Quyết định 24/2024/QĐ-UBND quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Số hiệu | 24/2024/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 09/07/2024 |
Ngày có hiệu lực | 20/07/2024 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Ngãi |
Người ký | Trần Phước Hiền |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/2024/QĐ-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 09 tháng 7 năm 2024 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 1324/TTr-STNMT ngày 19/3/2024, Tờ trình số 2973/TTr-STNMT ngày 24/6/2024 và ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại: Báo cáo số 238/BC-STP ngày 27/10/2023, Công văn số 274/STP-XDKT&TDTHPL ngày 26/02/2024, Công văn số 857/STP-XDKT&TDTHPL ngày 03/6/2024 và ý kiến thống nhất của Thành viên UBND tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2024.
2. Quyết định này bãi bỏ Quyết định số 15/2019/QĐ-UBND ngày 12 tháng 6 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành Quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và Chỉ thị số 18/2008/CT- UBND ngày 25 tháng 8 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về tăng cường công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
VỀ
VIỆC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG NGÃI
(Kèm theo Quyết định số 24/2024/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2024 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)
1. Quy định này quy định chi tiết việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân và việc phân loại cụ thể chất thải rắn sinh hoạt (chất thải quy định tại điểm c khoản 1 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường) trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
2. Những nội dung không quy định trong Quy định này được thực hiện theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản quy định chi tiết thi hành.
Quy định này áp dụng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động liên quan đến phát sinh, phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/2024/QĐ-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 09 tháng 7 năm 2024 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 1324/TTr-STNMT ngày 19/3/2024, Tờ trình số 2973/TTr-STNMT ngày 24/6/2024 và ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại: Báo cáo số 238/BC-STP ngày 27/10/2023, Công văn số 274/STP-XDKT&TDTHPL ngày 26/02/2024, Công văn số 857/STP-XDKT&TDTHPL ngày 03/6/2024 và ý kiến thống nhất của Thành viên UBND tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2024.
2. Quyết định này bãi bỏ Quyết định số 15/2019/QĐ-UBND ngày 12 tháng 6 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành Quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và Chỉ thị số 18/2008/CT- UBND ngày 25 tháng 8 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về tăng cường công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
VỀ
VIỆC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG NGÃI
(Kèm theo Quyết định số 24/2024/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2024 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)
1. Quy định này quy định chi tiết việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân và việc phân loại cụ thể chất thải rắn sinh hoạt (chất thải quy định tại điểm c khoản 1 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường) trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
2. Những nội dung không quy định trong Quy định này được thực hiện theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản quy định chi tiết thi hành.
Quy định này áp dụng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động liên quan đến phát sinh, phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Trong quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Trạm trung chuyển là nơi tập kết và lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt (sau đây gọi tắt là CTRSH) tạm thời để trung chuyển lên xe và vận chuyển đến khu xử lý CTRSH.
2. Thu gom CTRSH là hoạt động thu gom CTRSH từ các chủ nguồn thải đến các điểm tập kết, trạm trung chuyển.
3. Vận chuyển CTRSH là hoạt động vận chuyển CTRSH từ điểm tập kết, trạm trung chuyển đến khu xử lý CTRSH hoặc trực tiếp từ các chủ nguồn thải đến khu xử lý CTRSH.
4. Khu xử lý CTRSH là nơi được quy hoạch để tiếp nhận và xử lý CTRSH trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN
Điều 4. Phân loại CTRSH của hộ gia đình, cá nhân
1. Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế: giấy thải, nhựa thải, kim loại thải, thủy tinh thải, vải, đồ da, đồ gỗ, cao su, thiết bị điện, điện tử thải bỏ.
2. Chất thải thực phẩm: thức ăn thừa, thực phẩm hết hạn sử dụng, các loại rau, củ, quả, trái cây và các phần thải bỏ sau khi sơ chế, chế biến món ăn, các sản phẩm bỏ đi từ thịt gia súc, gia cầm; thủy, hải sản.
