;
- Khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế để phát triển sản xuất kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường sinh thái; sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực tại chỗ, nguồn tài trợ, các dự án quốc tế.
4. Về xây dựng kết cấu hạ tầng thủy sản
- Đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ; gắn phát triển kết cấu hạ tầng thủy sản với phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bền vững;
- Bảo đảm hậu cần dịch vụ một cách kịp thời, đồng bộ với phát triển nghề cá của thành phố và một phần của vùng đồng bằng sông Cửu Long; hoàn thiện hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi thủy sản và phát triển hoàn thiện hệ thống thủy lợi đa mục tiêu (tưới tiêu, thoát lũ, nước sinh hoạt,…); gắn dịch vụ tiêu thụ thủy sản trong phát triển thương mại, du lịch.
- Xây dựng và phát triển ngành thủy sản thành phố thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn, có sức cạnh tranh cao, có kim ngạch xuất lớn, có khả năng tự đầu tư phát triển, góp phần đáng kể phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồng bằng sông Cửu Long, cả nước nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng;
- Phát triển thủy sản được bố trí sản xuất hợp lý (khai thác luôn gắn với các hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản, không ảnh hưởng xấu đến khả năng phục hồi và phát triển nguồn lợi thủy sản,...); tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân có hoạt động trong lĩnh vực thủy sản,... phát triển phải đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội, bền vững, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh và công bằng xã hội;
- Chú trọng phát triển nuôi trồng, khai thác, chế biến và xuất khẩu thủy sản,...; phát triển cơ khí đóng sửa tàu thuyền gắn với phát triển công nghiệp, giao thông; dịch vụ tiêu thụ thủy sản với phát triển thương mại, du lịch.
2.1 Đối với nuôi thủy sản
- Tốc độ tăng trưởng bình quân diện tích: giai đoạn 2006 - 2010 từ 6,38 -11,80%/năm, giai đoạn 2011 - 2015 từ 3,58 - 4,48%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 từ 2,94 - 3,40%/năm và tăng bình quân giai đoạn 2006 - 2020 từ 4,29 - 6,39%/năm;
- Sản lượng tăng trưởng bình quân: giai đoạn 2006 - 2010 từ 18,62 - 25,61%/năm; giai đoạn 2011 - 2015 từ 2,65 - 7,99%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 từ 2,67 - 6,79%/năm và tăng bình quân giai đoạn 2006 - 2020 từ 7,73 - 13,15%/năm;
- Sản lượng giống đến giai đoạn 2006 - 2010 cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu số lượng cũng như chất lượng giống nuôi cho toàn thành phố, giai đoạn 2010 - 2020 đáp ứng nhu cầu giống tôm cá nuôi cho thành phố và cung ứng một phần giống nuôi cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long; sản lượng giống sản xuất tăng bình quân giai đoạn 2006 - 2020 từ 5,12 - 7,06%/năm và đến năm 2020 sản lượng sản xuất giống tôm, cá đạt từ 2,4 - 3,8 tỷ con giống các loại;
- Giá trị sản xuất nuôi trồng và sản xuất giống thủy sản tăng bình quân: giai đoạn 2006 - 2010 từ 19,66 - 27,33%/năm; giai đoạn từ 2010 - 2020 từ 3,03 - 8,07%/năm; tăng bình quân giai đoạn 2006 - 2020 từ 8,30 - 14,14%/năm;
- Đến năm 2020 nhu cầu lao động trong hoạt động nuôi trồng thủy sản tăng từ 3,92 - 5,83%/năm, trong giai đoạn 2006 - 2020 thu hút từ 60.000 - 80.000 lao động chuyên nghiệp và kết hợp; trong đó, lao động chuyên nuôi thủy sản từ 15.200 - 19.900 người.
2.2 Đối với khai thác thủy sản
- Năm 2005 sản lượng khai thác thủy sản là 6.454 tấn, đến năm 2010 sản lượng khai thác thủy sản giảm từ 6.454 tấn/năm xuống 5.000 tấn/năm, trong đó có 4.338 tấn cá, 50 tấn tôm, 612 tấn thủy sản khác và bình quân giảm 5%/năm;
- Đến năm 2015 tiếp tục giảm sản lượng khai thác thủy sản từ 5.000 tấn/năm xuống 4.000 tấn/năm, trong đó có 3.338 tấn cá, 50 tấn tôm, 612 tấn thủy sản khác và bình quân giảm khoảng 4%/năm;
- Đến năm 2020 duy trì và ổn định sản lượng khai thác thủy sản là 4.000 tấn/năm, trong đó có 3.338 tấn cá, 50 tấn tôm, 612 tấn thủy sản khác;
- Đồng bộ phát triển và duy trì cơ khí, đóng sửa tàu thuyền, dịch vụ tiêu thụ thủy sản với mục tiêu cụ thể của khai thác trong từng thời kỳ;
- Số lao động tham gia hoạt động khai thác thủy sản và dịch vụ hậu cần thủy sản: vào năm 2010 khoảng 1.000 lao động khai thác thủy sản và 100 lao động dịch vụ hậu cần thủy sản; giai đoạn 2015 - 2020 khoảng 700 lao động khai thác thủy sản và 70 lao động dịch vụ hậu cần thủy sản; tương ứng với 730 hộ năm 2010 và 530 hộ giai đoạn 2015 - 2020 tham gia hoạt động khai thác thủy sản và dịch vụ hậu cần thủy sản.
2.3 Đối với chế biến và dịch vụ thương mại thủy sản
- Đến năm 2010: tổng sản lượng thủy sản chế biến xuất khẩu đạt từ 68.000 - 90.000 tấn, sản lượng chế biến đông lạnh cho tiêu thụ nội địa đạt từ 1.500 - 2.000 tấn, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt từ 272 - 400 triệu USD, giải quyết việc làm từ 11.600 - 14.830 lao động (cả lao động chế biến xuất khẩu và chế biến nội địa) và phấn đấu toàn bộ nhà máy chế biến thủy sản đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản.
