Quyết định 2429/QĐ-UBND.NC năm 2007 ban hành Đề án tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2010 do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành

Số hiệu 2429/QĐ-UBND.NC
Ngày ban hành 13/07/2007
Ngày có hiệu lực 13/07/2007
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Nguyễn Văn Hành
Lĩnh vực Dịch vụ pháp lý

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
*****

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*******

Số: 2429/QĐ-UBND.NC

Vinh, ngày 13 tháng 07 năm 2007

 

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2010.

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; 
Căn cứ Luật Trợ giúp pháp lý ngày 29/06/2006;

Căn cứ Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 13/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và h­ướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý;
Căn cứ Chỉ thị số 35/2006/CT-TTg ngày 13/10/2006 của Thủ tư­ớng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư­ pháp tại Tờ trình số 457/TTr-STP  ngày 16 tháng 05 năm 2007
,

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án tăng c­ường và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2010.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Các ông: Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, Ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Hành

 

ĐỀ ÁN

TĂNG CƯỜNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC  TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2429/QĐ-UBND.NC ngày 13 tháng 07 năm 2007 của UBND tỉnh Nghệ An).

Ngày 29/06/2006, Luật Trợ giúp pháp lý được Quốc hội khoá XI, Kỳ họp thứ IX thông qua, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007.

Để triển khai có hiệu quả Luật Trợ giúp pháp lý, tăng cường công tác trợ giúp pháp lý, UBND tỉnh ban hành Đề án tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2010 như sau:

A. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC TĂNG CƯỜNG, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

I. CƠ SƠ PHÁP LÝ.

- Luật Trợ giúp pháp lý ngày 29/06/2006, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007;

- Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý;

- Chỉ thị số 35/2006/CT-TTg ngày 13/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý;

- Quyết định số 08/2006/QĐ-BTP ngày 15/11/2006 của Bộ Tư pháp kèm theo Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 35/2006/CT-TTg ngày 13/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý;

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ.

1. Tình hình, đặc điểm.

Nghệ An là một tỉnh có diện tích rộng 16.480km2 với 19 huyện, thành phố, thị xã; 479 xã, phường, thị trấn trong đó có 115 xã đặc biệt khó khăn, trên 1 vạn thôn, bản. Dân số trên 3 triệu người (trong đó có 5 dân tộc thiểu số Thái, Thổ, H’mông, Khơmú, Ơđu); người nghèo chiếm 23,96%, ước tính khoảng 70 vạn; khoảng 42 vạn đồng bào dân tộc thiểu số; trên 47 vạn người có công với cách mạng, trên 11 vạn người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, gần 1 vạn người già cô đơn và trên 2,6 vạn trẻ em mồ côi, khuyết tật không nơi nương tựa.

Địa bàn rộng, địa hình phức tạp, việc đi lại của nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng cao gặp nhiều khó khăn trong khi đó một bộ phận khá lớn trình độ dân trí thấp cùng với nhiều tác động khác nên tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật, tình trạng khiếu nại, khiếu kiện hành chính, tranh chấp dân sự, đất đai ... xảy ra ngày càng nhiều và tương đối phức tạp.

Số người thuộc diện được trợ giúp pháp lý tại Nghệ An khoảng 1,2 triệu người; trong đó dự kiến khoảng 20 ngàn người có nhu cầu trợ giúp pháp lý; hình thức trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý được mở rộng như hoà giải, đại diện ngoài tố tụng, thực hiện những công việc liên quan đến thủ tục hành chính, khiếu nại và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

Qua khảo sát trên địa bàn tỉnh, cho thấy hoạt động trợ giúp pháp lý chỉ mới đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu tư vấn pháp luật và khoảng 10 % nhu cầu bào chữa, đại diện.

2. Về tổ chức bộ máy và đội ngũ chuyên viên, cộng tác viên.

a) Ở cấp tỉnh:

Thực hiện Quyết định số 734/QĐ-TTg ngày 06/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý, ngày 24/11/1997, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 4761/QĐ-UB thành lập Trung tâm trợ giúp pháp lý thuộc Sở Tư pháp.

[...]