Quyết định 231/2006/QĐ-UBND quy định xử lý công trình xây dựng vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Số hiệu | 231/2006/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 10/10/2006 |
Ngày có hiệu lực | 20/10/2006 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Dương |
Người ký | Trần Thị Kim Vân |
Lĩnh vực | Vi phạm hành chính,Xây dựng - Đô thị |
UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 231/2006/QĐ-UBND |
Thủ Dầu Một, ngày 10 tháng 10 năm 2006 |
UỶ BAN NHÂN DÂN
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp;
Căn cứ Nghị định số 74/2003/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công nghiệp tỉnh Bình Dương tại Tờ trình số 613/TTr-SCN ngày 28 tháng 09 năm 2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN |
XỬ LÝ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG VI PHẠM HÀNH LANG BẢO VỆ AN TOÀN
LƯỚI ĐIỆN CAO ÁP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số
231/2006/QĐ-UBND ngày 10/10/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định công trình xây dựng vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp; trình tự, thủ tục và trách nhiệm kiểm tra, xử lý công trình xây dựng vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
2. Đối tượng áp dụng
a) Tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực;
b) Tổ chức, cá nhân có công trình xây dựng hoặc xây dựng, cải tạo, sửa chữa công trình có liên quan đến hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh Bình Dương;
c) Cơ quan chức năng của Nhà nước và cá nhân, tổ chức có liên quan đến bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
1. Công trình lưới điện cao áp bao gồm lưới điện cao áp và hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.
2. Lưới điện cao áp là hệ thống các công trình đường dây dẫn điện trên không, đường điện ngầm và trạm biến áp có điện áp danh định từ 1000V trở lên.
3. Hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp là khoảng không gian được giới hạn bởi chiều dài, chiều rộng và chiều cao (tùy theo cấp điện áp) chạy dọc theo đường dây tải điện hoặc bao quanh trạm điện.
4. Đơn vị điện lực quản lý vận hành lưới điện cao áp là các tổ chức có đăng ký hoạt động điện lực theo quy định của pháp luật có quản lý và vận hành lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh.
UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 231/2006/QĐ-UBND |
Thủ Dầu Một, ngày 10 tháng 10 năm 2006 |
QUYẾT ĐỊNH
UỶ BAN NHÂN DÂN
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp;
Căn cứ Nghị định số 74/2003/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công nghiệp tỉnh Bình Dương tại Tờ trình số 613/TTr-SCN ngày 28 tháng 09 năm 2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
XỬ LÝ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG VI PHẠM HÀNH LANG BẢO VỆ AN TOÀN
LƯỚI ĐIỆN CAO ÁP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số
231/2006/QĐ-UBND ngày 10/10/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định công trình xây dựng vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp; trình tự, thủ tục và trách nhiệm kiểm tra, xử lý công trình xây dựng vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
2. Đối tượng áp dụng
a) Tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực;
b) Tổ chức, cá nhân có công trình xây dựng hoặc xây dựng, cải tạo, sửa chữa công trình có liên quan đến hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh Bình Dương;
c) Cơ quan chức năng của Nhà nước và cá nhân, tổ chức có liên quan đến bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
1. Công trình lưới điện cao áp bao gồm lưới điện cao áp và hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.
2. Lưới điện cao áp là hệ thống các công trình đường dây dẫn điện trên không, đường điện ngầm và trạm biến áp có điện áp danh định từ 1000V trở lên.
3. Hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp là khoảng không gian được giới hạn bởi chiều dài, chiều rộng và chiều cao (tùy theo cấp điện áp) chạy dọc theo đường dây tải điện hoặc bao quanh trạm điện.
4. Đơn vị điện lực quản lý vận hành lưới điện cao áp là các tổ chức có đăng ký hoạt động điện lực theo quy định của pháp luật có quản lý và vận hành lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh.
5. Công trình xây dựng là các công trình công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và các công trình khác.
Điều 3. Công trình xây dựng vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp
1. Công trình được xây dựng sau khi đã có công trình lưới điện cao áp mà toàn bộ hoặc một phần của công trình nằm trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp (trừ trường hợp được phép tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp theo quy định tại khoản 1, Điều 7 của Quy định này).