+ Phấn đấu toàn bộ nhà máy chế biến thủy sản có hệ thống xử lý nước thải đảm bảo công suất và đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam;
+ Chú trọng nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, nhà xưởng, thiết bị máy móc đã cũ, lạc hậu; nâng cao hiệu quả sử dụng công suất thiết kế từ 29% hiện nay lên 58 - 61% năm 2010;
+ Thay đổi cơ cấu sản phẩm và mặt hàng theo hướng tăng tỷ trọng các sản phẩm thủy sản nước ngọt, đảm bảo tỷ trọng hợp lý hải sản biển, tăng tỷ trọng hàng giá trị gia tăng từ 20% hiện nay lên 40 - 45% năm 2010;
+ Tăng tỷ trọng xuất khẩu thủy sản trong tổng giá trị xuất khẩu toàn thành phố từ 42,17% năm 2004 lên 50% năm 2010;
+ Áp dụng các tiêu chuẩn HACCP, SQF 2000CM, ISO 9002:2000 tại các nhà máy chế biến;
+ Hoàn thành các dự án, công trình đã được đầu tư đặc biệt trong lĩnh vực hậu cần dịch vụ cho chế biến thủy sản, tạo điều kiện về hạ tầng cho giai đoạn phát triển tiếp theo (2011 - 2015); xây dựng chợ cá đầu mối tại quận Cái Răng, huyện Thốt Nốt và huyện Cờ Đỏ có khả năng tiếp nhận và phân phối nguyên liệu thủy sản cho nhà máy chế biến thủy sản, cho các chợ và khu vực lân cận; thiết lập thêm nhiều kho đông lạnh thương mại tại một số thành phố lớn và vùng biên giới để thuận tiện lưu thông tiêu thụ hàng hóa;
- Đến năm 2015: tổng sản lượng thủy sản chế biến xuất khẩu đạt từ 95.000 - 130.000 tấn, sản lượng chế biến đông lạnh cho tiêu thụ nội địa đạt từ 2.000 - 2.800 tấn, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt từ 425 - 700 triệu USD chiếm khoảng 50% trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn thành phố và giải quyết việc làm từ 14.930 - 18.250 lao động (cả lao động chế biến xuất khẩu và chế biến nội địa);
+ Không ngừng mở rộng thị trường, duy trì uy tín sản phẩm tại các thị trường xuất khẩu đặc biệt tại các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản;
+ Thường xuyên duy tu nâng cấp các hệ thống xử lý nước thải trong lĩnh vực thủy sản và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam;
+ Tiếp tục nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, nhà xưởng, thay thế thiết bị máy móc đã cũ, lạc hậu; nâng cao hiệu quả sử dụng công suất thiết kế lên 72 - 80% năm 2015.
+ Tiếp tục hoàn thành các dự án, công trình đã được đầu tư trong giai đoạn 2005 - 2010, tạo điều kiện về hạ tầng cho phát triển giai đoạn 2016 - 2020 và tỷ trọng hàng giá trị gia tăng chiếm 60%.
- Đến năm 2020: ngành chế biến thủy sản vẫn tiếp tục là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, là động lực lớn cho sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản và khai thác thủy sản; duy trì tỷ trọng trọng 50% xuất khẩu thủy sản trong tổng giá trị xuất khẩu toàn thành phố; tổng sản lượng thủy sản chế biến xuất khẩu đạt từ 140.000 - 180.000 tấn; tỷ trọng hàng giá trị gia tăng chiếm trên 70%; tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt từ 750 - 1.000 triệu USD và giải quyết việc làm cho 18.770 - 21.750 lao động (cả lao động chế biến xuất khẩu và chế biến nội địa).
+ Không ngừng mở rộng thị trường, tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường đặc biệt tại các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản;
+ Tiếp tục đổi mới và nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, phát huy tối đa công suất thiết kế từ 80 - 85%;
+ Thường xuyên duy tu nâng cấp các hệ thống xử lý nước thải trong lĩnh vực thủy sản và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam;
+ Tiếp tục hoàn thành các dự án, công trình đã được đầu tư trong giai đoạn 2011 - 2015 để cơ bản đến năm 2020 ngành chế biến thủy sản của thành phố có cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ, đạt các tiêu chuẩn quốc tế, tạo thế thuận lợi cho sự phát triển giai đoạn tiếp theo.
IV. Định hướng phát triển thủy sản đến năm 2020
Duy trì và ổn định nghề khai thác thủy sản có hiệu quả, không xâm hại đến khả năng tái tạo, phục hồi nguồn lợi thủy sản; không phá vỡ sinh thái, cảnh quan môi trường các thủy vực, đảm bảo chất lượng nguồn nước. Tiếp tục phát huy lợi thế về tiềm năng phát triển mạnh nuôi thủy sản, đa dạng hóa hình thức nuôi và cơ cấu giống nuôi; chế biến và dịch vụ thương mại thủy sản theo hướng sản xuất sản phẩm sạch, hiệu quả, bền vững. Hình thành các vùng thâm canh, nuôi tập trung gắn với công nghiệp chế biến và dịch vụ thủy sản,... phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thủy sản, gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn; giải quyết việc làm lao động nông thôn, có thu nhập ổn định, góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven sông Hậu, Cái Sắn, Xà No; vùng ruộng trũng, vùng ngập lụt mùa nước lũ, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững. Phát triển kết cấu hạ tầng thủy sản gắn kết trong các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn thành phố Cần Thơ phục vụ kịp thời khai thác thủy sản, nuôi thủy sản, chế biến và dịch vụ thương mại thủy sản.
