UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 242/2006/QĐ-UBND
|
Thủ Dầu Một, ngày 08 tháng 11 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ VIỆC LÀM CHO NGƯỜI TÀN TẬT TỈNH BÌNH DƯƠNG
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật
Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 81/CP ngày
23/11/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của
Bộ Luật Lao động về lao động là người tàn tật và Nghị định số 116/2004/NĐ-CP
ngày 23/4/2004 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định 81/CP
ngày 23/11/1995 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số
19/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày 19/5/2005 của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch Đầu tư về việc hướng dẫn thi hành Nghị định
số 81/CP và Nghị định số 116/2004/NĐ-CP;
Xét đề nghị của Sở Lao động – Thương
binh và Xã hội tại Tờ trình số 975/SLĐTBXH-BTXH ngày 18 tháng 9 năm 2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ việc làm cho người
tàn tật tỉnh Bình Dương (Kèm theo).
Điều 2. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động –
Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này
có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Hoàng Sơn
|
QUY CHẾ
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ VIỆC
LÀM CHO NGƯỜI TÀN TẬT TỈNH BÌNH BƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 242/2006/QĐ-UBND ngày 08/11/2006 )
Chương
I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều
1. Phạm vi áp dụng
Quy chế này quy định
việc quản lý và sử dụng Quỹ việc làm cho người tàn tật theo Nghị định số 81/CP
ngày 23/11/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều
của Bộ luật Lao động về lao động là người tàn tật.
Điều
2. Lao động là người tàn tật theo quy định
là người lao động không phân biệt nguồn gốc gây ra tàn tật, bị khiếm khuyết một
hay nhiều bộ phận cơ thể, hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác
nhau, bị suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, được Hội đồng giám định y
khoa hoặc cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận theo quy định của Bộ Y tế.
Điều
3. Đối tượng vận động xây dựng Quỹ bao gồm:
các đơn vị, cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức trong và ngoài tỉnh.
Chương
II
VẬN ĐỘNG, QUẢN
LÝ QUỸ VIỆC LÀM CHO NGƯỜI TÀN TẬT
Điều
4. Nguồn quỹ: Quỹ việc làm cho người tàn tật
tỉnh Bình Dương được thành lập từ các nguồn sau:
1. Hàng năm, căn cứ khả
năng ngân sách địa phương và nhu cầu giải quyết việc làm, học nghề cho người
tàn tật tại địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân quyết định
bố trí một khoản từ ngân sách để bổ sung vốn cho Quỹ.
2. Các doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi hình thức sở hữu đều phải nhận một tỷ lệ lao
động là người tàn tật vào làm việc. Đối với doanh nghiệp thuộc các ngành công
nghiệp nặng là 2% và đối với doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác là 3% tổng
số lao động của doanh nghiệp, trường hợp doanh nghiệp nhận thấp hơn tỷ lệ quy định
trên thì hàng tháng phải nộp vào Quỹ việc làm cho người tàn tật số tiền tương ứng
với mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định nhân với số người còn thiếu.
Tỷ lệ người tàn tật
các doanh nghiệp phải tiếp nhận là tỷ số giữa người tàn tật so với tổng số lao
động có mặt bình quân tháng của doanh nghiệp.
3. Vận động sự trợ
giúp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh.
4. Các nguồn khác (nếu
có).
Điều
5. Vận động và quản lý quỹ
1. Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội, Uỷ ban Dân số - Gia đình - Trẻ em và Hội Bảo trợ Người
tàn tật - Trẻ mồ côi tỉnh chịu trách nhiệm vận động các tổ chức, đơn vị và cá
nhân trong và ngoài tỉnh, sau đó Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp
và chuyển giao cho Ngân hàng Chính sách Xã hội làm các thủ tục để cấp hoặc cho
các đối tượng theo quy định vay với lãi suất thấp.
2. Quỹ do Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân tỉnh ra quyết định thành lập, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội làm chủ tài khoản.
3. Phần nguồn vốn cho
vay được uỷ thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội, Quy chế uỷ thác do
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.
