Phụ lục 1
ĐỀ CƯƠNG
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CỬA HÀNG XĂNG DẦU, KHO XĂNG DẦU
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2035
(Kèm theo Quyết định số 2331/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh)
MỞ ĐẦU
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CỬA
HÀNG XĂNG DẦU, KHO XĂNG DẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG
ĐẾN NĂM 2035
1. Sự cần
thiết lập quy hoạch
2. Các căn
cứ lập quy hoạch
- Nghị định số
92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của
Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP
ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội.
- Thông tư số
05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập,
thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu.
- Thông tư số
01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn xác định mức
chi phí lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội;
quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu.
- Thông tư số
17/2010/TT-BCT ngày 05/5/2010 của Bộ Công Thương quy định về nội dung, trình tự,
thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thương mại.
- Quyết định số
27/2007/QĐ-TTg ngày 15/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển
thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
- Nghị định
83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.
- Thông tư số
38/2014/TT-BCT ngày 26/10/2014 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều
của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng
dầu.
- Nghị định số
11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ.
- Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT
ngày 18/5/2011 của Bộ Giao Thông Vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của
Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ về quản lý và bảo vệ kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Quyết định số
1139/QĐ-TTg ngày 31/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch phát
triển hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu của Việt Nam đến năm
2015, tầm nhìn đến năm 2025.
- Thông tư số
02/2010/TT-BXD ngày 05/02/2010 của Bộ Xây dựng ban hành quy chế kỹ thuật quốc
gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.
- Thông tư số
39/2013/TT-BCT ngày 30/12/2013 của Bộ Công Thương quy định trình tự thủ tục bổ
sung, điều chỉnh quy hoạch và quản lý đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng kho
xăng dầu, kho khí dầu mỏ hóa lỏng, kho khí thiên nhiên hóa lỏng.
- Các văn bản
quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn văn bản quy phạm pháp luật khác có liên
quan đến lĩnh vực: Thương mại, doanh nghiệp, xây dựng, đất đai, môi trường,
phòng cháy chữa cháy…
- Các tiêu chuẩn
quản lý môi trường (Hệ thống quản lý Môi trường theo ISO 14000).
- QCVN 01 :
2013/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu.
- TCVN 2622
Thiết kế phòng cháy chữa cháy cho cửa hàng xăng dầu.
- TCVN 5307 :
2002 Kho dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ - Yêu cầu thiết kế.
- TCVN
5684-2003 An toàn cháy các công trình dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ - Yêu cầu
chung.
- Quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển giao thông, quy hoạch các
ngành kinh tế và các ngành thuộc kết cấu hạ tầng khác của tỉnh.
- Quy hoạch, kế
hoạch, chương trình phát triển ngành thương mại của tỉnh.
- Số liệu thống
kê, số liệu điều tra, khảo sát; các tài liệu liên quan khác.
3. Mục tiêu
của Quy hoạch
- Quy hoạch hệ
thống cửa hàng xăng dầu và kho xăng dầu phù hợp với quá trình phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh, đáp ứng nhu cầu sử dụng xăng dầu, đảm bảo an ninh nhiên liệu,
phục vụ tốt cho sản xuất, đời sống trong thời kỳ từ nay đến năm 2025 và đến năm
2035.
- Làm cơ sở để
quản lý và lập kế hoạch phát triển cửa hàng xăng dầu, kho xăng dầu trên địa bàn
tỉnh Bình Định.
- Sắp xếp lại
hệ thống hiện có, loại bỏ các cửa hàng không phù hợp quy hoạch phát triển của tỉnh
hoặc vi phạm các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy phạm pháp luật. Khai thác tốt hơn
cơ sở vật chất hiện có, giảm thiểu những nguy cơ mất an toàn về phòng cháy chữa
cháy và vệ sinh môi trường.
- Tăng hiệu quả
đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng, kiến
trúc công trình của hệ thống cửa hàng xăng dầu, kho xăng dầu và đảm bảo an toàn
cho các hoạt động giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh.
4. Các nhiệm
vụ chủ yếu
- Phân tích,
đánh giá các điều kiện, yếu tố phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu, kho xăng
dầu trên địa bàn tỉnh.
- Đánh giá hiện
trạng hệ thống cửa hàng xăng dầu, kho xăng dầu và hiện trạng tổ chức kinh doanh
xăng dầu trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng
phương án quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu, kho xăng dầu trên địa bàn tỉnh
đến năm 2025, định hướng đến năm 2035.
- Đề xuất các
giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch.
- Lập bản đồ
thực trạng và quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu, kho xăng dầu trên địa bàn tỉnh.
5. Đối tượng,
phạm vi
- Đối tượng quy hoạch: Hệ thống cửa hàng xăng dầu,
kho xăng dầu và các yếu tố cấu thành của nó.