- Duy trì, ổn định sản lượng thủy sản khai thác 4.000 tấn (3.338 tấn cá, 50 tấn tôm, 612 tấn thủy sản khác) vào năm 2020 và các năm tiếp sau; bảo quản chống thất thoát, lãng phí sản lượng thủy sản sau khai thác;
- Phát triển diện tích nuôi thủy sản đến năm 2020 là 26.000 ha để đạt sản lượng 418.100 tấn, gấp 1,34 lần (tăng 65.740 tấn) so với năm 2015 (311.700 tấn); giá trị là 3.687.480 triệu đồng, gấp 1,38 lần so năm 2015;
- Tiếp tục phát triển và dịch vụ thương mại thủy sản để đạt tổng sản lượng chế biến xuất khẩu lên 163.200 tấn (gấp 5,3 lần so năm 2005), giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 864 triệu USD (gấp 6,28 lần năm 2005),…;
- Chuyển dịch sản xuất: thực hiện chuyển dịch trong nội bộ ngành thủy sản, nâng cao giá trị của chế biến và dịch vụ thương mại thủy sản; nuôi và duy trì ổn định khai thác thủy sản; cơ cấu kinh tế của ngành (chế biến và dịch vụ thương mại thủy sản chiếm 59%; nuôi thủy sản chiếm 39% và khai thác thủy sản chiếm 2%);
- Nhu cầu lao động đến năm 2020 thu hút được 40.731 lao động, tăng 5.888 người so năm 2015, tăng thêm 17%; 100% lao động được tập huấn, đào tạo kỹ thuật nghề và công tác bảo vệ môi trường sinh thái;
- Duy trì và hoàn thiện các khu vực bảo tồn thiên nhiên các loài thủy sản quý hiếm bản địa. Hoàn thiện hệ thống sản xuất sạch hơn, đảm bảo vệ sinh an toàn thủy sản cho thị trường tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.
V. Quy hoạch phát triển thủy sản
- Diện tích nuôi thủy sản: đến năm 2010 đạt 17.800 ha, giai đoạn 2015 - 2020 đạt từ 22.000 - 26.000 ha; bình quân diện tích tăng trong giai đoạn 2006 - 2020 là 5,62%/năm và giảm dần số lượng lồng bè nuôi cá;
- Sản lượng và giá trị sản lượng: đến năm 2010 sản lượng đạt 223.150 tấn, gấp 2,72 lần (tăng 140.970 tấn) so với năm 2005; giá trị 1.852.760 triệu đồng, gấp 2,81 lần so với năm 2005; đến năm 2015, sản lượng đạt 311.700 tấn, gấp 1,41 lần (tăng 88.550 tấn) so với năm 2010; giá trị 2.677.320 triệu đồng, gấp 1,38 lần so với năm 2010; đến năm 2020, sản lượng đạt 418.100 tấn, gấp 1,34 lần (tăng 106.400 tấn) so với năm 2015; giá trị 3.687.480 triệu đồng, gấp 1,38 lần so với năm 2015;
- Nhu cầu giống nuôi thủy sản: đến năm 2010 và định hướng năm 2020, nhu cầu giống tăng bình quân 5,92%/năm chiếm khoảng 2,3 tỷ con giống các loại, trong đó giống tôm càng xanh nhu cầu tăng từ 14,87%/năm chiếm khoảng 240 triệu giống tôm càng xanh; đến năm 2010, có 85 - 95 trại tôm cá giống và 100 - 116 trại tôm cá giống và vào năm 2020 có khoảng 48 trại tôm và 68 trại cá giống; đặc biệt từ nay, đến năm 2010 sẽ hoàn thành trại giống thủy sản cấp I của thành phố, nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển giống cho toàn thành phố và khu vực;
- Nhu cầu lao động nuôi thủy sản: đến năm 2010 cần 12.820 người, gấp 1,50 lần so với năm 2005; năm 2015 cần 15.306 người, gấp 1,79 lần so với năm 2005 và năm 2020 gấp 2,08 lần so với năm 2005;
- Nhu cầu thức ăn phục vụ nuôi thủy sản: đến năm 2010 cần 341.200 tấn, năm 2015 tăng lên 478.800 tấn và năm 2020 tăng lên 644.700 tấn.
2. Khai thác thủy sản
- Sản lượng và cơ cấu sản lượng thủy sản khai thác: đến năm 2010, sản lượng là 5.000 tấn (100,0%); trong đó cá 4.338 tấn chiếm 86,6%, tôm 50 tấn chiếm 1%, thủy sản khác 612 tấn chiếm 12,2%; đến năm 2015, sản lượng là 4.000 tấn chiếm 100%); trong đó cá 3.338 tấn chiếm 85,3%, giảm thêm 1.000 tấn cá so với năm 2010, duy trì ổn định tôm 50 tấn chiếm 1,3% và thủy sản khác 612 tấn chiếm 13,5%; đến năm 2020, duy trì và ổn định sản lượng là 4.000 tấn/năm chiếm 100%; trong đó cá 3.338 tấn chiếm 85,3%, tôm 50 tấn chiếm 1,3% và thủy sản khác 612 tấn chiếm 13,5%;
- Giá trị sản lượng khai thác thủy sản theo giá so sánh 1994: năm 2005 đạt 61.754 triệu (quy ra tỷ lệ chiếm 100%), năm 2010 giảm xuống 46.720 triệu đồng chiếm 75,66% so với năm 2005, giai đoạn 2015 - 2020 giảm xuống 38.720 triệu đồng chiếm 62,70% so với năm 2005 và tỷ trọng của giá trị sản lượng cá giảm dần trong cơ cấu (77,53% - 74,28% - 68,97%).
