Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 2426/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt kế hoạch và nhu cầu vốn thực hiện chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn 2013-2015 do tỉnh Lâm Đồng ban hành

Số hiệu 2426/QĐ-UBND
Ngày ban hành 29/11/2013
Ngày có hiệu lực 29/11/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Phạm S
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng,Tài chính nhà nước,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2426/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 29 tháng 11 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH VÀ NHU CẦU VỐN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CHO VAY VỐN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT ĐỐI VỚI HỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2013-2015.

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg ngày 04/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012-2015.

Căn cứ Thông tư số 02/2013/TT-UBDT ngày 24/6/2013 của Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện một số điều Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg ngày 04/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

Xét đề nghị của Trưởng Ban Dân tộc tại Tờ trình số 309/BDT-CSTT ngày 03/10/2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kế hoạch và nhu cầu vốn thực hiện chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn 2013-2015, cụ thể như sau:

1. Số đối tượng thụ hưởng: 7.221 hộ;

2. Tổng nhu cầu vay vốn: 57.768 triệu đồng, trong đó:

- Năm 2013: 2.456 hộ /19.648 triệu đồng;

- Năm 2014: 2.622 hộ/20.976 triệu đồng;

- Năm 2015: 2.143 hộ/17.144 triệu đồng.

Chi tiết tại Phụ lục I đính kèm.

3. Nguồn vốn:

a) Vốn vay: Ngân sách Trung ương;

b) Chi phí quản lý: Ngân sách tỉnh bằng 5% so với tổng mức kinh phí Trung ương phân bổ (trong đó: Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh: 01%; Ban Dân tộc: 01%; các địa phương: 03%)

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Ban Dân tộc là cơ quan thường trực, có trách nhiệm chủ trì phối hợp Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh, UBND các địa phương và các sở, ngành có liên quan;

- Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch, hàng năm rà soát nhu cầu nguồn vốn, trình UBND tỉnh phê duyệt, báo cáo bộ ngành Trung ương bố trí vốn thực hiện.

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách theo đúng quy định hiện hành; định kỳ 06 tháng, hàng năm báo cáo UBND tỉnh, Ủy ban Dân tộc theo quy định.

2. Sở Tài chính trên cơ sở tổng mức kinh phí Trung ương phân bổ, bố trí kinh phí thực hiện công tác quản lý theo quy định Điểm b, Khoản 3, Điều 1 Quyết định này.

3. UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc có trách nhiệm:

- Chỉ đạo UBND các phường, xã, thị trấn phổ biến rộng rãi các văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện việc cho vay vốn đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; hàng năm rà soát, bổ sung danh sách đối tượng thụ hưởng báo cáo UBND cấp huyện.

- Căn cứ các quy định hiện hành, phê duyệt danh sách các đối tượng thụ hưởng của địa phương, gửi Ban Dân tộc và Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh để tổng hợp trong kế hoạch chung của tỉnh và thực hiện cho vay theo quy định.

4. Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội trung ương; hướng dẫn quy trình và thủ tục cho vay đảm bảo đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện; thực hiện cho vay, thu hồi nợ, kéo dài thời gian sử dụng vốn vay và xử lý rủi ro theo quy định.

Các sở, ngành, địa phương có liên quan, định kỳ 06 tháng và hàng năm báo cáo kết quả thực hiện cho Ban Dân tộc tỉnh tổng hợp báo cáo Ủy ban Dân tộc và UBND tỉnh.

[...]