- Phạm vi quy
hoạch:
+ Về không
gian: Trên địa bàn tỉnh Bình Định, trong đó chú trọng hơn đến các địa bàn trọng
điểm của tỉnh như thành phố, thị xã, thị trấn, các trục đường giao thông thủy bộ
chính, ở các khu vực ngoài đô thị, địa bàn xa trung tâm nhằm cung cấp thuận tiện
cho nhu cầu năng lượng để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tại các địa
bàn khó khăn.
+ Về thời
gian: Phân tích thực trạng giai đoạn 2011 - 2015, xây dựng quy hoạch đến năm
2025, định hướng đến năm 2035, có phân kỳ theo từng giai đoạn 5 năm.
6. Phương
pháp quy hoạch
Phương pháp điều
tra, khảo sát; Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp thống kê; Phương
pháp chuyên gia.
7. Kết cấu
của Quy hoạch
Ngoài phần mở
đầu và kết luận, nội dung dự án gồm các Phần như sau:
Phần I: Thực trạng phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu,
kho xăng dầu tỉnh Bình Định.
Phần II: Dự báo triển vọng phát triển hệ thống cửa hàng
xăng dầu, kho xăng dầu trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2035.
Phần III: Quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu,
kho xăng dầu trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2035.
Phần IV: Giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch.
PHẦN I
THỰC
TRẠNG HỆ THỐNG CỬA HÀNG XĂNG DẦU, KHO XĂNG DẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến
phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu, kho xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bình Định
a. Điều
kiện tự nhiên và xã hội
- Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện xã hội: Dân số, cơ cấu
dân số, thu nhập và mức sống dân cư
b. Thực
trạng phát triển kinh tế
- Tăng
trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Thực trạng phát triển ngành
thương mại.
- Thực trạng ngành nông, lâm, thủy
sản.
- Thực trạng ngành công nghiệp.
- Thực trạng giao thông vận tải.
- Tình hình quy hoạch xây dựng tại
địa phương
- Chính sách phát triển.
c. Đánh
giá những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu
và kho xăng dầu trên địa bàn tỉnh
2. Thực trạng phát triển các
doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bình Định
Thông qua tổ chức điều tra (bằng
phiếu điều tra) tất cả các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh,
đồng thời tiến hành khảo sát thực tế một số doanh nghiệp để phân tích, đánh giá
thực trạng phát triển các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu theo các chỉ tiêu
sau:
a. Thực
trạng năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu
- Số lượng, loại hình, lĩnh vực
kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Số lượng, trình độ lao động của
các doanh nghiệp.
- Thực trạng vốn và cơ sở vật chất
của các doanh nghiệp.
b. Thực
trạng cung ứng và tiêu thụ xăng dầu của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu
- Thực trạng cung ứng
- Thực trạng tiêu thụ
- Chi phí kinh doanh, thuế, lợi
nhuận…
c. Những
yêu cầu về quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan và an toàn giao thông vận tải
- Yêu cầu về quy hoạch không gian
kiến trúc cảnh quan.
- Yêu cầu về an toàn giao thông vận
tải.
3. Thực trạng phát triển hệ thống
cửa hàng xăng dầu, kho xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bình Định
Thông qua tổ chức điều tra (bằng
phiếu điều tra) tất cả các cửa hàng xăng dầu, kho xăng dầu trên địa bàn tỉnh để
phân tích, đánh giá thực trạng phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu và kho
xăng dầu theo các chỉ tiêu sau:
a. Thực
trạng cửa hàng xăng dầu
- Thực trạng phát triển hệ thống cửa
hàng bán lẻ xăng dầu.
- Thực trạng lao động và cơ sở vật
chất kỹ thuật.
- Thực trạng tiêu thụ các mặt hàng
xăng dầu.
- Thực trạng lưu lượng khách hàng
và công suất phục vụ của các cửa hàng.
b. Thực
trạng kho xăng dầu
- Số lượng.
- Quy mô.
- Phân bố.
- Thực trạng cơ sở vật chất.
4. Thực trạng công tác phòng
cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
5. Thực trạng tổ chức quản lý
kinh doanh xăng dầu
6. Đánh giá chung về thực trạng
hệ thống cửa hàng xăng dầu và kho xăng dầu trên địa bàn tỉnh và những vấn đề đặt
ra
PHẦN II
DỰ BÁO TRIỂN VỌNG
PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CỬA HÀNG XĂNG DẦU, KHO XĂNG DẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2035
1. Định hướng phát triển kinh tế
- xã hội tỉnh
a. Định
hướng phát triển kinh tế - xã hội
b. Định
hướng phát triển các ngành kinh tế chủ yếu
- Ngành thương mại - dịch vụ.