3. Chế biến và dịch vụ thương mại thủy sản
- Tổng sản lượng chế biến xuất khẩu đến năm 2010 đạt 80.000 tấn; năm 2015 đạt 120.000 tấn và đến năm 2020 đạt 160.000 tấn;
- Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 350 triệu USD (chỉ số phát triển so năm mốc 254%); năm 2015 đạt 550 triệu USD (chỉ số phát triển so năm mốc 400%) và đến năm 2020 đạt 864 triệu USD (chỉ số phát triển so năm mốc 628%);
- Các dạng sản phẩm chủ yếu từ tôm: tăng tỷ trọng sản phẩm tôm đông IQF, các dạng sản phẩm HLSO, HOSO, PUD, PD, giảm dạng đông Block, phát triển các mặt hàng giá trị gia tăng và ăn liền như Sushi, Nobashi, tôm tẩm bột chiên, tôm bao bột, há cảo, chả giò, tôm thịt cuộn bắp cải đông lạnh, tôm thịt bao mía, Seafoodmix (tôm, mực, nghêu); các dạng sản phẩm chủ yếu từ cá: cá dạng thỏi đông IQF, cá xẻ bướm đông IQF, cá viên đông IQF, cá fillet dán bột IQF, cá fillet tẩm bột IQF, khô cá tra phồng, phát triển thêm các dạng sản phẩm từ cá nước ngọt khác như rô phi, thát lát và các loại thủy đặc sản cao cấp khác;
- Lao động chế biến thủy sản xuất khẩu: đến năm 2010, nhu cầu lao động cần 11.400 lao động; đến năm 2015 là 15.300 lao động; đến năm 2020 sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 18.200 lao động;
- Năng lực chế biến xuất khẩu: đến năm 2010, số nhà máy chế biến là 21 với tổng công suất thiết kế 140.550 tấn/năm; đến năm 2015, số nhà máy chế biến là 26 với tổng công suất thiết kế đạt 233.500; đến năm 2020, số nhà máy chế biến là 32 với tổng công suất thiết kế đạt 296.500 tấn/năm; các nhà máy chế biến xuất khẩu sẽ được quy hoạch vào khu công nghiệp phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
4. Nguồn nhân lực: đến năm 2010 thu hút được 28.698 lao động, tăng 12.025 người so với năm 2005 (16.673 người), tăng 72%; đến năm 2015 thu hút được 34.843 lao động, tăng 6.145 người so với năm 2010, tăng 21%. Trong đó, lao động chế biến và dịch vụ thương mại chiếm 50,48% (17.590 người), lao động nuôi thủy sản chiếm 47,28% (16.473 người), lao động khai thác thủy sản và dịch vụ hậu cần thủy sản chiếm 2,01% (7000 người) và lao động quản lý, sự nghiệp chiếm 0,23% (80 người); đến năm 2020 thu hút được 40.731 lao động, tăng 5.888 người so vớiz năm 2015, tăng 17% và chất lượng lao động ngày càng được nâng cao thông qua quá trình đào tạo, tập huấn,...dự kiến giai đoạn 2010 - 2020 tập huấn khoảng 80 - 100% đội ngũ lao động.
5. Nhu cầu và nguồn vốn đầu tư
5.1. Nhu cầu vốn đầu tư
Tổng nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho giai đoạn 2006 - 2020 là 4.561.266 triệu đồng; trong đó, giai đoạn 2006 - 2010 là 1.600.474 triệu đồng, giai đoạn: 2011- 2015 là 1.613.016 triệu đồng và giai đoạn 2016 - 2020 là 1.347.776 triệu đồng, cơ cấu nhu cầu vốn đầu tư cho từng lĩnh vực cụ thể như sau:
- Khai thác và dịch vụ thương mại thủy sản: giai đoạn 2006 - 2020 là 9.074 triệu đồng chiếm 2%; trong đó, giai đoạn 2006 - 2010 là 3.118 triệu đồng, giai đoạn: 2011 - 2015 là 2.978 triệu đồng và giai đoạn 2016 - 2020 là 2.978 triệu đồng;
- Nuôi thủy sản: giai đoạn 2006 - 2020 là 1.210.220 triệu đồng, chiếm 26,53%; trong đó, giai đoạn 2006 - 2010 là 585.900 triệu đồng, giai đoạn 2011 - 2015 là 312.160 triệu đồng và giai đoạn 2016 - 2020 là 312.160 triệu đồng;
- Chế biến và Dịch vụ thương mại thủy sản: giai đoạn 2006 - 2020 là 3.341.972 triệu đồng chiếm 73,27%; trong đó, giai đoạn 2006 - 2010 là 1.011.456 triệu đồng, giai đoạn 2011 - 2015 là 1.297.878 triệu đồng và giai đoạn 2016 - 2020 là 1.032.638 triệu đồng.
5.2. Cơ cấu nguồn vốn
Ngân sách Trung ương hỗ trợ, ngân sách thành phố và huy động các nguồn vốn khác, năm giai đoạn 2006 - 2020 ngân sách nhà nước hỗ trợ là 115.000 triệu đồng, chiếm 2,5% so với nhu cầu vốn đầu tư là 4.561.266 triệu đồng (chiếm 100%); trong đó, ngân sách trung ương hỗ trợ là 63.516 triệu đồng, ngân sách thành phố là 51.484 triệu đồng, cụ thể như sau:
- Giai đoạn 2006 - 2010 là 75.000 triệu đồng; trong đó ngân sách trung ương là 43.516 triệu đồng, ngân sách thành phố là 31.484 triệu đồng;
- Giai đoạn 2011 - 2015 là 20.000 triệu đồng; trong đó, ngân sách trung ương hỗ trợ là 10.000 triệu đồng, ngân sách thành phố là 10.000 triệu đồng;
- Giai đoạn 2016 - 2020 là 20.000 triệu đồng; trong đó, ngân sách trung ương là 10.000 triệu đồng, ngân sách thành phố là 10.000 triệu đồng.