2. Công trình lưới điện cao áp có hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp xâm phạm quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng hợp pháp đã có trước của các tổ chức, cá nhân.
QUY ĐỊNH VỀ HÀNH LANG BẢO VỆ AN TOÀN LƯỚI ĐIỆN CAO ÁP
Điều 4. Hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không
1. Hành lang bảo vệ an toàn của đường dây dẫn điện trên không là khoảng không gian dọc theo đường dây và được giới hạn như sau:
a) Chiều dài hành lang được tính từ vị trí đường dây ra khỏi ranh giới bảo vệ của trạm này đến vị trí đường dây đi vào ranh giới bảo vệ của trạm kế tiếp.
b) Chiều rộng hành lang được giới hạn bởi hai mặt thẳng đứng về hai phía của đường dây, song song với đường dây, có khoảng cách từ dây ngoài cùng về mỗi phía khi dây ở trạng thái tĩnh theo quy định trong bảng sau:
Điện áp |
Đến 22 kV |
35 kV |
66 – 110 kV |
220 kV |
500 kV |
||
|
Dây bọc |
Dây trần |
Dây bọc |
Dây trần |
Dây trần |
||
Khoảng cách |
1,0 m |
2,0 m |
1,5 m |
3,0 m |
4,0 m |
6,0 m |
7,0 m |
c) Chiều cao hành lang được tính từ đáy móng cột đến điểm cao nhất của công trình cộng thêm khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng quy định trong bảng sau:
Điện áp |
Đến 35 kV |
66 đến 110 kV |
220 kV |
500 kV |
Khoảng cách |
2,0 m |
3,0 m |
4,0 m |
6,0 m |
2. Hành lang bảo vệ an toàn các loại cáp điện đi trên mặt đất hoặc treo trên không là khoảng không gian dọc theo đường cáp điện và được giới hạn về các phía là 0,5 m tính từ mặt ngoài của sợi cáp ngoài cùng.
Điều 5. Hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm
Hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm được giới hạn như sau:
1. Chiều dài hành lang được tính từ vị trí cáp ra khỏi ranh giới phạm vi bảo vệ của trạm này đến vị trí vào ranh giới phạm vi bảo vệ của trạm kế tiếp.
2. Chiều rộng hành lang được giới hạn bởi:
a) Mặt ngoài của mương cáp đối với cáp đặt trong mương cáp;
b) Hai mặt thẳng đứng cách mặt ngoài của vỏ cáp hoặc sợi cáp ngoài cùng về hai phía của đường cáp điện ngầm đối với cáp đặt trực tiếp trong đất, trong nước được quy định trong bảng sau:
Loại cáp điện |
Đặt trực tiếp trong đất |
Đặt trong nước |
||
Đất ổn định |
Đất không ổn định |
Nơi không có tàu thuyền qua lại |
Nơi có tàu thuyền qua lại |
|
Khoảng cách |
1,0 m |
1,5 m |
20,0 m |
100,0 m |
3. Chiều cao được tính từ mặt đất hoặc mặt nước đến:
a) Mặt ngoài của đáy móng mương cáp đối với cáp đặt trong mương cáp;
b) Độ sâu thấp hơn điểm thấp nhất của vỏ cáp là 1,5m đối với cáp đặt trực tiếp trong đất hoặc trong nước.
Điều 6. Hành lang bảo vệ an toàn trạm điện
1. Hành lang bảo vệ an toàn trạm điện là khoảng không gian bao quanh trạm điện và được giới hạn như sau:
a) Đối với các trạm điện không có tường, rào bao quanh, hành lang bảo vệ trạm điện được giới hạn bởi không gian bao quanh trạm điện có khoảng cách đến các bộ phận mang điện gần nhất của trạm điện theo quy định trong bảng sau:
Điện áp |
Đến 22 kV |
35 kV |
Khoảng cách |
2,0 m |
3,0 m |
b) Đối với trạm điện có tường hoặc hàng rào cố định bao quanh, chiều rộng hành lang bảo vệ được giới hạn đến mặt ngoài tường hoặc hàng rào; chiều cao hành lang được tính từ đáy móng sâu nhất của công trình trạm điện đến điểm cao nhất của trạm điện cộng thêm khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 4 của Quy định này.