- Ngành nông - lâm - thủy sản.
- Ngành công nghiệp.
c. Định
hướng phát triển giao thông, vận tải
- Đường bộ.
- Đường thủy.
- Các kết cấu hạ tầng giao thông khác.
d. Định
hướng phát triển đô thị và nông thôn
2. Dự báo nhu cầu sử dụng xăng
dầu tỉnh Bình Định đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035
a. Dự
báo dân số, thu nhập, quỹ mua dân cư
b. Dự
báo khối lượng hàng hóa và hành khách vận chuyển, luân chuyển trên địa bàn tỉnh
c. Dự
báo nhu cầu xăng dầu trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035
3. Dự báo xu hướng phát triển hệ
thống cửa hàng xăng dầu, kho xăng dầu tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến
năm 2035
- Về số lượng doanh nghiệp và cơ sở
kinh doanh xăng dầu.
- Về vị trí của các cửa hàng xăng
dầu, kho xăng dầu.
- Về quy mô cửa hàng xăng dầu, kho
xăng dầu.
- Về
điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật của các cửa hàng xăng dầu, kho xăng dầu.
- Về đặc điểm kinh doanh của các cửa
hàng xăng dầu.
PHẦN III
QUY HOẠCH PHÁT
TRIỂN HỆ THỐNG CỬA HÀNG XĂNG DẦU, KHO XĂNG DẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN
NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2035
1. Quan điểm, mục tiêu và định
hướng phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu, kho xăng dầu trên địa bàn tỉnh đến
năm 2025 và năm 2035
a.
Quan điểm
b. Mục
tiêu
c. Định
hướng phát triển
2. Quy hoạch
phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu, kho xăng dầu trên địa bàn tỉnh đến năm
2025, định hướng đến năm 2035
a. Quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu
Quy hoạch theo
địa bàn hành chính (huyện, thị xã, thành phố), theo tuyến giao thông chủ yếu
b. Quy hoạch hệ thống kho xăng dầu
- Loại hình kho (đầu mối, trung chuyển, cấp phát,
tiêu thụ, thương mại…)
- Quy mô và địa
điểm
c. Những yêu cầu về quy hoạch không gian kiến trúc, kết
cấu, tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi
trường đối với cửa hàng xăng dầu và kho xăng dầu
3. Nhu cầu
vốn đầu tư xây dựng hệ thống cửa hàng xăng dầu và kho xăng dầu trên địa bàn tỉnh
a. Những nội dung chủ yếu trong đầu tư phát triển hệ
thống cửa hàng xăng dầu, kho xăng dầu
b. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư và nhu cầu sử dụng đất
phân theo giai đoạn 5 năm.
PHẦN IV
GIẢI PHÁP VÀ TỔ
CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Các chính sách, giải pháp thực
hiện quy hoạch
a. Các
giải pháp về chính sách, nguồn lực và vốn đầu tư phát triển hệ thống cửa hàng
và kho xăng dầu trên địa bàn tỉnh
- Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp
mở rộng mặt bằng kinh doanh (các cửa hàng và kho xăng dầu) phù hợp với xu hướng
gia tăng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu, đáp ứng yêu cầu đảm bảo hiệu quả kinh doanh
và các điều kiện về phòng cháy, bảo vệ môi trường.
- Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp
vay vốn đầu tư xây dựng, mở rộng và nâng cấp các cửa hàng, các thiết bị, phương
tiện vận tải xăng dầu phù hợp với xu hướng gia tăng quy mô kinh doanh, nâng cao
trình độ phục vụ khách hàng và đảm bảo các điều kiện về phòng cháy, bảo vệ môi
trường.
- Chính sách hỗ trợ di dời, giải tỏa
cửa hàng xăng dầu không đủ điều kiện theo quy định phải ngưng hoạt động.
- Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp
tăng khả năng tích lũy và huy động vốn cổ phần để đầu tư vào lĩnh vực kinh
doanh xăng dầu.