1. Chính sách huy động nguồn vốn và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất
- Thực hiện chính sách của nhà nước và tình hình thực tế của thành phố trong cơ chế đầu tư để thu hút nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vốn và công nghệ để phát triển sản xuất kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực của ngành thủy sản; chính sách cho vay vốn ưu đãi đối với những vùng còn nhiều khó khăn, các cồn nổi trên sông Hậu; ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, dịch vụ nghề cá,… nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư phát huy tiềm năng của địa phương, phát triển sản xuất kinh doanh và dịch vụ nghề cá;
- Cùng với việc cho các doanh nghiệp vay theo quy định, khuyến khích các ngân hàng thương mại bằng các hình thức phù hợp tham gia trực tiếp đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển nghề cá theo quy hoạch;
- Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất trong ngành thủy sản theo hướng phát triển kinh tế nhiều thành phần; trong đó, khuyến khích phát triển mô hình kinh tế trang trại, các hợp tác xã, tổ hợp tác nuôi trồng, chế biến và dịch vụ hậu cần thủy sản nhằm tập trung các nguồn vốn, tạo khối lượng hàng hóa và dịch vụ lớn, tăng sức cạnh tranh; củng cố một số quốc doanh nhằm giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực dịch vụ và chuyển giao công nghệ mới; phát triển kinh tế tư bản tư nhân ở các lĩnh vực nghề cá; khuyến khích thành lập các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thu hút vốn, công nghệ cao và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
2. Tập trung đầu tư xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng nghề cá
- Tập trung vốn đầu tư xây dựng các chợ đầu mối ở những nơi có điều kiện thuận lợi như: quận Bình Thủy, huyện Phong Điền, huyện Thốt Nốt, và huyện Vĩnh Thạnh,...;
- Tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hoàn thiện hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản, tạo được những vùng sản xuất tập trung để áp dụng công nghệ tiên tiến, tạo sản lượng hàng hóa lớn và ổn định; đồng thời, bảo vệ môi trường, sinh thái;
- Điều chỉnh quy hoạch thủy lợi theo hướng phục vụ đa mục tiêu, không chỉ phục vụ cho nông nghiệp mà cho cả nuôi trồng thủy sản, nước sinh hoạt, giao thông; gắn quy hoạch thủy lợi với kiểm soát lũ, tháo chua, xổ phèn, ngăn mặn, giữ ngọt, xây dựng cụm, tuyến dân cư; gắn phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, nông nghiệp với thủy sản.
3. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu gắn với tổ chức lại sản xuất
- Về khai thác thủy sản: tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nghề khai thác thủy sản ảnh hưởng đến công tác bảo vệ nguồn lợi sang nghề khác như nuôi trồng thủy sản, dịch vụ, du lịch,... Quản lý chặt chẽ việc đóng mới, cấp giấy phép khai thác, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực khai thác thủy sản; giảm dần sản lượng khai thác đến năm 2015 và ổn định 4.000 tấn hàng năm; hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân khai thác theo mùa vụ, tránh khai thác trong mùa đẻ trứng rộ; khai thác phải đi đôi với bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản;
- Về nuôi trồng thủy sản: phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản ở tất cả các loại mặt nước, trong đó chú trọng đến vùng nuôi ao, ruộng, lồng bè tập trung, gắn với mô hình quản lý cộng đồng, hình thành các tổ chức kinh tế tập thể, hội, chi hội,.... hình thành vùng nuôi thâm canh tập trung có khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, thực hiện nuôi sạch, sản xuất giống sạch, bảo vệ môi trường và là nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho xuất khẩu;
- Về dịch vụ chế biến: hình thành các cụm dịch vụ (chợ cá đầu mối, dịch vụ nguyên vật liệu,…) gắn với các khu công nghiệp chế biến công nghệ cao để thu hút khối lượng nguyên liệu lớn, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, tăng giá trị cho các loại sản phẩm, từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủy sản của thành phố nói riêng, đồng bằng sông Cửu Long và Việt Nam nói chung.
4. Về chế biến thương mại và phát triển thị trường
- Mở rộng thị trường trong nước thông qua việc đa dạng hóa các loại sản phẩm có chất lượng cao, giá cả hợp lý, phù hợp khẩu vị; đồng thời, chú trọng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại các đô thị lớn, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, khu công nghiệp Biên Hòa, Bình Dương, Tây Nguyên và miền Bắc;
- Phát huy lợi thế cạnh tranh của thủy sản nuôi trồng để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản; tăng cường xúc tiến thương mại, đào tạo cán bộ có năng lực làm công tác thương mại, tăng cường khả năng thông tin và dự báo thị trường,… để tiếp tục giữ vững thị trường truyền thống, phát triển thị trường mới, đặc biệt chú ý mở rộng ra các thị trường Trung Quốc, Châu Phi, các nước Ả Rập, Nam Mỹ,...;
- Các tổ chức, doanh nghiệp, hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản tích cực tiếp thị trên các thị trường trong và ngoài nước; nhanh chóng xây dựng thương hiệu, quảng bá thương hiệu như cá tra, tôm càng xanh,…; đồng thời, có các biện pháp chặt chẽ để giữ vững và nâng cao uy tín của thương hiệu.
