BỘ
TÀI CHÍNH
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2404/QĐ-BTC
|
Hà
Nội, ngày 27 tháng 9 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHẾ ĐỘ KIỂM TRA HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG THUỘC
DIỆN HOÀN THUẾ TRƯỚC, KIỂM TRA SAU
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Luật Quản lý thuế số
78/2006/QH11 ngày 29/11/2006, Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, Nghị định
số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 85/2007/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thực hiện;
Căn cứ Luật Thuế giá trị gia
tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 và các văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện;
Căn cứ Nghị định số
118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng
Tổng cục Thuế;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Chế độ kiểm tra hoàn thuế
giá trị gia tăng thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ
ngày ký.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng
cục Hải quan; Cục trưởng Cục Thuế, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Uỷ ban nhân dân, Sở Tài chính các tỉnh,
thành phố trực thuộc TƯ;
- Các Vụ, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Tài chính;
- Các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục Thuế;
- Các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan;
- Cục Hải quan, Chi cục Hải quan các tỉnh, thành phố;
- Cục Thuế các tỉnh, thành phố;
- Chi cục Thuế các quận, huyện, thị xã, thành phố;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Website Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế;
- Lưu: VT; TCT (VT, KK).Tuấn
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hoàng Anh Tuấn
|
CHẾ ĐỘ
KIỂM TRA HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG THUỘC DIỆN HOÀN THUẾ TRƯỚC,
KIỂM TRA SAU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2404 /QĐ-BTC ngày 27 tháng 9 năm 2012 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính)
Phần I
QUY ĐỊNH CHUNG
1. Quy định rõ trách nhiệm của
cơ quan quản lý thuế trong quá trình kiểm tra hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT)
theo quy định của Luật Thuế GTGT và Luật Quản lý thuế.
2. Chế độ này áp dụng trong việc
giải quyết hoàn thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế và việc kiểm tra sau hoàn
thuế tại trụ sở người nộp thuế đối với các trường hợp hồ sơ đề nghị hoàn thuế
GTGT của người nộp thuế thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau.
Phần II
KIỂM TRA HOÀN THUẾ
I. GIẢI QUYẾT
HOÀN THUẾ TẠI TRỤ SỞ CƠ QUAN THUẾ
1. Cơ quan Thuế các cấp thực hiện
giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau theo
quy định của Luật Quản lý thuế, Luật Thuế GTGT, các Nghị định của Chính phủ,
Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính có liên quan và Quy trình hoàn thuế của Tổng
cục Thuế.
2. Cơ quan
Thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế có trách nhiệm đối chiếu số nợ tiền thuế,
tiền phạt (bao gồm cả số nợ tiền thuế, tiền phạt thuộc phạm vi quản lý của cơ
quan Hải quan) của người nộp thuế tại thời điểm hoàn thuế trên ứng dụng (có sử
dụng chữ ký số) theo dõi thông tin nợ tiền thuế, tiền phạt liên kết với Tổng cục
Hải quan và phải bù trừ số tiền thuế, tiền phạt còn nợ (nếu có) với số tiền thuế
được hoàn khi ra quyết định hoàn thuế theo quy định.
Việc bù trừ số tiền thuế, tiền
phạt còn nợ thuộc phạm vi quản lý của cơ quan Hải quan thực hiện như sau:
+ Giai đoạn trước mắt khi chưa
có ứng dụng website có sử dụng chữ ký số để tra cứu số nợ tiền thuế, tiền phạt
thuộc phạm vi quản lý của cơ quan Hải quan mà Tổng cục Hải quan đang quản lý
thì cơ quan Thuế căn cứ số liệu nợ của người nộp thuế có liên quan trên trang
điện tử www.customs.gov.vn của Tổng cục Hải quan làm căn cứ lập, gửi thông báo
tạm dừng hoàn thuế đến người nộp thuế và thực hiện bù trừ các khoản hoàn trả với
các khoản phải thu theo hướng dẫn tại Điểm 6.4.1 Mục I Phần B
Thông tư số 128/2008/TT-BTC ngày 24/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thu
và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.
+ Giai đoạn tiếp theo khi Tổng cục
Thuế và Tổng cục Hải quan thiết lập được ứng dụng website có sử dụng chữ ký số
và thông tin nợ thuế được cập nhật nhanh hơn thì cơ quan Thuế tra cứu thông tin
trên website để đảm bảo rút ngắn thời gian.
Việc bù trừ số tiền thuế được
hoàn với số nợ tiền thuế, tiền phạt thuộc phạm vi quản lý của cơ quan Hải quan
nêu trên cũng được áp dụng đối với hồ sơ hoàn thuế GTGT thuộc diện kiểm tra trước,
hoàn thuế sau.