b. Các
chính sách, giải pháp phát triển hệ thống cửa hàng và kho xăng dầu trên địa bàn
tỉnh từ phía các doanh nghiệp
- Đối với các doanh nghiệp nhà nước
- Đối với các doanh nghiệp tư nhân
- Đối với thành phần kinh tế khác
c. Các
giải pháp nâng cao năng lực quản lý Nhà nước và quản lý của các đơn vị kinh
doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh
- Đối với quản lý Nhà nước
- Đối với quản lý của các đơn vị
kinh doanh xăng dầu
d. Giải
pháp về phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường
2. Tổ chức thực hiện quy hoạch
a. Quản
lý quy hoạch
b. Thực
hiện quy hoạch
c. Kiến
nghị
KẾT LUẬN
Phụ lục 2
DỰ TOÁN
CHI PHÍ DỰ ÁN
QUY
HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CỬA HÀNG XĂNG DẦU, KHO XĂNG DẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2035
(Kèm theo Quyết định số 2331/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh)
ĐVT: 1.000 đồng
TT
|
Khoản mục
chi phí
|
Mức chi phí
(%)
|
Thành tiền
|
|
|
|
Tổng kinh phí (A + B)
|
|
390.500
|
|
A
|
Kinh phí thực hiện dự án
|
100,0
|
355.000
|
|
I
|
Chi phí xây dựng nhiệm vụ và dự toán
|
2,5
|
8.875
|
|
1
|
Chi phí xây dựng đề cương và nhiệm vụ
|
1,5
|
5.325
|
|
2
|
Chi phí lập dự toán theo đề cương và nhiệm vụ
|
1,0
|
3.550
|
|
II
|
Chi phí xây dựng quy hoạch
|
84
|
298.200
|
|
1
|
Chi phí thu thập, xử lý số liệu, dữ liệu ban đầu
|
7,0
|
24.850
|
|
2
|
Chi phí thu
thập bổ sung số liệu, tư liệu theo yêu cầu quy hoạch
|
4,0
|
14.200
|
|
3
|
Chi phí khảo sát thực địa
|
20,0
|
71.000
|
|
4
|
Chi phí thiết kế quy hoạch
|
53
|
188.150
|
|
a
|
Phân tích, đánh giá vai trò, vị trí của hệ
thống cửa hàng xăng dầu, kho xăng dầu trong phát triển hạ tầng thương mại của
tỉnh
|
1
|
3.550
|
|
b
|
Phân tích, dự báo những nhân tố ảnh hưởng đến
phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu, kho xăng dầu đến năm 2025, định hướng
đến năm 2035
|
3
|
10.650
|
|
c
|
Phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển hệ
thống cửa hàng xăng dầu, kho xăng dầu giai đoạn 2011 - 2015
|
4
|
14.200
|
|
d
|
Nghiên cứu mục tiêu và quan điểm phát triển
hệ thống cửa hàng xăng dầu, kho xăng dầu đến năm 2025, định hướng đến năm
2035
|
3
|
10.650
|
|
e
|
Nghiên cứu, đề xuất các phương án phát triển
|
6
|
21.300
|
|
g
|
Nghiên cứu các giải pháp thực hiện mục tiêu
|
20
|
71.000
|
|
|
- Luận chứng các phương án phát triển
|
5
|
17.750
|
|
|
- Xây dựng phương án phát triển, đào tạo nguồn
nhân lực
|
1
|
3.550
|
|
|
- Xây dựng phương án và giải pháp phát triển
khoa học công nghệ
|
1
|
3.550
|
|
|
- Xây dựng các phương án và giải pháp bảo vệ
môi trường
|
1,5
|
5.325
|
|
|
- Xây dựng các phương án, tính toán nhu cầu và
đảm bảo vốn đầu tư
|
4
|
14.200
|
|
|
- Xây dựng các chương trình dự án đầu tư trọng
điểm
|
1,5
|
5.325
|
|
|
- Xây dựng phương án tổ chức lãnh thổ
|
3
|
10.650
|
|
|
- Xác định các giải pháp về cơ chế, chính sách
và đề xuất các phương án thực hiện
|
3
|
10.650
|
|
h
|
Xây dựng báo cáo tổng hợp và các báo cáo
liên quan
|
8
|
28.400
|
|
|
- Xây dựng báo cáo đề dẫn
|
1
|
3.550
|
|
|
- Xây dựng báo cáo tổng hợp
|
6
|
21.300
|
|
|
- Xây dựng các báo cáo tóm tắt
|
0,6
|
2.130
|
|
|
- Xây dựng văn bản trình thẩm định
|
0,2
|
710
|
|
|
- Xây dựng văn bản trình phê duyệt dự án quy
hoạch
|
0,2
|
710
|
|
i
|
Xây dựng hệ thống bản đồ quy hoạch
|
8
|
28.400
|
|
III
|
Chi phí khác
|
13,5
|
47.925
|
|
1
|
Chi phí quản lý dự án quy hoạch
|
4,0
|
14.200
|
|
2
|
Chi phí thẩm định đề cương, nhiệm vụ và dự
toán
|
1,5
|
5.325
|
|
3
|
Chi phí thẩm định quy hoạch
|
4,5
|
15.975
|
|
4
|
Chi phí công bố quy hoạch
|
3,5
|
12.425
|
|
B
|
Thuế giá trị gia tăng (A*10%)
|
|
35.500
|
|
Tổng
cộng: 390.500.000 đồng (Ba trăm chín mươi triệu, năm trăm nghìn đồng)