5. Về khoa học - công nghệ, khuyến ngư và hợp tác quốc tế
- Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu khoa học - công nghệ; đồng thời, lựa chọn và du nhập công nghệ tiên tiến của nước ngoài tạo đột phá để phát triển nhanh, hiệu quả phù hợp với nghề cá thành phố nhất là trong sản xuất giống, công nghệ chế biến tạo giá trị gia tăng cao; bảo quản nguyên liệu sau thu hoạch; nghiên cứu bảo vệ nguồn lợi trên hệ thống sông Hậu, khu ruộng trũng phía Tây thành phố;
- Tiếp tục xây dựng các mô hình khuyến ngư, nhân rộng các mô hình tốt trong sản xuất; thực hiện tốt chính sách khuyến khích các nhà khoa học trong và ngoài ngành chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất có năng suất, chất lượng cao, hiệu quả và bền vững. Thực hiện xã hội hóa công tác khuyến nông theo Nghị định số 56/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về khuyến nông, khuyến ngư;
- Đổi mới chính sách quản lý khoa học - công nghệ, gắn khoa học với thực tiễn sản xuất;
- Tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính và trợ giúp kỹ thuật của các tổ chức quốc tế và khu vực thông qua các chương trình, dự án cụ thể, phù hợp với mục tiêu phát triển của quy hoạch, chủ động hội nhập quốc tế; tích cực tìm kiếm đối tác để thu hút vốn đầu tư, công nghệ nước ngoài nhằm tạo nguồn lực cho phát triển; tích cực tìm kiếm và hợp tác nước ngoài để xuất khẩu lao động và nhập khẩu nguyên liệu chế biến thủy sản;
- Tranh thủ các dự án quốc tế ngành thủy sản giai đoạn II (FSPS II) 2006 - 2010 hỗ trợ cho thủy sản thành phố như: tăng cường quản lý hành chính thủy sản (STOFA); phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững (SUDA); tăng cường năng lực sau thu hoạch và Marketing (POSMA).
- Tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho tất cả các lĩnh vực ngành thủy sản (nuôi trồng thủy sản, chế biến và dịch vụ thương mại thủy sản, quản lý nhà nước, sự nghiệp nghiên cứu,...); xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao; tăng cường các hình thức đào tạo, tập huấn ngắn hạn vừa làm vừa học, phù hợp với tập quán của lao động thủy sản, phấn đấu 100% lao động nghề cá đều được tập huấn, 70% qua đào tạo đáp ứng được tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thủy sản của thành phố;
- Tiếp tục đào tạo và đào tạo lại để bổ sung, củng cố đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật đảm bảo có đủ năng lực quản lý ngành trong quá trình phát triển.
- Nâng cao hiệu quả của hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa giữa người sản xuất với doanh nghiệp phải được thực hiện theo đúng các quy định pháp luật về hợp đồng. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền cũng đóng vai trò quan trọng để nâng cao ý thức luật pháp, tuyên truyền phải là bước đi đầu trong quá trình liên kết;
- Tổ chức tốt các hình thức kinh tế tập thể, câu lạc bộ nghề ở nông thôn và thực sự là cầu nối giữa doanh nghiệp - người sản xuất được gắn kết với nhau, trên nguyên tắc nâng cao chữ “tín” để tạo niềm tin cho doanh nghiệp và giải quyết nợ tồn đọng của người sản xuất;
- Sử dụng tốt hơn vai trò của tư thương làm “cầu nối” để phát triển liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ nông dân; việc sử dụng đó phải dựa trên cơ sở phát huy những mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực để phát huy tay nghề, vốn, kinh nghiệm tổ chức và quản lý, nghệ thuật kinh doanh,… Xây dựng mối liên kết giữa thương nghiệp tư nhân, hợp tác xã với doanh nghiệp;
- Xây dựng cơ chế thực hiện tốt hơn sự liên kết giữa “bốn Nhà”; vai trò, vị trí của các "Nhà" đã được xác định, tuy nhiên để “các Nhà” có thể gắn bó chặt chẽ hơn, cần sử dụng tốt hơn công cụ lợi ích kinh tế, trong đó, Nhà nước phải là cơ quan trung gian, đặt ra và thực hiện việc liên kết này;
- Xây dựng cơ chế bảo hiểm giá thủy sản, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả liên kết kinh tế; thực hiện tốt Quyết định số 110/2002/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc lập, sử dụng và quản lý Quỹ Bảo hiểm xuất khẩu ngành hàng, khuyến khích các Công ty bảo hiểm, bảo hiểm nông nghiệp hay những hợp đồng sản xuất và tiêu thụ giữa các doanh nghiệp và người sản xuất;
- Hoàn thiện chính sách tạo điều kiện thuận lợi để phát triển liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp như: luật pháp, xây dựng kết cấu hạ tầng, quy hoạch vùng sản xuất, chính sách về tín dụng, đất đai, thị trường, trợ giá nông thủy sản,...
8. Giải pháp tạo nguồn nguyên liệu
- Khuyến khích phát triển nuôi xen canh và luân canh đối với một số đối tượng, nhanh chóng tiếp cận và ứng dụng công nghệ nuôi thủy sản tiên tiến hiện đại;
- Nhanh chóng hình thành những vùng nuôi thủy sản như tôm, cá, thủy đặc sản, tập trung với quy mô lớn trên những khu vực đã quy hoạch; nâng cao trình độ công nghệ nuôi bán thâm canh và thâm canh trên diện rộng, tiếp cận và áp dụng từng bước công nghệ nuôi siêu thâm canh,… tạo sản lượng hàng hóa cung ứng nguyên liệu thủy sản cho chế biến xuất khẩu thủy sản;
- Áp dụng một số mô hình khép kín dạng Nông trường Sông Hậu hay Nông trường Cờ Đỏ và xu hướng gắn kết giữa người nuôi với nhà máy chế biến sẽ dễ dàng kiểm soát chất lượng nguyên liệu; khuyến khích người nuôi tham gia mua cổ phiếu của doanh nghiệp, có như vậy người nuôi sẽ thể hiện trách nhiệm đảm bảo chất lượng nguyên liệu cung cấp;
- Tăng cường mối liên kết giữa 4 “Nhà” là Nhà khoa học - Nhà sản xuất - Nhà doanh nghiệp - Nhà quản lý;
- Áp dụng các công nghệ bảo quản và giữ tươi nguyên liệu ngay sau khi thu hoạch, đánh bắt và giảm thất thoát sau thu hoạch;
- Đầu tư công nghệ tiên tiến để kiểm soát nguồn nguyên liệu kém chất lượng, chế biến thành phẩm những sản phẩm chất lượng tốt, có khả năng cạnh tranh cao; nghiên cứu chế biến những sản phẩm mới, đặc biệt là sản phẩm từ phụ phẩm để tận thu tối đa nguồn nguyên liệu và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh; phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng cao là động lực để thu hút tốt nguyên liệu từ nơi khác. Đây là một hướng đi cho ngành chế biến thủy sản thành phố trong thời gian tới;
- Để đảm bảo về giá thành nguyên liệu, từng bước xây dựng các chợ bán nguyên liệu, chợ đấu giá thủy sản,... nhằm hạn chế và tránh tình trạng bị ép giá đối với người sản xuất;
- Chú trọng nhập một số nguyên liệu từ nước ngoài để đưa vào chế biến công nghiệp tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng, góp phần vào hoạt động cung ứng các nguyên liệu cho sản xuất - chế biến - kinh doanh thủy sản xuất khẩu.
