Quyết định 2315/QĐ năm 1991 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường bồi dưỡng giáo dục huyện do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu 2315/QĐ
Ngày ban hành 07/09/1991
Ngày có hiệu lực 07/09/1991
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký Phạm Minh Hạc
Lĩnh vực Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 2315/QĐ

Hà nội, ngày 07 tháng 9 năm 1991

 

QUYẾT ÐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG BỒI DƯỠNG GIÁO DỤC HUYỆN

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO

- Căn cứ Nghị định số 418- HÐBT ngày 07/12/1990 Hội đồng Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Ðào tạo;

- Căn cứ Nghị định 196-HÐBT ngày 11/12/1989 của Hội đồng Bộ trưởng quy định nhiệm vụ và trách nhiệm quản lý Nhà nước của các Bộ ;

- Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Tổ chức và cán bộ;

QUYẾT ÐỊNH

Ðiều 1.

Nay ban hành bản "Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường bồi dưỡng giáo dục huyện".

Ðiều 2.

Quy chế này được áp dụng từ 1991 - 1992.

Ðiều 3.

Các ông Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ tổ chức và các bộ, các Vụ có liên quan và Giám đốc các Sở Giáo dục - Ðào tạo chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

KT.BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO
THỨ TRƯỞNG THỨ NHẤT




Phạm Minh Hạc

 

QUY CHẾ

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ÐỘNG CỦA TRƯỜNG BỒI DƯỠNG GIÁO DỤC HUYỆN
( Ban hành theo quyết định số 2315/QÐ ngày 07/09/1991 của Bộ trưởng Bộ GD và ÐT )

Chương I

VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA TRƯỜNG

Ðiều 1:

Trường bồi dưỡng giáo dục huyện là trung tâm bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên huyện ( quận, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh) quàn lý gọi chung là Trường bồi dưỡng Giáo dục Huyện, viết BDGD.

Trường trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phòng Giáo dục của - Ðào tạo huyện và chuyên môn nghiệp vụ.

Ðiều 2: Trường BCGDH có nhiệm vụ

1.Tổ chức bồi dưỡng (*) chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên các cấp học, ngành học, giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục bổ túc, giáo dục chuyên nghiệp và hướng nghiệp, dạy nghề thuộc huyện quản lý ( kể cả quốc lập, dân lập, tư thục...) theo kế hoạch của Sở Giáo dục Ðào tạo, Ủy ban nhân dân huyện và sự chỉ đạo của phòng Giáo dục - Ðào tạo.

2. Tham gia nghiên cứu khoa học giáo dục. Cụ thể là :

a) Tổ chức nghiên cứu, tổng kết và quản lý các sáng kiến kinh nghiệm trong chuyên môn và quản ký giáo dục, hướng nghiệp và dạy nghề.

b) Phổ biến, triển khai những sáng kiến kinh nghiệm giúp giáo viên tham gia nghiên cứu, học tập và vận dụng trong giảng dạy và học tập.

[...]