Chương
III
SỬ DỤNG QUỸ
Điều
6. Quỹ việc làm được sử dụng làm vốn để cấp
hỗ trợ hoặc cho các đối tượng theo quy định vay với lãi suất ưu đãi để học nghề
và giải quyết việc làm theo đúng mục tiêu kế hoạch đề ra. Căn cứ nhu cầu của
người tàn tật hàng năm được duyệt, Sở Tài chính chuyển vốn cho Ngân hàng Chính
sách Xã hội cộng với nguồn vốn vận động của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,
Uỷ ban Dân số - Gia đình - Trẻ em và Hội Bảo trợ Người tàn tật - Trẻ mồ côi và
các nguồn khác (nếu có) để làm nguồn vốn cho vay. Việc sử dụng nguồn quỹ này được
sử dụng vào các mục đích sau:
1. Cấp để hỗ trợ cho
các đối tượng:
a) Các cơ sở dạy nghề,
cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật để xây dựng, sửa chữa
nhà xưởng, mua máy móc thiết bị kỹ thuật, duy trì dạy nghề và phát triển sản xuất
theo dự án được cấp có thẩm quyền quy định.
b) Các doanh nghiệp nhận
số lao động là người tàn tật vào làm việc cao hơn tỷ lệ quy định: 2% đối với
doanh nghiệp thuộc các ngành sản xuất điện năng, luyện kim, hoá chất, địa chất,
đo đạc bản đồ, dầu khí, khai thác mỏ, khai thác khoáng sản, xây dựng cơ bản, vận
tải và 3% đối với doanh nghiệp thuộc các ngành còn lại thì khi sản xuất kinh
doanh gặp nhiều khó khăn, hoặc có dự án phát triển sản xuất, nhưng phải được cấp
có thẩm quyền xem xét hỗ trợ.
c) Cơ quan quản lý để
đào tạo nâng cao năng lực đối với người làm công tác dạy nghề, tư vấn, giới thiệu
việc làm cho người tàn tật.
2. Cho vay với lãi suất
ưu đãi (theo mức lãi suất cho vay đối với người tàn tật của Ngân hàng Chính
sách Xã hội) đối với các đối tượng sau:
a) Cơ sở dạy nghề, cơ
sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật.
b) Cá nhân và nhóm lao
động là người tàn tật.
c) Cơ sở dạy nghề nhận
người tàn tật vào học nghề và doanh nghiệp khác thuộc mọi thành phần kinh tế nhận
người tàn tật vào làm việc với tỷ lệ lao động là người tàn tật cao hơn tỷ lệ
quy định.
3. Chi 5% (trên tổng số
thu của Quỹ) cho hoạt động quản lý và các hoạt động hành chính như: mua sắm
phương tiện làm việc, văn phòng phẩm, công tác phí, xăng xe và các chi phí khác
của Ban quản lý Quỹ và tổ chuyên viên giúp việc cho Ban quản lý.
4. Số dư hàng năm của
Quỹ được chuyển sang năm sau. Không sử dụng Quỹ việc làm này vào các mục đích
khác.
Điều
7.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm kiểm tra
việc sử dụng quỹ, bảo đảm quỹ được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng.
2. Việc quản lý, sử dụng,
quyết toán kinh phí được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và
các văn bản hướng dẫn Luật Ngân sách Nhà nước.
Điều
8. Phân phối tiền lãi: Số tiền lãi thực
thu từ Quỹ Việc làm cho người tàn tật được phân phối như sau:
1. Trích 30% để chi trả
phí uỷ thác cho hệ thống Ngân hàng Chính sách Xã hội để thực hiện công tác quản
lý, cho vay, thu nợ của Ngân hàng Chính sách Xã hội. Việc sử dụng phí uỷ thác
theo quy định của Ngân hàng Chính sách Xã hội.
2. Trích 20% để chi
cho công tác hướng dẫn, thẩm định, tổ chức thực hiện và quản lý dự án tại địa
bàn từ cấp cơ sở đến cấp huyện, tỉnh.
3. Phần còn lại 50% lập
Quỹ dự phòng rủi ro của tỉnh.
Chương
IV
MỨC VAY, THỜI
HẠN VAY, LÃI SUẤT VAY VÀ THỦ TỤC CHO VAY
Điều
9. Mức vay
1. Đối với cá nhân người
tàn tật: Tuỳ theo nhu cầu học nghề và tạo việc làm mà cho vay nhưng tối đa
không quá 15 triệu đồng/1 trường hợp.