3. Trong quá trình giải quyết hồ
sơ hoàn thuế, trường hợp cơ quan Thuế xác định có số thuế chưa đủ điều kiện
hoàn, còn thiếu thông tin cần giải trình, bổ sung thì cơ quan Thuế phải có ngay
văn bản đề nghị người nộp thuế giải trình, bổ sung theo quy định làm căn cứ xét
hoàn thuế. Trường hợp hết thời hạn theo thông báo mà người nộp thuế không giải
trình bổ sung theo yêu cầu hoặc đã giải trình (lần hai) nhưng không chứng minh
được số thuế khai là đúng thì cơ quan Thuế chuyển ngay hồ sơ sang diện kiểm tra
trước, hoàn thuế sau theo quy định. Đối với số thuế đủ điều kiện được hoàn thì
cơ quan Thuế giải quyết tạm hoàn số thuế đã đủ điều kiện hoàn, không chờ kiểm
tra xác minh toàn bộ hồ sơ mới thực hiện hoàn thuế.
II. KIỂM TRA
SAU HOÀN THUẾ TẠI TRỤ SỞ NGƯỜI NỘP THUẾ
1. Cơ quan Thuế các cấp thực hiện
kiểm tra sau hoàn thuế tại trụ sở người nộp thuế đối với các hồ sơ hoàn thuế
thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau theo quy định của Luật Quản lý thuế và
các văn bản hướng dẫn có liên quan (không bao gồm trường hợp hoàn thuế GTGT đối
với người nộp thuế thuộc đối tượng ưu đãi miễn trừ ngoại giao).
Cục Thuế chỉ đạo việc kiểm tra
sau hoàn thuế đối với từng Phòng, Chi cục Thuế. Số hồ sơ hoàn thuế trước, kiểm
tra sau đã kiểm tra sau hoàn thuế có quy mô, có độ phức tạp, xử lý đúng quy định...
được tổng hợp vào chỉ tiêu kiểm tra, thanh tra thuế chung của toàn Cục Thuế.
Việc thực hiện kiểm tra sau hoàn
thuế thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế, Luật Thuế GTGT, các Nghị định
của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính có liên quan và Quy trình kiểm
tra thuế, Quy trình hoàn thuế của Tổng cục Thuế.
Biên bản kiểm tra sau hoàn thuế
thể hiện rõ: Văn bản giải quyết hoàn thuế; Thời kỳ được hoàn thuế (từ kỳ đến kỳ);
Số tiền thuế đã hoàn; Trường hợp được hoàn, số tiền thuế đủ điều kiện hoàn, số
tiền thuế không đủ điều kiện hoàn phát hiện qua kiểm tra sau hoàn đề nghị thu hồi
hoàn (nếu có; số hoá đơn, chứng từ có liên quan đến thu hồi hoàn); Xác định rõ
hành vi vi phạm pháp luật về thuế, kiến nghị xử lý vi phạm và số tiền phải nộp
qua kiểm tra (nếu có).
2. Cơ quan Thuế thực hiện kiểm
tra sau hoàn thuế trong thời hạn tối đa không quá một năm, kể từ ngày cơ quan
Thuế ban hành quyết định giải quyết hoàn thuế trước, kiểm tra sau đối với các
trường hợp:
a) Cơ sở kinh doanh kê khai lỗ
luỹ kế từ hai năm liên tục trở lên hoặc có số lỗ vượt quá vốn điều lệ đăng ký
tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế gửi cơ quan Thuế;
b) Cơ sở kinh doanh được hoàn
thuế từ hoạt động kinh doanh bất động sản; kinh doanh thương mại, dịch vụ;
c) Cơ sở kinh doanh thay đổi địa
điểm kinh doanh trong vòng mười hai tháng tính từ thời điểm có Quyết định hoàn
thuế trở về trước;
d) Cơ sở kinh doanh có sự thay đổi
bất thường giữa doanh thu tính thuế và số thuế được hoàn trong giai đoạn 12
tháng.
Đối với các quyết định giải quyết
hoàn thuế trước, kiểm tra sau còn lại, cơ quan Thuế thực hiện kiểm tra sau hoàn
thuế theo nguyên tắc rủi ro (hồ sơ có quy mô, có độ phức tạp, số thuế đã giải
quyết hoàn lớn... thì ưu tiên thực hiện trước) trong thời hạn tối đa không quá
mười năm, kể từ ngày cơ quan Thuế ban hành quyết định hoàn thuế.