3. Chất thải rắn sinh hoạt khác: các chất thải rắn sinh hoạt còn lại.
a) Chất thải nguy hại
Bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật, axit thải, dung môi thải, kiềm thải, dầu mỡ công nghiệp, chất tẩy rửa có thành phần nguy hại, bình gas mini từ hoạt động sinh hoạt; sơn, mực, chất kết dính (loại có các thành phần nguy hại trong nguyên liệu sản xuất); găng tay, giẻ lau dính dầu, hóa chất; kim tiêm, khẩu trang, bông băng bị nhiễm khuẩn từ người bệnh phải bảo đảm được đựng, chứa trong vật đựng, túi, bao bì để an toàn, tránh phát tán chất thải nguy hại ra ngoài môi trường; thu, xếp gọn các vật sắc nhọn (như kim tiêm) để tránh gây thương tích trong quá trình phân loại, thu gom và xử lý.
Các loại bóng đèn huỳnh quang thải; thủy tinh hoạt tính thải; nhiệt kế chứa thủy ngân đảm bảo thải không đập vỡ, trường hợp bị vỡ thì lưu giữ bảo đảm an toàn tránh gây thương tích, ngăn ngừa phát tán thủy ngân trong quá trình phân loại, thu gom và xử lý.
Các loại pin, ắc quy thải phải giữ nguyên hình dạng, không tháo rời.
b) Chất thải cồng kềnh
Tủ, bàn ghế, sofa, giường, nệm, cũ hỏng; tủ sắt, khung cửa, cánh cửa phải được thu gọn, giảm kích thước, thể tích. Trường hợp tháo dỡ thì chất thải sau đó được phân loại vào các nhóm chất thải tương ứng.
Cành cây, gốc cây to phải được thu gọn, giảm kích thước, thể tích.
c) Chất thải khác còn lại
Vỏ các loại hạt như macca, óc chó, hạt điều, dừa, vỏ trứng, xơ dừa, rơm, trấu từ hoạt động sinh hoạt; chiếu cói; chiếu tre, trúc; gối mây, tre; lông gia súc, gia cầm; bã các loại: cà phê, trà (túi trà), bã mía, xác mía, cùi bắp; chất thải từ làm vườn từ hộ gia đình như lá, rễ, cành cây nhỏ, có, hoa phải được thu gọn, giảm kích thước, thể tích.
Phân động vật cảnh; xác động vật cảnh chết không do dịch bệnh phải chứa trong vật đựng kín, không rò rỉ, ngăn ngừa phát tán mùi.
Tã, bỉm, băng, giấy vệ sinh, giấy ăn đã sử dụng; giấy ướt đã sử dụng; bông tẩy trang, khẩu trang; các loại hộp xốp; các loại sản phẩm nhựa sử dụng một lần; bã kẹo cao su, đầu lọc thuốc lá; bóng bay, băng keo dán, tăm bông tai, tăm chỉ kẽ răng; vỏ thuốc phải được thu gọn, giảm kích thước, thể tích, bảo đảm tránh rơi vãi.
Giày, dép nhựa, thước kẻ, muôi (vá), thìa (muỗng) bằng nhựa; bút, bật lửa đã hết gas, bàn chải đánh răng, vỏ tuýp, hộp kem đánh răng; các loại nhựa thải khác phải được bó gọn.
Vỏ cứng các loài thủy, hải sản; xỉ than từ hoạt động sinh hoạt; gốm, sành, sứ thải phải được thu gọn, giảm thể tích, bảo đảm tránh rơi vãi và các loại chất thải còn lại phải được bó gọn.
Điều 5. Lưu giữ, chuyển giao CTRSH của hộ gia đình, cá nhân
1. Các bao bì đựng CTRSH đã được phân loại trước khi chuyển giao cho đơn vị thu gom, vận chuyển phải được đặt ở các vị trí thích hợp cho việc thu gom, vận chuyển, đảm bảo không rơi vãi, không rò rỉ nước và phát tán mùi hôi ra môi trường.