2. Nhà và công trình xây dựng gần hành lang bảo vệ an toàn của trạm điện phải đảm bảo không làm hư hỏng bất kỳ bộ phận nào của trạm điện; không xâm phạm đường ra vào trạm điện; đường cấp thoát nước của trạm điện, hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm và đường dây dẫn điện trên không; không làm cản trở hệ thống thông gió của trạm điện; không để cho nước thải xâm nhập làm hư hỏng công trình điện.
Điều 7. Nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ đường dây dẫn điện trên không
1. Điều kiện để nhà ở, công trình được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp đến 220 kV:
a) Mái lợp và tường bao phải làm bằng vật liệu không cháy;
b) Mái lợp, khung nhà và tường bao bằng kim loại phải nối đất theo quy định về kỹ thuật nối đất;
c) Không gây cản trở đường ra vào để kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế các bộ phận công trình lưới điện cao áp;
d) Khoảng cách từ bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình đến dây dẫn gần nhất khi dây ở trạng thái tĩnh không được nhỏ hơn khoảng cách quy định trong bảng sau:
Điện áp |
Đến 35 kV |
66 đến 110 kV |
220 kV |
Khoảng cách |
3,0 m |
4,0 m |
6,0 m |
đ) Cường độ điện trường ≤ 5 kV/m tại điểm bất kỳ ở ngoài nhà cách mặt đất một mét và ≤ 1 kV/m tại điểm bất kỳ ở bên trong nhà cách mặt đất một mét.
2. Đối với công trình xây dựng hợp pháp trước khi xây dựng đường dây dẫn điện trên không nếu chưa đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thì chủ đầu tư xây dựng công trình lưới điện cao áp chịu kinh phí và tổ chức thực hiện việc cải tạo nhằm thoả mãn các điều kiện đó. Trường hợp chỉ bị phá dỡ một phần mà phần còn lại vẫn tồn tại, sử dụng được và đáp ứng được các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thì được bồi thường phần giá trị nhà, công trình bị phá dỡ và chi phí cải tạo hoàn thiện lại nhà, công trình theo tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương của nhà, công trình trước khi bị phá dỡ. Chủ đầu tư xây dựng công trình lưới điện cao áp có trách nhiệm chi trả bồi thường cho phần bị phá dỡ đó. Trường hợp không thể cải tạo được để đáp ứng điều kiện nêu trên mà phải dỡ bỏ hoặc di dời thì được bồi thường về nhà, công trình và hỗ trợ để di dời theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
3. Không cho phép tồn tại nhà ở và công trình có người thường xuyên sinh sống, làm việc trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp từ 500 kV trở lên, trừ những công trình chuyên ngành phục vụ vận hành lưới điện đó.
TRÁCH NHIỆM XỬ LÝ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG VI PHẠM HÀNH LANG BẢO VỆ AN TOÀN LƯỚI ĐIỆN CAO ÁP
Điều 8. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn
1. Quản lý về trật tự xây dựng trên địa bàn; kiểm tra giấy phép xây dựng, phát hiện kịp thời và ngăn chặn, kiên quyết xử lý ngay từ đầu các công trình xây dựng vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.
2. Phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý các công trình xây dựng vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trên địa bàn.
3. Báo cáo kịp thời những công trình xây dựng vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp vượt quá thẩm quyền với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã.
Điều 9. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã
1. Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã Thủ Dầu Một (gọi chung là cấp huyện) có trách nhiệm:
a) Quản lý toàn diện trật tự xây dựng trên địa bàn; chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện công tác kiểm tra, phát hiện kịp thời và ngăn chặn, kiên quyết xử lý ngay từ đầu các công trình xây dựng vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp;
b) Kiểm tra, phát hiện, xử lý theo thẩm quyền hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý công trình xây dựng vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trên địa bàn.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Ban chỉ đạo xử lý vi phạm hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp để giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo xử lý các vi phạm trên địa bàn.
Thành phần và Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo xử lý vi phạm hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp cấp huyện do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã quyết định.