3. Trường hợp qua kiểm tra sau
hoàn thuế, cơ quan Thuế phát hiện người nộp thuế có hành vi vi phạm pháp luật về
thuế thì thực hiện xử phạt theo quy định tại Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày
07/6/2007 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế
thi hành quyết định hành chính thuế và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
4. Báo cáo kết quả kiểm tra sau
hoàn thuế:
a) Định kỳ hàng tháng, năm, Cục
Thuế và Chi cục Thuế thực hiện báo cáo kết quả kiểm tra sau hoàn thuế GTGT của
tháng trước về cơ quan Thuế cấp trên theo nội dung, mẫu biểu và thời hạn báo
cáo quy định tại Quy trình hoàn thuế của Tổng cục Thuế.
b) Tổng cục Thuế tổng hợp kết quả
kiểm tra sau hoàn thuế của các Cục Thuế để báo cáo Bộ Tài chính.
Phần III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tổng cục Thuế có trách nhiệm
chỉ đạo, hướng dẫn các Cục Thuế thực hiện đúng Chế độ này; theo dõi, kiểm tra
giám sát công tác kiểm tra hoàn thuế theo pháp luật và đúng Chế độ.
Chỉ đạo Cục Thuế theo dõi, kiểm
tra giám sát việc thực hiện hoàn thuế tại Cục Thuế, Chi cục Thuế theo pháp luật
và đúng Chế độ. Định kỳ 06 tháng và hàng năm thực hiện báo cáo sơ kết, tổng kết
tình hình kiểm tra hoàn thuế cùng với việc sơ kết, tổng kết công tác chung của
đơn vị. Cục Thuế gửi báo cáo sơ kết, tổng kết kiểm tra hoàn thuế nêu trên về Tổng
cục Thuế chậm nhất 05 (năm) ngày kể từ ngày sơ kết, tổng kết của đơn vị.
Tổng cục Thuế, Cục Thuế thực hiện
kiểm tra việc thực hiện quy trình hoàn thuế đối với cơ quan Thuế cấp dưới theo
chế độ quy định và kiểm tra đột xuất đối với cơ quan Thuế cấp dưới phát sinh số
hoàn thuế lớn, tăng đột biến bất thường.
Tổng cục Thuế có trách nhiệm chủ
trì, phối hợp với Tổng cục Hải quan xây dựng ứng dụng quản lý thuế để trao đổi
thông tin, nhận dữ liệu về số nợ tiền thuế, tìên phạt thuộc phạm vi quản lý của
cơ quan Hải quan để phục vụ cho cơ quan Thuế trong việc phối hợp thu nợ cho cơ
quan Hải quan khi giải quyết hoàn thuế cho người nộp thuế.
2. Tổng cục Hải quan có trách
nhiệm:
- Phối hợp với Tổng cục Thuế
trong việc xây dựng ứng dụng và chuyển thông tin, cơ sở dữ liệu điện tử về nợ
thuế, tiền phạt thuộc phạm vi quản lý của cơ quan Hải quan cho Tổng cục Thuế.
- Chỉ đạo Cục Hải quan, Chi cục
Hải quan phối hợp và xác nhận số nợ tiền thuế, tiền phạt kịp thời theo đề nghị
của cơ quan Thuế.
- Chủ trì, phối hợp với Tổng cục
Thuế xây dựng ứng dụng quản lý thuế để trao đổi thông tin, nhận dữ liệu về số nợ
tiền thuế, tìên phạt thuộc phạm vi quản lý của cơ quan Thuế để phục vụ cho cơ
quan Hải quan trong việc phối hợp thu nợ cho cơ quan Thuế khi giải quyết hoàn
thuế cho người nộp thuế;
- Chỉ đạo cơ quan Hải quan các cấp
thực hiện thủ tục bù trừ nợ tiền thuế, tiền phạt thuộc phạm vi quản lý của cơ
quan Thuế trước khi hoàn thuế xuất nhập khẩu thực hiện tương tự nội dung quy định
tại Điểm 2 Mục I Phần Hai Chế độ này.
3. Thủ trưởng cơ quan Thuế, cơ
quan Hải quan có trách nhiệm tổ chức, bố trí phân công cán bộ thực hiện theo
đúng quy định của Chế độ này. Tổng cục Thuế phối hợp với Tổng cục Hải quan và
các đơn vị có liên quan xây dựng cơ chế, quy trình phối hợp trao đổi thông tin
về nợ tiền thuế, tiền phạt trong việc giải quyết hoàn thuế và bù trự nợ thuế,
tiền phạt.
Trong quá trình thực hiện, nếu
có vướng mắc đề nghị các Cục Thuế và các tổ chức, cá nhân có liên quan kịp thời
phản ánh về Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) để được hướng dẫn giải quyết./.