2. Chủ dự án đầu tư, chủ sở hữu, ban quản lý khu đô thị, tòa nhà văn phòng phải bố trí thiết bị, phương tiện, địa điểm để phân loại tại nguồn, thu gom, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; tổ chức thu gom chất thải từ hộ gia đình, cá nhân theo quy định; bố trí điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt phù hợp trong khuôn viên của dự án đầu tư, cơ sở theo quy định.
3. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải tập kết các bao bì đựng chất thải đã được phân loại ở vị trí hợp lý để thuận tiện chuyển giao CTRSH cho đơn vị hoạt động dịch vụ thu gom, vận chuyển đến điểm tập kết, trạm trung chuyển hoặc đến khu xử lý theo quy định của địa phương; điểm tập kết phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến giao thông, cảnh quan khu vực.
4. Khuyến khích thôn, xóm, tổ dân phố thiết lập ít nhất 01 (một) điểm thu gom CTRSH có khả năng tái sử dụng, tái chế và 01 điểm thu gom chất thải nguy hại trong CTRSH với diện tích phù hợp, có mái che; định kỳ chuyển giao CTRSH có khả năng tái sử dụng, tái chế cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế và chuyển giao chất thải nguy hại cho cơ sở có chức năng vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại theo quy định.
Điều 6. Thu gom, vận chuyển CTRSH sau phân loại
1. Thời gian, địa điểm, tần suất, tuyến thu gom CTRSH
Tùy vào đặc điểm của mỗi khu vực dân cư, UBND cấp xã chủ trì, phối hợp với đơn vị thu gom, vận chuyển CTRSH, cộng đồng dân cư và tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở xác định thời gian, địa điểm, tần suất, tuyến thu gom CTRSH phù hợp với hiện trạng, đảm bảo theo quy định sau đây:
a) Chất thải rắn sinh hoạt có khả năng tái sử dụng, tái chế: các hộ gia đình, cá nhân chủ động thu gom và chuyển giao cho các cơ sở tái chế tùy theo khối lượng phát sinh.
b) Chất thải thực phẩm: đối với khu vực đông dân cư và trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tần suất thu gom tối thiểu là 01 ngày/01 lần; đối với khu vực thưa dân cư, tần suất thu gom tối thiểu 02 ngày/01 lần.
Đơn vị thu gom, vận chuyển thông báo thời gian, địa điểm, tần suất, tuyến thu gom CTRSH tới các hộ gia đình, cá nhân, chủ nguồn thải; sử dụng loa, chuông, kẻng hoặc hình thức thông báo khác theo thỏa thuận khi đến thu gom CTRSH. Đối với những nơi thuận tiện cho xe cơ giới đi vào, CTRSH có thể được vận chuyển trực tiếp từ nơi phát sinh đến nơi xử lý. Đối với những nơi không thuận tiện cho xe cơ giới đi vào, CTRSH phải vận chuyển đến điểm tập kết để vận chuyển về nơi xử lý.
2. Hoạt động thu gom, vận chuyển
a) Bảo đảm yêu cầu về nhân lực, phương tiện và thiết bị chuyên dụng để thu gom, vận chuyển toàn bộ CTRSH tại những điểm đã quy định.
b) Thu gom, vận chuyển CTRSH đến điểm tập kết, trạm trung chuyển hoặc cơ sở xử lý bằng các phương tiện, thiết bị đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định; bố trí phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ nước rỉ rác tại các trạm trung chuyển đề xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật hoặc chuyển giao cùng với CTRSH cho đơn vị xử lý.
c) Có các phương tiện thu gom, vận chuyển tương ứng với từng loại CTRSH sau khi phân loại tại nguồn.
d) Phương tiện thu gom, vận chuyển phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 27 Thông tư số 02/2022/TT- BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi tắt là Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT).
