Quyết định 24/2011/QĐ-UBND quy định tiêu chí xét duyệt công nhận học sinh bán trú trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Số hiệu 24/2011/QĐ-UBND
Ngày ban hành 05/08/2011
Ngày có hiệu lực 15/08/2011
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Nam
Người ký Trần Minh Cả
Lĩnh vực Giáo dục

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 24/2011/QĐ-UBND

Quảng Nam, ngày 05 tháng 8 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH TIÊU CHÍ XÉT DUYỆT CÔNG NHẬN HỌC SINH BÁN TRÚ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 16/11/2003;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14/6/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của

Luật Giáo dục ngày 25/11/2009;

Căn cứ Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú;

Căn cứ Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT ngày 02/8/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 2018/TTr- SGDĐT ngày 29/7/2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

Đối tượng được công nhận học sinh bán trú theo Quy định này là học sinh tiểu học và trung học cơ sở bán trú đang học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú, các trường tiểu học và trung học cơ sở công lập khác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Trường phổ thông dân tộc bán trú là trường chuyên biệt, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập nhằm đáp ứng yêu cầu học tập của con em dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho địa phương, bao gồm: trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học có trên 50% học sinh là người dân tộc thiểu số và có từ 25% trở lên số học sinh ở bán trú; trường phổ thông dân tộc bán trú liên cấp tiểu học và trung học cơ sở có trên 50% học sinh là người dân tộc thiểu số và có từ 50% trở lên số học sinh ở bán trú; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở có trên 50% học sinh là người dân tộc thiểu số và có từ 50% trở lên số học sinh ở bán trú.

2. Học sinh bán trú là học sinh đang học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trường tiểu học và trung học cơ sở công lập khác ở vùng này, được Ủy ban nhân dân huyện cho phép ở lại trường để học tập trong tuần do không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày.

3. Vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là vùng được quy định tại Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg, ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa; Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg, ngày 11/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (Chương trình 135 giai đoạn II); Quyết định số 113/2007/QĐ - TTg, ngày 20/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các xã hoàn thành mục tiêu Chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các xã vùng đồng bào dân tộc, miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa giai đoạn 1999 - 2005, bổ sung các xã, thôn, bản vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II và xã vùng bãi ngang ven biển và hải đảo vào diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010; Quyết định số 69/2008/QĐ-TTg, ngày 25/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt bổ sung danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II và danh sách xã ra khỏi diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II; Quyết định số 1105/2009/QĐ-TTg, ngày 28/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II và danh sách các xã hoàn thành mục tiêu, ra khỏi diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II; Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, ngày 27/12/2008 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững tại 62 huyện nghèo...; Quyết định số 01/2008/QĐ- UBDT, ngày 11/01/2008 của Ủy ban Dân tộc về việc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II theo Quyết định số 113/2007/QĐ-TTg, ngày 20/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 3. Đối tượng xét duyệt

1. Học sinh cấp tiểu học và trung học cơ sở có đủ các điều kiện:

a) Bản thân học sinh và bố, mẹ hoặc người giám hộ thường trú tại các xã đặc biệt khó khăn và các thôn đặc biệt khó khăn từ 05 năm trở lên (được quy định tại khoản 3, Điều 2 của Quy định này);

b) Do điều kiện nhà ở xa trường hoặc địa hình cách trở, giao thông khó khăn do núi rừng hiểm trở, sông suối chia cắt, không có cầu bắt ngang để đi lại thuận lợi, không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày.

Khoảng cách từ trường về nhà hoặc từ nhà đến trường được tính theo tuyến đường bộ: trên 2 km đối với học sinh tiểu học và trên 4 km đối với học sinh trung học cơ sở. Tuyến đường bộ được xác định khoảng cách tối thiểu phải là các tuyến đường có trên địa bàn xã, thị trấn.

2. Hằng năm, căn cứ các tiêu chí đã được quy định tại khoản 1 Điều này, Hội đồng xét duyệt cấp huyện (do Ủy ban nhân dân huyện thành lập) tiến hành thẩm tra, xác minh học sinh bán trú ở địa phương đảm bảo công bằng, đúng đối tượng (đối với học sinh nộp hồ sơ đề nghị xét duyệt học sinh bán trú). Sau khi thẩm định học sinh bán trú, Hội đồng xét duyệt trình Ủy ban nhân dân huyện quyết định công nhận học sinh bán trú ở địa phương.

Tỷ lệ học sinh dân tộc Kinh không quá 10% trong tổng chỉ tiêu học sinh bán trú. Trong trường hợp hồ sơ đề nghị vượt chỉ tiêu được giao thì tuyển chọn học sinh bán trú theo thứ tự ưu tiên sau đây:

* Đối với học sinh tiểu học:

+ Là con liệt sĩ, thương binh có mức thương tật từ cao xuống thấp.

+ Thuộc hộ gia đình nghèo có hoàn cảnh khó khăn hơn.

+ Có khoảng cách đi lại xa hơn và cách trở hơn.

* Đối với học sinh trung học cơ sở:

[...]