Quyết định 2426/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Đề án “Quản lý và giảm thiểu các rủi ro có thể trở thành thảm họa đối với thành phố Hà Nội”

Số hiệu 2426/QĐ-UBND
Ngày ban hành 21/05/2018
Ngày có hiệu lực 21/05/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Văn Sửu
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
T
HÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2426/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “QUẢN LÝ VÀ GIẢM THIỂU CÁC RỦI RO CÓ THỂ TRỞ THÀNH THẢM HỌA ĐỐI VỚI THÀNH PHỐ HÀ NỘI”

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013;

Căn cứ Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai;

Căn cứ Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2014 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó có sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

Căn cứ Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược Quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020”;

Xét đề nghị của Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội Hà Nội tại Văn bản số 209/VNC-ĐT ngày 27/4/2018;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Quản lý và giảm thiểu các rủi ro có thể trở thành thảm họa đối với thành phố Hà Nội” (Đề án kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các sở, ban, ngành Thành phố; Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội Hà Nội; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Đồng chí Bí thư Thành ủy;
- Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng;
- Đồng chí Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Thị Bích Ngọc;
- Đồng chí Phó Bí thư TT TU Đào Đức Toàn;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các PCT UBND Thành phố;
- Các UV BCS Đảng UBND TP;
- VPUB: CVP, các PCVP UBND TP;
KT, TKBT, ĐT;
- Lưu: VT, KT-15971.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Văn Sửu

 

ĐỀ ÁN

QUẢN LÝ VÀ GIẢM THIỂU CÁC RỦI RO CÓ THỂ TRỞ THÀNH THẢM HỌA ĐỐI VỚI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2426/QĐ-UBND ngày 21/5/2018 của UBND thành phố Hà Nội)

Phần I.

ĐẶT VẤN ĐỀ

I. Sự cần thiết của Đề án

Trên thế giới, có nhiều định nghĩa về rủi ro và thảm họa, song có thể quan niệm về rủi ro, thảm họa trong phát triển kinh tế - xã hội như sau: Rủi ro là những hậu quả tiêu cực xảy ra ngoài ý muốn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đô thị; gây thiệt hại, mất mát về tính mạng, tài sản, ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động kinh tế, xã hội và đời sống người dân. Thảm họa là hậu quả của quá trình rủi ro xảy ra trên quy mô rộng, gây thiệt hại nghiêm trọng về người, vật chất, kinh tế hoặc môi trường.

Rủi ro, thảm họa có thể xảy ra trong hầu hết các lĩnh vực: kinh tế, đô thị, môi trường, y tế, an ninh....; có thể do tác động của thiên nhiên hoặc do con người gây nên.

Trên thế giới, trong vài chục năm trở lại đây đã xảy ra nhiều thảm họa. Những thảm họa do thiên nhiên như động đất, lũ lụt xảy ra khá thường xuyên: trận động đất mạnh 8,9 độ richter xảy ra ở dưới biển ngoài khơi Indonesia năm 2004 gây ra "vạt" sóng thần lớn và rộng làm thiệt mạng gần 300.000 người ở nhiều nước Đông Nam Á và Nam Á (là trận động đất mạnh nhất trong vòng 40 năm qua); trận động đất mạnh 7,6 độ richter xảy ra ngày 8/10/2005 tại Pakistan làm hơn 30.000 người thiệt mạng... Bên cạnh đó, các thảm họa có nguyên nhân từ con người cũng rất nhiều, mà đặc biệt nghiêm trọng là các thảm họa về hạt nhân như vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Trecnobưn ở Ucraina (4/1986) làm 140 công nhân bị nhiễm phóng xạ ở mức độ cao, khoảng 30 người chết, 600.000 người bị phơi nhiễm và ảnh hưởng đến 5 triệu người sống trong vùng lân cận với nhà máy; sự cố mất điện tại Ấn Độ năm 2012 khiến khoảng 600 triệu người, tức một nửa dân số nước này thiếu điện nước sinh hoạt trong 2 ngày và những thiệt hại lớn về sản xuất, giao thông...

Tại Việt Nam, rủi ro do thiên tai, lũ lụt xảy ra trên hầu khắp cả nước. Ngoài ra, cũng đã xảy ra một số sự cố mang tính thảm họa có nguyên nhân từ con người như tai nạn lật tàu hỏa năm 1982 tại Trảng Bom, Đồng Nai làm hơn 300 người thiệt mạng, sự cố cháy tòa cao ốc ITC tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2002, làm thương vong hơn 100 người...

Để quản lý và giảm thiểu các rủi ro, thảm họa, tại nhiều quốc gia trên thế giới và khu vực, vấn đề kiểm soát rủi ro, phòng ngừa thảm họa đã được nghiên cứu từ rất sớm và được đưa vào trong các khung chính sách, chương trình hành động quốc gia, như: Đạo luật cơ bản về các biện pháp ứng phó thảm họa của Nhật Bản (1961), Luật quản lý thảm họa của Indonesia (2007), Luật Quản lý và Giảm thiểu rủi ro thảm họa của Philippines (2010), Pháp lệnh quản lý thảm họa quốc gia của Pakistan (2006), Luật Giảm thiểu và ngăn chặn thảm họa của Thái Lan (2007),... Bên cạnh ban hành các quy định pháp luật, một số quốc gia thành lập cơ quan quản lý thảm họa như: Bộ Phòng vệ dân sự, tình trạng khẩn cấp và giải quyết hậu quả thiên tai của Liên bang Nga, Bộ quản lý thảm họa và nhân quyền của Srilanka, Bộ lương thực và quản lý thảm họa của Bangladesh,...

Tại Việt Nam, các văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu tập trung đề cập đến các vấn đề về ứng phó sự cố, phòng chống, giảm nhẹ thiên tai. Riêng Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã đề cập đến cả các sự cố do con người gây ra.

Đối với thành phố Hà Nội, cho đến nay có một số trường hợp rủi ro có thể được coi là thảm họa do thiên nhiên gây ra: năm 1971, mưa to liên tục và một cơn bão lớn đã gây nên trận lũ lịch sử tại đồng bằng sông Hồng với mực nước sông Hồng ngày 20 tháng 8 lên đến 14,13 m ở Hà Nội (cao hơn mực nước báo động cấp III đến 2,63 m) khiến hệ thống đê bị vỡ ở ba địa điểm, làm chết 100.000 người, úng ngập 250.000 ha và hơn 2,7 triệu người chịu thiệt hại; trận mưa lớn lịch sử cuối năm 2008 đã làm hầu hết khu vực nội thành Hà Nội ngập trong 5 ngày, gây thiệt hại về người, hàng loạt phương tiện giao thông bị hỏng, nhiều công sở, trường học phải đóng cửa, ước tính thiệt hại khoảng 3.000 tỷ đồng.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