3. Hoạt động thu gom, vận chuyển
a) Bảo đảm yêu cầu về nhân lực, phương tiện và thiết bị chuyên dụng để thu gom, vận chuyển toàn bộ CTRSH tại những điểm đã quy định.
b) Thu gom, vận chuyển CTRSH đến điểm tập kết, trạm trung chuyển hoặc cơ sở xử lý bằng các phương tiện, thiết bị đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định; bố trí phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ nước rỉ rác tại các trạm trung chuyển để xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật hoặc chuyển giao cùng với CTRSH cho đơn vị xử lý.
c) Có các phương tiện thu gom, vận chuyển tương ứng với từng loại CTRSH sau khi phân loại tại nguồn.
d) Phương tiện thu gom, vận chuyển phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 27 Thông tư số 02/2022/TT- BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi tắt là Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT).
1. Công nghệ xử lý CTRSH phải đáp ứng tiêu chí theo quy định tại Điều 28 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.
2. Ưu tiên đầu tư công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường; không khuyến khích xử lý CTRSH bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp.
3. Khuyến khích việc lựa chọn đầu tư xây dựng khu xử lý CTRSH tập trung có công suất đáp ứng xử lý chất thải rắn quy mô liên huyện; áp dụng công nghệ xử lý chất thải tiên tiến, thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất nhằm giảm thiếu, kiểm soát chất thải thứ cấp phát sinh, hạn chế tối đa lượng chất thải rắn phải chôn lấp; khuyến khích đồng xử lý chất thải, sử dụng chất thải làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu thay thế.
1. Điểm tập kết và trạm trung chuyển CTRSH không đáp ứng đúng quy định của pháp luật và bãi chôn lấp CTRSH đã ngừng tiếp nhận rác thải trên địa bàn tỉnh phải được xử lý ô nhiễm, cải tạo đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
2. Chủ đầu tư, cơ sở quản lý bãi chôn lấp CTRSH có trách nhiệm thực hiện các quy định tại khoản 2 Điều 80 Luật Bảo vệ môi trường và Điều 32 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.
3. Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm rà soát các điểm tập kết, trạm trung chuyển CTRSH trên địa bàn để cải tạo, nâng cấp hoặc đóng cửa, cải tạo phục hồi môi trường trong trường hợp không còn nhu cầu sử dụng hoặc không đáp ứng yêu cầu theo quy định.
Điều 9. Trách nhiệm và quyền hạn của hộ gia đình, cá nhân
1. Trách nhiệm
a) Thực hiện phân loại, lưu giữ chuyển giao CTRSH sau phân loại theo quy định tại các Điều 4, Điều 5 Quy định này
b) Thực hiện trách nhiệm liên quan đến giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh và các quy định của pháp luật có liên quan.
c) Giữ gìn vệ sinh nơi ở và nơi công cộng, thu gom, tập kết CTRSH đúng nơi quy định; không được vứt, thải, đô, bỏ CTRSH ra môi trường không đúng nơi quy định; tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường khu phố, đường thôn, ngõ xóm, nơi công cộng do chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể phát động.
d) Hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước trong công tác điều tra, khảo sát xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý CTRSH.
đ) Giám sát và phản ánh các vấn đề liên quan đến giá dịch vụ hợp đồng, đánh giá chất lượng cung ứng các dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH theo quy định với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã; phản ánh đến chính quyền địa phương đối với các trường hợp hộ gia đình, cá nhân vi phạm các quy định của Quy định này như gây mất vệ sinh khu vực đất do mình sở hữu, vỉa hè trước và xung quanh nhà, cơ sở hoặc trụ sở.
2. Quyền hạn
a) Được nhà nước bảo đảm việc thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH khi đã thanh toán đầy đủ chi phí dịch vụ theo quy định.
b) Được khen thưởng, tuyên dương khi tham gia thực hiện tốt phong trào, chương trình bảo vệ môi trường.
c) Được đề xuất với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã các vấn đề liên quan đến giá dịch vụ hợp đồng, đánh giá chất lượng cung ứng các dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH trên địa bàn.