9. Giải pháp quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm
- Các cơ sở sản xuất - kinh doanh chế biến thủy hải sản cần phải áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, thực hiện các quy định về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng đã công bố đối với sản phẩm xuất xưởng; tự kiểm tra và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm đã công bố; thực hiện quy chế ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật; không được sử dụng loại phụ gia, hóa chất thuộc danh mục cấm sử dụng để bảo quản và chế biến thủy sản và nguyên liệu thủy sản đưa vào chế biến phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Tổ chức, cá nhân khai thác, nuôi trồng, bảo quản, vận chuyển, chế biến, xuất nhập khẩu thủy sản phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về chất lượng hàng hóa, pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Doanh nghiệp chế biến thủy sản thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chuyên môn thực hiện công việc giám sát, kiểm tra chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, vượt qua các rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu; áp dụng các tiêu chuẩn: HACCP, ISO 9002, SQF 2000CM. Lưu ý sử dụng kháng sinh trong nguyên liệu thủy sản và chế biến thủy sản;
- Tuân thủ các quy định về sử dụng hóa chất trong nuôi trồng, bảo quản và chế biến thủy sản theo hướng dẫn của Bộ Thủy sản, Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan.
10. Giải pháp đảm bảo môi trường
10.1. Nhóm giải pháp công nghệ
- Loại tác nhân vật lý, ô nhiễm nhiệt và khí thải (chủ yếu là khí thải) cần phải quan tâm giải quyết, chẳng hạn như cơ sở sản xuất nước mắm, bột cá nằm ở những khu đông dân cư, khu du lịch phải di dời địa điểm, nhanh chóng thay đổi thiết bị công nghệ sản xuất như lên men công nghiệp, dây chuyền khép kín nhằm hạn chế khí thải độc hại phát tán vào môi trường xung quanh;
- Tác nhân lạnh: hiện nay, Việt Nam còn được sử dụng CFC đến năm 2010, trong tương lai sẽ dần thay thế CFC bằng tác nhân lạnh khác, tạm thời có thể dùng R22 hoặc R717;
- Dạng phế thải rắn có thể dùng biện pháp chôn vùi hoặc ép rồi đưa tập trung lại tại một điểm để xử lý bằng các phương pháp chuyên;
- Dạng phế thải lỏng: xây dựng hệ thống rãnh thoát nước tập trung chảy vào bể chứa trung gian có chứa bùn hoạt tính có thể ôxy hóa Nitơ trong nước thải hoặc dùng trực khuẩn khử Nitrit với sự xúc tác của một lượng nhỏ ôxy hòa tan, hoặc cho thêm vào dịch nước thải nguồn sinh Cacbon như Metanol để duy trì hoạt động của trực khuẩn khử Nitrit;
- Loại phế thải lỏng có mang theo hóa chất cũng được tập trung cho vào các bể và sau đó xử lý bằng phương pháp hóa học hoặc sinh học trước khi đưa ra môi trường;
- Xây dựng xí nghiệp đa mặt hàng, sử dụng đa mục đích nguyên liệu thủy sản để các phân xưởng có điều kiện hỗ trợ cho nhau về mọi phương diện, kể cả giải quyết phế thải.
10.2. Nhóm giải pháp quản lý
- Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường
Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý môi trường với ngành thủy sản và Ủy ban nhân dân thành phố trong việc thống nhất hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện tốt những quy định của pháp luật và phải có sự quản lý, giám sát, đánh giá thống nhất tình hình môi trường của doanh nghiệp.
- Về áp dụng sản xuất sạch hơn
Việc áp dụng sản xuất sạch hơn không những mang lại nhiều ý nghĩa về kinh tế mà còn góp phần giảm thiểu các yếu tố gây ô nhiễm môi trường đặc biệt là nước thải vì vậy cần tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề về áp dụng sản xuất sạch hơn cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản kể cả quy mô công nghiệp và quy mô thủ công.
- Cần có thưởng và phạt trong công tác bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp:
Khuyến khích thưởng những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ môi trường áp dụng công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường, cấp chứng chỉ môi trường cho các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó đối với những doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng kéo dài thì cần có hình thức phạt thích đáng và bị đưa vào “danh sách đen”.
- Về công nghệ sản xuất sản phẩm
Đa dạng hóa mặt hàng kể cả những mặt hàng từ phế liệu nhằm tận dụng tối đa nguyên liệu có được nhằm giảm thiểu lượng phế thải góp phần bảo vệ môi trường. Cần thay thế những quy trình sản xuất không đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường.