2. Đối với các nhóm và
cơ sở đào tạo nghề - giải quyết việc làm cho người tàn tật: Tuỳ vào dự án sản
xuất kinh doanh và số lượng người tàn tật được cơ sở nhận vào đào tạo nghề và
giải quyết việc làm được Ban quản lý Quỹ xem xét và quyết định mức cho vay
nhưng mức vay tối đa không quá 500 triệu đồng/1 dự án
Điều
10. Thời hạn vay: từ 5 năm trở xuống.
Điều
11. Lãi suất vay
1. Lãi suất cho vay được
tính theo mức lãi suất cho vay đối với người tàn tật của Ngân hàng Chính sách
Xã hội (tuỳ theo từng thời điểm).
2. Lãi suất nợ quá hạn
được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.
Điều
12. Về xử lý rủi ro do nguyên nhân bất khả
kháng
Đối tượng được xem xét
xử lý nợ rủi ro; nguyên nhân khách quan làm thiệt hại trực tiếp đến vốn và tài
sản của đối tượng được vay; biện pháp xử lý; hồ sơ pháp lý để xem xét xử lý nợ
bị rủi ro áp dụng theo quy định tại Quyết định số 69/2005/QĐ-TTg ngày 04/4/2005
của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế xử lý nợ bị rủi ro của Ngân
hàng Chính sách Xã hội và Thông tư số 65/2005/TT-BTC ngày 16/8/2005 của Bộ Tài
chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 69/2005/QĐ-TTg. Riêng thẩm quyền xem
xét xử lý nợ bị rủi ro do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định. Nguồn vốn để
xử lý nợ bị rủi ro lấy từ nguồn dự phòng rủi ro được trích từ thu lãi cho vay của
Quỹ.
Điều
13. Thủ tục cho vay: Các cơ sở dạy nghề,
cơ sở sản xuất kinh doanh và các doanh nghiệp thuộc đối tượng được hưởng chính
sách có nhu cầu cấp vốn hỗ trợ hoặc vay vốn phải có dự án (làm riêng theo từng
loại). Chủ dự án là người phụ trách các cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh
doanh, hoặc giám đốc doanh nghiệp - Hồ sơ dự án gồm:
1. Công văn đề nghị hỗ
trợ hoặc vay vốn.
2. Dự án đề nghị cấp vốn
hỗ trợ hoặc dự án vay vốn có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị
trấn, huyện, thị xã.
3. Danh sách lao động
(hoặc học viên) đang được sử dụng (hoặc đang học) trong đó ghi rõ danh sách người
tàn tật có xác nhận của Phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện, thị xã.
4. Bản sao giấy chứng
nhận “Cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tàn tật” hoặc “Cơ sở sản xuất kinh
doanh dành riêng cho người tàn tật” hoặc “Doanh nghiệp có người tàn tật tham
gia cao hơn tỷ lệ quy định” có chứng nhận của công chứng Nhà nước.
Sau khi đã đủ các thủ
tục đề nghị vay, Ngân hàng Chính sách Xã hội phối hợp với Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội sẽ tiến hành thẩm định, nếu hồ sơ và thủ tục hợp lệ thì Ngân
hàng Chính sách Xã hội sẽ tiến hành cho vay.
Chương
IV
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều
14.
1. Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm xác
nhận đơn và lập danh sách người tàn tật có nhu cầu học nghề hoặc tạo việc làm ở
tại địa phương.
2. Uỷ ban nhân dân và
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện, thị xã có trách nhiệm: kiểm tra,
xác nhận danh sách lao động, học viên tàn tật có nhu cầu học nghề và tạo việc
làm; tổ chức hướng dẫn, thực hiện các chính sách, chế độ đối với lao động là
người tàn tật thuộc địa phương quản lý. Đồng thời phối hợp với Uỷ ban Mặt trận
Tổ Quốc và các ngành chức năng của huyện, thị xã kiểm tra, giám sát việc thực
hiện của các cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh có người tàn tật học nghề
hoặc làm việc đóng trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý của huyện, thị xã.
3. Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm:
a) Phối hợp Hội Bảo trợ
người tàn tật - Trẻ mồ côi và Uỷ ban Dân số Gia đình - Trẻ em tỉnh vận động nguồn
kinh phí ủng hộ từ các đơn vị, các nhà hảo tâm có lòng từ thiện giúp đỡ người
tàn tật.
b) Chủ trì phối hợp
cùng Sở Tài chính, Sở Kế hoạch - Đầu tư lập kế hoạch thu, chi của Quỹ trình Uỷ
ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định.
c) Phối hợp Ngân hàng
Chính sách Xã hội lập dự toán ngân sách địa phương hàng năm bổ sung cho Quỹ học
nghề - tạo việc làm cho người tàn tật; quản lý nguồn ngân sách bổ sung hàng năm
cho Quỹ; hướng dẫn các cơ sở, đối tượng xây dựng dự án; kiểm tra, thẩm định các
dự án vay vốn.
d) Trình Uỷ ban nhân
dân tỉnh ra quyết định mức hỗ trợ, cho vay đối với các dự án xin cấp vốn hỗ trợ
và vay vốn của các cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp,
kinh phí đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác dạy nghề, tư vấn, giới
thiệu việc làm cho người tàn tật.
e) Quyết toán số thu,
chi hàng năm của Quỹ. Hàng năm báo cáo tình hình về vốn cấp, vốn vay đã được Uỷ
ban nhân dân tỉnh phê duyệt về Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài
chính và Bộ Kế hoạch - Đầu tư.
f) Tổ chức hướng dẫn,
thực hiện các chính sách, chế độ đối với lao động là người tàn tật thuộc địa
phương quản lý. Kiểm tra, xác định số lao động là người tàn tật mà các doanh
nghiệp phải nhận theo tỷ lệ quy định, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định số
tiền phải nộp vào Quỹ đối với từng doanh nghiệp.
g) Kiểm tra, thẩm định,
chứng nhận “Cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tàn tật” hoặc “Cơ sở sản xuất
kinh doanh dành riêng cho người tàn tật” hoặc “Doanh nghiệp có người tàn tật
tham gia cao hơn tỷ lệ quy định” và ra quyết định huỷ bỏ chứng nhận đối với các
cơ sở không còn đủ điều kiện được hưởng chính sách theo quy định.
h) Tổng hợp, tham mưu
trình Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức khen thưởng theo quy định hiện hành đối với
các tập thể, cá nhân thực hiện tốt việc xây dựng và quản lý Quỹ.
4. Sở Tài chính có
trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với
Sở Kế hoạch - Đầu tư cân đối và phân bổ nguồn vốn ngân sách địa phương hỗ trợ
Quỹ hàng năm trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.
b) Quy định nội dung
chi và định mức chi quản lý Quỹ, kiểm tra, giám sát sử dụng kinh phí quản lý Quỹ
theo quy định và thẩm định quyết toán của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
bao gồm cả quyết toán thu, chi Quỹ.
5. Sở Kế hoạch - Đầu
tư có trách nhiệm chủ trì phối hợp cùng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập
kế hoạch dạy nghề, giải quyết việc làm cho lao động là người tàn tật trong kế
hoạch lao động - việc làm hàng năm của địa phương và phối hợp cùng Sở Tài chính
cân đối hỗ trợ nguồn vốn ngân sách địa phương hàng năm cho Quỹ.
6. Ngân hàng Chính
sách Xã hội chịu trách nhiệm phối hợp tham gia thẩm định và thực hiện giải ngân
dự án, thu hồi nợ; hướng dẫn quy trình, thủ tục giải ngân, thu hồi vốn, xử lý nợ
đảm bảo chặt chẽ, đơn giản theo sự uỷ thác của Uỷ ban nhân dân tỉnh và cung cấp
các số liệu cần thiết cho Sở Lao động – Thương binh Xã hội để Sở quyết toán
thu, chi hàng năm và báo cáo các cấp có thẩm quyền theo quy định.
7. Uỷ ban Dân số Gia
đình và Trẻ em tỉnh chịu trách nhiệm nắm, lập danh sách trẻ em tàn tật có nhu cầu
học nghề, đồng thời phối hợp cùng Hội Bảo trợ Người tàn tật - Trẻ mồ côi và Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội vận động kinh phí để bổ sung nguồn quỹ cho vay
hàng năm.
Điều
15. Tổ chức, cá nhân xây dựng và quản lý
Quỹ có thành tích được khen thưởng, nếu vi phạm các quy định của Quy chế này,
tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách
nhiệm hình sự. Trường hợp gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định
của pháp luật./.