Điều 10. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ sở thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH
1. Trách nhiệm
a) Thực hiện nghĩa vụ liên quan đến giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH theo quy định do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và các quy định hiện hành liên quan khác.
b) Các cơ sở thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định tại Điều 61 và khoản 1 Điều 62 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
c) Khối lượng, chủng loại, thành phần CTRSH tiếp nhận, xử lý phù hợp với công suất và quy trình, công nghệ xử lý chất thải của cơ sở xử lý chất thải.
d) Xử lý hết lượng CTRSH đã tiếp nhận theo đúng hợp đồng đã ký kết bằng công nghệ đã được phê duyệt.
đ) Riêng đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, trường hợp ngừng dịch vụ xử lý để sửa chữa, vận hành hệ thống thì phải có phương án xử lý CTRSH trong thời gian tạm ngừng. Đồng thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, trong đó nêu rõ lý do ngừng xử lý CTRSH. Cơ sở xử lý CTRSH chỉ được ngừng dịch vụ xử lý CTRSH khi có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Quyền hạn
a) Được thanh toán đúng và đủ giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH theo hợp đồng đã ký kết.
b) Được đề xuất các biện pháp hỗ trợ hoặc thay thế nhằm làm giảm chi phí xử lý CTRSH, cũng như nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường nhưng phải đảm bảo các biện pháp hỗ trợ hoặc thay thế này không trái với các quy định hiện hành.
c) Được thực hiện các quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Trách nhiệm của các sở, ban ngành
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về CTRSH trên địa bàn tỉnh.
b) Chủ trì lập, thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhu cầu sử dụng đất để đầu tư phát triển khu xử lý CTRSH trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền; hướng dẫn công tác bồi thường giải phóng mặt bằng để xây dựng khu xử lý CTRSH theo quy định.
c) Chủ trì, phối hợp với Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi, Ủy ban nhân dân cấp huyện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý CTRSH của các cơ sở xử lý, các khu xử lý CTRSH và các dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường.
2. Sở Xây dựng
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thẩm định quy hoạch, thiết kế xây dựng, cấp giấy phép xây dựng cho các cơ sở xử lý CTRSH, các điểm tập kết, trạm trung chuyển CTRSH tại các địa bàn theo phân cấp.
3. Sở Tài chính
a) Hằng năm căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước hiện hành và dự toán do các cơ quan đơn vị đề nghị, tổng hợp, tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí theo phân cấp ngân sách hỗ trợ hoạt động quản lý CTRSH của hộ gia đình, cá nhân và công tác tuyên truyền, giáo dục về quản lý CTRSH của hộ gia đình, cá nhân.
b) Phối hợp với các sở, ban ngành hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư cho quản lý CTRSH.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư lĩnh vực quản lý CTRSH theo đúng quy định và hướng dẫn của các Bộ ngành; rà soát, cân đối, tham mưu bố trí vốn đầu tư công để hỗ trợ đầu tư (nếu có) theo khả năng nguồn lực cho các chương trình, dự án đầu tư hạ tầng thu gom, xử lý CTRSH theo quy định của pháp luật đầu tư công và quy định khác có liên quan.
b) Rà soát, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt bổ sung danh mục các dự án đầu tư thu gom, xử lý CTRSH trên địa bàn tỉnh cần kêu gọi đầu tư.
c) Chủ trì thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư các dự án thu gom, xử lý CTRSH theo quy định.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung, tài liệu giáo dục về bảo vệ môi trường liên quan đến phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý CTRSH để tổ chức tuyên truyền, giáo dục trong các cấp học trên địa bàn tỉnh.
6. Sở Giao thông vận tải
Chỉ đạo Thanh tra Sở Giao thông vận tải thường xuyên kiểm tra, xử lý các phương tiện vận chuyển CTRSH vi phạm các quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, gây mất an toàn giao thông và vệ sinh môi trường trên đường bộ khi tham gia giao thông.
7. Sở Khoa học và Công nghệ
Phối hợp với các cơ quan có liên quan thẩm định sự phù hợp của công nghệ đối với các dự án đầu tư xử lý CTRSH.
8. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền về quản lý CTRSH của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
9. Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi
a) Kiểm tra, giám sát việc đầu tư xây dựng hạ tầng phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý CTRSH trong khu kinh tế, khu công nghiệp theo quy định.
b) Tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quản lý CTRSH của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, trong khu kinh tế, khu công nghiệp; phát hiện kịp thời vi phạm và kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật.
