Quyết định 2313/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng của tỉnh Bình Phước giai đoạn 2013-2020

Số hiệu 2313/QĐ-UBND
Ngày ban hành 28/10/2014
Ngày có hiệu lực 28/10/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Phước
Người ký Nguyễn Văn Trăm
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2313/QĐ-UBND

Bình Phước, ngày 28 tháng 10 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU KINH TẾ GẮN VỚI CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG CỦA TỈNH GIAI ĐOẠN 2013-2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 1004/TTr-SKHĐT ngày 22/8/2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng của tỉnh giai đoạn 2013 - 2020 (sau đây gọi tắt là Đề án) với các nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG TÁI CƠ CẤU KINH TẾ

1. Mục tiêu tổng quát:

Thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo lộ trình và bước đi phù hợp nhằm khắc phục, hạn chế các nhược điểm về cấu trúc kinh tế hiện có, phát huy các thế mạnh phát triển kinh tế: Đến năm 2020 cơ bản hình thành mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, bảo đảm chất lượng tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần thực hiện Quyết định số 339/QĐ-TTg.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Phát huy thế mạnh nông nghiệp của tỉnh nhằm phát triển khu vực nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và bền vững; phù hợp với cơ chế thị trường, thúc đẩy công nghiệp hóa - hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu ngành, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật; nâng cao chất lượng phát triển khu vực công nghiệp - xây dựng theo hướng ổn định, bền vững và đẩy mạnh phát triển khu vực dịch vụ

b) Nâng cao chất lượng và hiệu quả phát triển, nâng tỷ lệ giá trị tăng thêm trên giá trị sản xuất của cả 3 khu vực kinh tế và hướng đến các cải thiện về mặt quy mô, công nghệ, liên kết sản xuất - tiêu thụ - kinh doanh theo các lĩnh vực, chuỗi ngành hàng trọng điểm, mũi nhọn.

c) Phát triển đồng bộ, cân đối các yếu tố liên quan về đất đai, nhân lực, thể chế, môi trường.

3. Quan điểm tái cơ cấu kinh tế:

a) Tận dụng lợi thế vị trí, tiềm năng đất đai và lao động đẩy mạnh hp tác liên kết phát triển với các tỉnh, thành trong vùng và thu hút đầu tư trong, ngoài nước; phát huy lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh của các ngành, lĩnh vực, vùng kinh tế, hạn chế những nhược điểm về cấu trúc kinh tế hiện trạng; hướng đến xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại với mô hình tăng trưởng khả thi, bền vững, có khả năng thích ứng với các thay đổi của kinh tế vĩ mô cả nước trong quá trình tái cơ cấu.

b) Phát triển kinh tế công nghiệp, dịch vụ gắn với phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, kinh tế xanh. Phát triển hài hòa đô thị và nông thôn một cách bền vững trong bối cảnh thích ứng với biến đổi khí hậu.

c) Thu hút tham gia tích cực của người dân và các thành phn kinh tế trong quá trình tái cơ cấu nhằm huy động tối đa và sử dụng ngày càng hiệu quả hơn các nguồn lực cho phát triển kinh tế, trong đó chú trọng là khu vực kinh tế tư nhân trong nước và nước ngoài.

d) Kết hợp hài hòa giữa giải quyết các vấn đề quan trọng, cấp bách với các vấn đề cơ bản, dài hạn; tiến đến hoàn chỉnh hệ thống kế hoạch hóa phát triển kinh tế trung và dài hạn, nâng cao chất lượng tăng trưởng, bảo đảm các điều kiện về sinh kế, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường và củng cố quốc phòng an ninh.

đ) Thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với cải cách hành chính và năng lực cạnh tranh, nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và dịch vụ công ở các ngành, các cấp địa phương.

4. Định hướng tái cơ cấu một số lĩnh vực chủ yếu:

- Về tái cơ cấu lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mi:

+ Nâng cao hiệu quả, chất lượng, tính cạnh tranh, độ ổn định và bền vững của các ngành hàng chủ lực trên cơ sở cải thiện hiệu quả của chuỗi giá trị sản xuất - chế biến - kinh doanh nông sản phẩm, sản phẩm cây công nghiệp, súc sản. Phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển nông nghiệp bền vững.

+ Quy hoạch vùng các cây trồng chủ lực của tỉnh như: cao su, điều, hồ tiêu, ca cao, cây ăn quả theo chiều sâu, nâng cao chuỗi giá trị, sản phẩm.

+ Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng phát triển bền vững kết hp thâm canh tăng năng suất để tăng sản lượng, nâng cao chất lượng hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh theo định hướng thị trường.

+ Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu trong nội ngành nông nghiệp theo hưng tăng dần tỷ trọng chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp, đặc biệt chăn nuôi quy mô ln theo hướng trang trại, công nghiệp, bán công nghiệp với công nghệ tiên tiến đảm bảo an toàn dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng và môi trường, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

- Về tái cơ cấu sản xuất kinh doanh khu vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ:

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