Quyết định 2330/QĐ-UBND năm 2015 về Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 2330/QĐ-UBND
Ngày ban hành 22/05/2015
Ngày có hiệu lực 22/05/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Thị Bích Ngọc
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2330/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CƠ SỞ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP; Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phHà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Xét Tờ trình số 650/TTr-SLĐTBXH-BTXH ngày 24/3/2015 của Sở Lao động Thương binh và Xã hội về việc phê quy hoạch phát triển phát triển mạng lưới cơ sở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Báo cáo thẩm định số 423/BC- KHĐT ngày 13 tháng 5 năm 2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM

1. Thành phố Hà Nội trở thành địa phương dẫn đầu trong công tác chăm sóc người có công, bảo đảm cho người có công luôn đạt mức sng cao hơn mức sng trung bình của người dân tại địa bàn nơi cư trú (đảm bảo mức trợ cấp, nhà ở, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ xã hội...)

2. Tăng cường chất lượng dịch vụ điều dưỡng, nuôi dưỡng người có công, đối tượng bảo trợ xã hội tại các cơ sở xã hội. Giữ nguyên các cơ sở xã hội công lập hiện có. Khuyến khích phát triển các hình thức nuôi dưỡng, chăm sóc tại cơ sở xã hội ngoài công lập đi với các nhóm đi tượng có hoàn cảnh đặc biệt, nht là nhóm người cao tuổi.

3. Đổi mới mô hình hoạt động của các cơ sở tệ nạn xã hội, tăng cường cung cấp các dịch vụ tư vấn và hình thức chữa trị phục hồi cho đối tượng tệ nạn xã hội theo hình thức tự nguyện, từng bước xóa bỏ hình thức quản lý tập trung đi tượng tệ nạn xã hội tại cơ sở, tăng cường quản lý tại cộng đồng.

4. Huy động nguồn lực trong nước và quốc tế cho công tác chăm sóc người có công và trợ giúp các đối tượng xã hội. Khuyến khích sự chủ động tham gia của cộng đồng xã hội - gia đình - bản thân đối tượng.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

- Phát triển mạng lưới cơ sở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 hiện đại, tiên tiến, tạo điều kiện chăm lo tốt hơn đời sống người có công với cách mạng, nâng cao hiệu quả trợ giúp xã hội và tăng cường phòng chống tệ nạn xã hội phù hợp với điều kiện và nguồn lực của thành phố Hà Nội thời kỳ 2015 - 2020 và định hướng đến năm 2030.

- Đảm bảo mức sống của người có công cao hơn mức sống trung bình của người dân tại địa phương nơi cư trú. Tăng cường chất lượng cung cấp dịch vụ điều dưỡng, nuôi dưỡng người có công tại cơ sở.

- Cải thiện chất lượng cuộc sống của các nhóm đối tượng xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội tại các cơ sở. Đẩy mạnh xã hội hóa khuyến khích các cá nhân, tổ chức không sử dụng vốn ngân sách đầu tư vào lĩnh vực bảo trợ xã hội.

- Từng bước đổi mới hình thức quản lý và điều trị tập trung bắt buộc sang hình thức điều trị tự nguyện, có đóng góp kinh phí, phát triển các dịch vụ tư vấn tại cộng đồng.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở chăm sóc người có công:

- Đảm bảo tiếp nhận 100% người có công thuộc diện hưởng chính sách có nhu cầu được nuôi dưỡng và điều dưỡng tập trung tại cơ sở xã hội theo quy định.

- Đảm bảo quy mô công suất tiếp nhận nuôi dưỡng và điều dưỡng tập trung người có công của các cơ sở, đến năm 2020 tiếp nhận 18.500 người và đến năm 2030 tiếp nhận 21.500 người.

- Tăng cường chất lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc, phục hồi chức năng cho người có công tại cơ sở. Duy trì định mức điều dưỡng 20 lượt người có công/giường/năm.

- Mức chuẩn trợ cấp người có công được điều chỉnh theo quy định của Chính phủ, đảm bảo mức sống của người có công cao hơn mức sống trung bình của người dân tại địa bàn nơi cư trú (bao gồm đảm bảo về mức trợ cấp, nhà ở, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ xã hội,...).

- Tăng cường đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng và trang thiết bị kỹ thuật của các cơ sở chăm sóc người có công nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu được chăm sóc và phục hồi chức năng của người có công.

[...]