Điều 10. Trách nhiệm của Sở Công nghiệp
1. Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ cho Ban chỉ đạo xử lý vi phạm hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp cấp huyện; kiểm tra, đôn đốc Uỷ ban nhân dân cấp huyện xử lý các công trình vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp đúng quy định.
2. Phối hợp với các đơn vị vận hành lưới điện cao áp, Điện lực Bình Dương và các cơ quan thông tin đại chúng thực hiện tuyên truyền, phổ biến các quy định của Nhà nước về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trong phạm vi quản lý.
3. Tham gia kiểm tra, lập biên bản, đề nghị xử lý đối với công trình xây dựng vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trên địa bàn các huyện, thị xã.
4. Theo dõi, tổng hợp báo cáo định kỳ (quý, năm) và đột xuất tình hình vi phạm, xử lý vi phạm, đề xuất biện pháp giải quyết các tồn tại, vướng mắc về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh.
5. Giải quyết các khiếu nại, tố cáo và các vấn đề liên quan về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp theo thẩm quyền.
Điều 11. Trách nhiệm của Sở Xây dựng
1. Hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra, lập biên bản xử lý các công trình xây dựng (trừ công trình điện) vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp;
2. Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng thực hiện đúng các quy định về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp.
Điều 12. Trách nhiệm của các đơn vị điện lực quản lý vận hành lưới điện cao áp
1. Cung cấp kịp thời sơ đồ hiện trạng của lưới điện cao áp trên địa bàn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng và Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
2. Tuyên truyền, phổ biến các quy định của Nhà nước về bảo vệ an toàn hành lang lưới điện cao áp.
3. Phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý công trình xây dựng vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.
4. Thường xuyên kiểm tra, rà soát các đường dây dẫn điện, trạm biến áp nhằm kịp thời phát hiện các công trình xây dựng vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp; lập biên bản hiện trạng và thông báo đến cơ quan chức năng: Uỷ ban nhân dân cấp xã, Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Sở Công nghiệp.
5. Có văn bản thoả thuận về đảm bảo an toàn điện đối với công trình xây dựng có liên quan đến hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu của chủ công trình xây dựng.
6. Xây dựng phương án cải tạo công trình lưới điện cao áp theo đề nghị của chủ công trình khi công trình xây dựng được cơ quan có thẩm quyền cho phép chủ công trình tự bỏ kinh phí di chuyển công trình lưới điện cao áp nhằm khắc phục tình trạng vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp theo quy định.
Việc di chuyển công trình lưới điện phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng.
7. Tổng hợp tình hình vi phạm, phân loại các trường hợp vi phạm, biện pháp giải quyết về bảo vệ an toàn hành lang lưới điện cao áp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền.
8. Tuân thủ các quy định tại Điều 2 Nghị định 106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 của Chính phủ khi cải tạo hoặc xây dựng công trình lưới điện cao áp trên địa bàn.
Điều 13. Trách nhiệm của cơ quan có liên quan
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng
Trước khi cấp phép cho tổ chức, cá nhân xây dựng mới hoặc cơi nới, cải tạo nhà ở, công trình xây dựng trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng phải yêu cầu chủ công trình xây dựng thoả thuận bằng văn bản với đơn vị quản lý lưới điện cao áp về các biện pháp bảo đảm an toàn đường dây dẫn điện trên không và an toàn trong quá trình xây dựng, cơi nới, cải tạo, sử dụng công trình xây dựng này.
2. Công an tỉnh
Lực lượng Công an phối hợp các ngành có liên quan trong công tác phát hiện, xử lý vi phạm bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp đúng quy định pháp luật. Tham gia bảo vệ thi hành quyết định cưỡng chế, giữ gìn an ninh, trật tự xã hội trong công tác giải tỏa, di dời và trong quá trình cưỡng chế.
3. Sở Tài chính
a) Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh bố trí ngân sách đảm bảo cho hoạt động xử lý công trình vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.
b) Chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, Ngành có liên quan hướng dẫn việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ theo quy định của Nhà nước đối với các trường hợp phải di dời nhà ở, công trình để bảo vệ an toàn cho công trình lưới điện cao áp.