10. Cục Thuế tỉnh
Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH trong việc thực hiện chứng từ, thanh quyết toán tiền thu từ giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH; đăng ký, kê khai và nộp các khoản thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định.
11. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Ngãi
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng phóng sự, ghi hình, đưa tin về các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý CTRSH trên địa bàn tỉnh; kịp thời đưa tin các địa phương làm tốt công tác quản lý CTRSH và các trường hợp bị xử lý vi phạm trong hoạt động quản lý CTRSH nhằm tuyên truyền, giáo dục cho đông đảo các tầng lớp nhân dân.
12. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành khác
Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, các sở, ban, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp, hướng dẫn UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác quản lý CTRSH của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi theo đúng Quy định này.
Điều 12. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 63 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP; điểm h khoản 2 Điều 26 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.
2. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý CTRSH trên địa bàn.
3. Chủ trì, tổ chức xây dựng kế hoạch thu gom, vận chuyển CTRSH đảm bảo phù hợp với điều kiện của từng địa phương.
4. Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân tích cực đảm bảo vệ sinh môi trường, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý CTRSH của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh trên địa bàn tỉnh.
5. Chủ động nguồn lực để đầu tư cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH phù hợp với quy hoạch phát triển của địa phương, khuyến khích xã hội hóa về phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và đầu tư xây dựng công trình, dự án xử lý CTRSH trên địa bàn.
6. Chịu trách nhiệm đầu tư xây dựng đủ trạm trung chuyển phù hợp với quy hoạch được duyệt để đảm bảo phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn.
7. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về quản lý CTRSH của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo phân cấp và các cơ quan, đơn vị, xã, phường, thị trấn trên địa bàn; xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền.
8. Tiếp nhận, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và các yêu cầu kiến nghị về CTRSH trong phạm vi quyền hạn của mình hoặc chuyến đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết.
9. Quy hoạch, bố trí quỹ đất cho khu xử lý, địa điểm để hộ gia đình, cá nhân tập kết chất thải nguy hại sau phân loại và điểm trung chuyển CTRSH trên địa bàn; hằng năm bố trí kinh phí đầu tư trang thiết bị phục vụ quản lý CTRSH; xây dựng công trình, vận hành hệ thống phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý CTRSH trên địa bàn.
Điều 13. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 63 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và điểm h khoản 2 Điều 26 Thông tư số 02/2022/TT- BTNMT.
2. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý và quản lý CTRSH trên địa bàn.
3. Chịu trách nhiệm chỉ đạo và quản lý hoạt động phân loại thu gom, lưu giữ, tập kết, vận chuyển CTRSH tại các thôn, xóm, tổ dân phố và các tổ chức tự quản; định kỳ tổ chức hoạt động ra quân vệ sinh môi trường; tổ chức cho các hộ gia đình ký cam kết và thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn theo quy định.
4. Phối hợp với cơ quan chuyên môn cấp huyện trong việc lựa chọn và xây dựng các điểm tập kết/ trạm trung chuyển CTRSH trên địa bàn; phổ biến thời gian và phương thức chuyển giao CTRSH đến tất cả các hộ gia đình và chủ nguồn thải CTRSH trên địa bàn quản lý.
5. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đoàn thể cấp xã tuyên truyền, vận động, phổ biến các nội dung liên quan đến việc phân loại CTRSH sinh hoạt tại nguồn, chất thải nguy hại trong CTRSH, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý CTRSH theo quy định.
6. Xem xét, giải quyết kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân liên quan đến việc phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý CTRSH trên địa bàn.
1. Sở Tài nguyên và môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Quy định này, định kỳ tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả thực hiện theo quy định.
2. Các sở, ban, ngành, UBND các cấp tổ chức triển khai thực hiện Quy định này và chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra việc thực hiện. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh các đơn vị phản ánh kịp thời về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.