- Xây dựng tiêu chuẩn môi trường cho nước thải và khí thải thủy sản
Các chỉ tiêu phân tích đánh giá chất lượng nước thải, khí thải trong tiêu chuẩn Việt Nam là quá rộng, quá nhiều chỉ tiêu trong khi vẫn có những mối quan hệ tỷ lệ giữa các chỉ tiêu này nếu như phân tích tất cả các chỉ tiêu này để đánh giá thì sẽ rất tốn kém cho doanh nghiệp, nếu phân tích một số chỉ tiêu (như một số địa phương đang làm) thì sẽ không thống nhất, vì vậy cần thiết phải xây dựng tiêu chuẩn nước thải, khí thải riêng cho lĩnh vực chế biến thủy sản.
- Nuôi thủy sản theo hướng bền vững, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường:
Phát triển nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, đúng quy định của tiêu chuẩn ngành và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn; kết hợp với bảo vệ môi trường để phát triển bền vững. Xây dựng các mô hình nuôi thủy sản tốt (GAP), nuôi theo tiêu chuẩn chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm SQF1000CM.
VII. Danh mục các dự án nghiên cứu khả thi
1. Trong nuôi thủy sản
1.1. Dự án đầu tư kết cấu hạ tầng nuôi trồng thủy sản có 6 dự án
+ Dự án hạ tầng nuôi cá tra, xã Thới Thuận, huyện Thốt Nốt; giai đoạn 2006 - 2010; quy mô: 300 ha; vốn đầu tư: 9.000 triệu đồng.
+ Dự án đầu tư kết cấu hạ tầng nuôi cá tra, ấp Vĩnh Lân, xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh; giai đoạn 2006 - 2010; quy mô: 300 ha; vốn đầu tư: 9.000 triệu đồng.
+ Dự án đầu tư kết cấu hạ tầng nuôi cá tra, xã Thới Thạnh, Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ; quy mô: 100 ha; giai đoạn 2007 - 2015; vốn đầu tư: 2.500 triệu đồng.
+ Dự án kết cấu hạ tầng nuôi cá tra, phường Thới Long, Thới An, quận Ô Môn; quy mô: 100 ha; giai đoạn 2006 - 2015; vốn đầu tư: 2.500 triệu đồng.
+ Dự án nuôi tôm càng xanh phục vụ xuất khẩu Vinh Trinh, Thạnh Mỹ, huyện Thốt Nốt; quy mô: 600 ha; giai đoạn 2006 - 2010; vốn đầu tư: 23.000 triệu đồng; trong đó vốn ngân sách: 4.000 triệu đồng.
+ Dự án nuôi tôm càng xanh phục vụ chế biến xuất khẩu, xã Trường Thành, Thới Lai, huyện Cờ Đỏ; quy mô: 300 ha; giai đoạn 2006 - 2010; vốn đầu tư: 2.000 triệu đồng.
1.2. Dự án hệ thống sản xuất giống có 6 dự án
+ Trung tâm giống thủy sản cấp I thành phố Cần Thơ; địa điểm xã Thạnh Mỹ, huyện Vĩnh Thạnh; giai đoạn 2006 - 2010; quy mô từ 20 - 21 ha; Tổng vốn thực hiện: 50.000 triệu; Ngân sách trung ương hỗ trợ: 35.000 triệu đồng.
+ Dự án đầu tư khu sản xuất giống và thực nghiệm thủy sản huyện Ô Môn; địa điểm: phường Thới An, quận Ô Môn; quy mô: 3,5 ha; giai đoạn 2007 - 2008; vốn đầu tư: 2.000 triệu đồng.
+ Dự án đầu tư xây dựng trung tâm giống thủy sản huyện Thốt Nốt; địa điểm: ấp Tân Mỹ, xã Tân Lộc, huyện Thốt Nốt; quy mô >10 ha; giai đoạn 2007 - 2010; vốn đầu tư: 5.000 triệu đồng.
+ Dự án đầu tư xây dựng trung tâm giống thủy sản huyện Cờ Đỏ; giai đoạn 2007 - 2010; địa điểm: xã Thới Hưng - xã Thới Thạnh; quy mô từ 5 - 10 ha; vốn đầu tư 8.000 triệu đồng.
+ Dự án đầu tư xây dựng trung tâm giống thủy sản huyện Vĩnh Thạnh; địa điểm: xã Thạnh Qưới; quy mô từ 5 - 10 ha; giai đoạn: 2010 - 2012; vốn đầu tư: 8.000 triệu đồng.
+ Dự án đầu tư xây dựng trung tâm giống thủy sản huyện Phong Điền; địa điểm: xã Tân Thới; quy mô từ 5 - 10 ha; giai đoạn: 2010 - 2015; vốn đầu tư: 8.000 triệu đồng.
1.3. Dự án đánh giá sức tải môi trường phục vụ phát triển nuôi thủy sản bền vững giai đoạn 2010 - 2015.
1.4. Chương trình phát triển nuôi cá tra bảo vệ môi trường giai đoạn 2008 - 2010.
2. Trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- Dự án bảo tồn gien một số loài thủy sản quý hiếm tại thành phố.
- Dự án bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản trên sông Hậu và các khu ruộng trũng.
- Dự án đánh giá tình hình xử lý môi trường và đề xuất các giải pháp hoàn thiện trong các cơ sở chế biến thủy sản đến năm 2010;
- Dự án đánh giá và giải pháp đảm bảo an toàn vệ sinh khu vực mua, bán thủy sản tươi, sống tại các chợ trung tâm đầu mối trên địa bàn thành phố đến năm 2010;
- Dự án môi trường vùng nuôi, xử lý môi trường vùng nuôi thủy sản.
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan quản lý và công bố Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản thành phố Cần Thơ đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện.
Giám đốc sở, thủ trưởng cơ quan ban, ngành thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện quy hoạch nhằm đảm bảo sự thống nhất với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ đến năm 2020 với các quy hoạch ngành, lĩnh vực khác.
|
KT.
CHỦ TỊCH |