ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2308/QĐ-UBND
|
Nghệ
An, ngày 08 tháng 6 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THÍ ĐIỂM MÔ HÌNH ĐƯA CÁN BỘ TRẺ TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG VỀ LÀM VIỆC CÓ THỜI HẠN Ở HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 2261/QĐ-TTg
ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát
triển hợp tác xã giai đoạn 2015 - 2020;
Căn cứ Thông tư số 340/2016/TT-BTC
ngày 29/12/2016 của Bộ Tài chính về hướng dẫn mức hỗ trợ và cơ chế tài chính hỗ
trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực của HTX, thành lập mới HTX, tổ chức lại hoạt động
của HTX theo chương trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2015-2020;
Căn cứ Quyết định số
1231/QĐ-BNN-KTHT ngày 09/4/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Phê duyệt Kế hoạch
triển khai thí điểm mô hình đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm
việc có thời hạn ở hợp tác xã nông nghiệp;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1312/TTr-SNN-PTNT ngày 31/5/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch triển khai thí điểm mô hình
đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn ở hợp tác
xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2018-2020 (Có Kế hoạch kèm theo).
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với
các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc
các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện,
thị xã, thành phố Vinh; Giám đốc các HTX được lựa chọn và Thủ trưởng các cơ
quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ NN&PTNT (để b/c);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (để b/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh (để b/c);
- PCT NN;
- PVP TC;
- Lưu: VT, NN (Minh).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đinh Viết Hồng
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THÍ ĐIỂM MÔ HÌNH ĐƯA CÁN BỘ TRẺ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG
VỀ LÀM VIỆC CÓ THỜI HẠN Ở HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN,
GIAI ĐOẠN 2018-2020
(Kèm theo Quyết định số: 2308/QĐ-UBND ngày 08/6/2018 của UBND tỉnh Nghệ An)
I. CĂN CỨ XÂY DỰNG
KẾ HOẠCH
Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày
15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển
hợp tác xã giai đoạn 2015 - 2020;
Thông tư số 340/2016/TT-BTC ngày
29/12/2016 của Bộ Tài chính về hướng dẫn mức hỗ trợ và cơ chế tài chính hỗ trợ
bồi dưỡng nguồn nhân lực của HTX, thành lập mới HTX, tổ chức lại hoạt động của
HTX theo chương trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2015-2020 (Sau đây gọi tắt
là Thông tư 340 BTC);
Quyết định số 1231/QĐ-BNN-KTHT ngày
09/4/2018 Phê duyệt Kế hoạch triển khai thí điểm mô hình đưa cán bộ trẻ tốt
nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn ở hợp tác xã nông nghiệp (Sau
đây gọi tắt là Quyết định 1231 BNN);
Quyết định số 1346/QĐ-UBND ngày
11/4/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An về việc Phê duyệt Đề án Phát triển hợp
tác xã nông nghiệp kiểu mới gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm chủ lực trên địa
bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2018-2020, định hướng đến 2025.
II. THỰC TRẠNG HOẠT
ĐỘNG CỦA CÁC HTX NÔNG NGHIỆP TỈNH NGHỆ AN
Đến 31/12/2017 tổng số HTX nông nghiệp
trên địa bàn tỉnh là 470 HTX, trong đó số HTXNN thành lập mới từ năm 2013 đến
năm 2017 là 161 HTX (trong đó có 02 HTX ngừng hoạt động chưa giải thể), số HTX
được chuyển đổi theo luật 2012 là 292 HTX (trong đó có 02 HTX ngừng hoạt động
chưa giải thể), 18 HTX ngừng hoạt động chưa giải thể (trong đó có 2 HTX thành lập
từ 2013-2017, 02 HTX tổ chức lại và 14 HTX chưa tổ chức lại). Trong năm 2017
thành lập mới được 55 HTX.
Số HTX hoạt động có hiệu quả 178 HTX
(44 HTX tốt, 134 HTX khá) chiếm 37,95%; HTX hoạt động trung bình 180 HTX chiếm
38,38 %; HTX hoạt động yếu kém 57 HTX chiếm 12,15 %; chưa xếp loại là 55 HTX
(thành lập năm 2017) chiếm 11,52%.
Phân loại HTX NN theo lĩnh vực như
sau: Trồng trọt 423 HTX, Chăn nuôi: 7 HTX, Nước sạch nông thôn 3 HTX, Lâm nghiệp
4 HTX, Diêm nghiệp 11 HTX, Thủy sản 11 HTX, Dịch vụ tổng hợp 11 HTX.
Tổng số cán bộ quản lý HTX là 2.070
người, trong đó trình độ cao đẳng, đại học trở lên là 700 người, trung cấp 935
người, không có bằng cấp 435 người; số cán bộ HTX được đóng BHXH là 1.242 người.
Về độ tuổi: độ tuổi trung bình của
cán bộ HTX xấp xỉ 50 tuổi, có nhiều Chủ tịch HĐQT, Giám đốc trên 60 tuổi.