4. Cơ quan truyền thông
Đài phát thanh và truyền hình Bình Dương, Báo Bình Dương và các cơ quan truyền thông khác của tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm tham gia tuyên truyền, phổ biến công tác bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp trên địa bàn.
KIỂM TRA, XỬ LÝ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG VI PHẠM HÀNH LANG BẢO VỆ AN TOÀN LƯỚI ĐIỆN CAO ÁP
Điều 14. Kiểm tra và lập biên bản
1. Tổ công tác của xã, phường, thị trấn khi kiểm tra phát hiện hoặc được tổ chức, cá nhân thông báo về công trình xây dựng vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, hoàn thiện hồ sơ báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn giải quyết theo thẩm quyền; đối với vụ việc vượt quá thẩm quyền thì trình cơ quan Nhà nước cấp trên theo pháp luật quy định.
Thời gian báo cáo chậm nhất 24 giờ sau khi lập biên bản.
2. Đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp khi kiểm tra, phát hiện hoặc được tổ chức, cá nhân thông báo về công trình xây dựng vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trên địa bàn có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực và thông báo, đề xuất biện pháp xử lý bằng văn bản cho Uỷ ban nhân dân cấp xã, Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Sở Công nghiệp, đồng thời thông báo cho chủ sở hữu công trình vi phạm biết.
3. Thanh tra điện lực Sở Công nghiệp, Thanh tra xây dựng huyện, thị xã kiểm tra, phát hiện hoặc khi được các tổ chức, cá nhân thông báo về công trình xây dựng vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực và quyết định xử lý theo thẩm quyền.
1. Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực;
2. Biên bản tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm (nếu có);
3. Sơ đồ công trình vi phạm thể hiện mức độ vi phạm của công trình;
4. Bản sao giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà; hồ sơ thiết kế; giấy phép xây dựng công trình; đơn thư khiếu nại, tố cáo (nếu có);
5. Các giấy tờ liên quan khác.
Điều 16. Nguyên tắc, hình thức và thẩm quyền xử phạt
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp, Thanh tra điện lực, Thanh tra xây dựng thực hiện xử lý công trình xây dựng vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp theo nguyên tắc, hình thức và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Nghị định 74/2003/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực.
Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực do có công trình xây dựng vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp mà không tự nguyện chấp hành thì thực hiện cưỡng chế theo Quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính ban hành kèm theo Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ.
1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong công tác bảo vệ an toàn hành lang lưới điện cao áp có thành tích xuất sắc thì được xét khen thưởng theo quy định hiện hành.
2. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong công tác bảo vệ an toàn hành lang lưới điện cao áp nhưng thiếu trách nhiệm hoặc cố ý làm trái các quy định của Nhà nước gây thiệt hại cho người dân, cho đơn vị, gây mất an toàn cho lưới điện sẽ bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch hoặc buộc thôi việc và phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo xử lý vi phạm hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp cấp huyện được lấy từ ngân sách huyện, thị xã.
2. Kinh phí thực hiện xử lý vi phạm của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn được lấy từ ngân sách phường, xã, thị trấn và ngân sách huyện, thị xã.
Điều 20. Giải quyết khiếu nại, tố cáo
Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các tổ chức, cá nhân trong việc xử lý vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp được thực hiện theo Luật Khiếu nại, tố cáo và các văn bản liên quan.
1. Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã; Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện Quy định này trên địa bàn; Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã thực hiện báo cáo định kỳ quý, năm và theo yêu cầu về tình hình vi phạm, công tác xử lý vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trên địa bàn với Sở Công nghiệp.
2. Thủ trưởng các đơn vị điện lực quản lý vận hành lưới điện cao áp tổ chức thực hiện Quy định này; báo cáo định kỳ quý, năm và theo yêu cầu về tình hình vi phạm, xử lý vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trong phạm vi quản lý vận hành với Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã quản lý địa bàn và Sở Công nghiệp.
3. Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu có gì vướng mắc, các Sở, Ban, Ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp có văn bản báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh để xem xét bổ sung, điều chỉnh kịp thời./.