Nhìn chung, các HTX nông nghiệp đã có
chuyển dịch từ chủ yếu làm dịch vụ công (làm đất, BVTV, bảo vệ nội đồng, dự
tính dự báo,..) sang dịch vụ cạnh tranh, đầu vào - đầu ra cho sản phẩm (làm đất,
giống, thuốc BVTV, bao tiêu sản phẩm...). Một số HTX đã làm tốt dịch vụ đầu ra,
bao tiêu sản phẩm cho thành viên HTX và nông dân trong vùng; đã chăm lo đến
công tác xây dựng thương hiệu, sản xuất hàng hóa theo tiêu chuẩn VietGAP, truy
xuất nguồn gốc... Điểm yếu nhất của các HTXNN vẫn là khâu cán bộ. Cán bộ HTX
chưa được đào tạo bài bản, tuổi tác cao, thiếu năng động sáng tạo, khó khăn với
tiếp thu kiến thức quản lý, kỹ thuật mới. Chính vì vậy việc hỗ trợ các HTX nông
nghiệp có nhu cầu sử dụng cán bộ đại học, cao đẳng có chuyên môn nghiệp vụ phù
hợp để tạo động lực giúp các HTX tổ chức quản lý và hoạt động đúng Luật HTX, mở
rộng liên doanh, liên kết, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, góp phần tích cực
vào thực hiện các nội dung của Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng NTM là
một việc làm cần thiết và cấp bách.
III. MỤC ĐÍCH VÀ
PHƯƠNG THỨC XÁC ĐỊNH
1. Mục đích
Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương
trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2015-2020 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm
giúp các HTX tổ chức hoạt động đúng Luật HTX 2012.
Tăng cường năng lực chuyên môn, nghiệp
vụ và quản lý, điều hành HTX, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất,
kinh doanh có hiệu quả, mở rộng các hoạt động dịch vụ có hiệu quả, mở rộng liên
doanh, liên kết, tổ chức sản xuất theo chuỗi sản phẩm chủ lực của tỉnh, để hỗ
trợ phát triển kinh tế hộ gia đình thành viên; góp phần tích cực vào thực hiện
các nội dung của Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng NTM.
Xây dựng nguồn cán bộ quản lý, điều
hành và chuyên môn kỹ thuật cho các HTX nông nghiệp.
2. Phương thức xác định các HTX
nông nghiệp tham gia thí điểm thu hút cán bộ đại học, cao đẳng trẻ về làm việc
a) Các HTX nông nghiệp tổ chức và hoạt
động theo Luật HTX năm 2012;
b) Có hoạt động liên kết sản xuất gắn
với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Ưu tiên các HTX:
- Sản xuất theo hợp đồng của doanh
nghiệp hoặc tham gia trong chuỗi giá trị nông sản an toàn, chất lượng cao hoặc
xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ chế biến hoặc xuất khẩu.
- Áp dụng công nghệ tiên tiến hoặc
công nghệ cao hoặc các tiêu chuẩn, quy chuẩn để sản xuất nông sản an toàn, bền
vững, bảo vệ môi trường.
c) Các HTX nông nghiệp phải có phương
án sản xuất kinh doanh cụ thể, có nhu cầu hỗ trợ về lao động có trình độ cao đẳng
trở lên để hỗ trợ quản trị, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào SXKD của
HTX; có phương án sử dụng lao động, có văn bản đề nghị được hỗ trợ, ký hợp đồng
lao động và phối hợp với người lao động thực hiện các khoản phải trích nộp theo
quy định của pháp luật hiện hành; Ưu tiên HTX có trả thù lao bổ sung cho cán bộ.
d) Các cán bộ trẻ đã tốt nghiệp đại học
(Nữ không quá 35 tuổi, nam không quá 40 tuổi) đi làm việc có thời hạn ở các
HTX nông nghiệp phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với nhu cầu của
các HTX, tuân thủ quy chế làm việc của HTX.
đ) Hồ sơ thủ tục HTX thực hiện theo
quy định tại khoản 4, mục III, Quyết định số 1231 BNN.
IV. NỘI DUNG HỖ TRỢ
1. Nội dung và mức hỗ trợ
a) Nội dung
- Hỗ trợ về lao động có trình độ đại
học, cao đẳng trở lên để quản trị, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào SXKD
của HTX.
b) Mức hỗ trợ
Áp dụng quy định tại khoản 3, Điều 8,
Chương II, Thông tư 340 BTC, như sau:
- Mức hỗ trợ = (Số lượng lao động được
hỗ trợ) X (mức lương tối thiểu vùng) X (số tháng được hỗ trợ)
Theo quy định tại Nghị định số
141/2017/NĐ-CP ngày 07/12/2017 của Chính phủ, mức lương tối thiểu vùng 4 là
2.760.000 đồng/tháng, áp dụng kể từ ngày 01/01/2018.
Cụ thể: 01 Cán bộ là 2,760 triệu đồng
x 36 tháng = 99,360 triệu đồng.
(Mức lương tối thiểu vùng thay đổi
khi Chính phủ có Nghị định thay thế)
Kinh phí hỗ trợ được cấp cho HTX hàng
năm và chi trả cho cán bộ hàng tháng.
2. Thời gian thí điểm 3 năm, từ
2018 - 2020
3. Số lượng HTX nông nghiệp thí điểm
7 HTX, gồm: Huyện Hưng Nguyên
01/01HTX người, huyện Yên Thành 01 người/01 HTX, huyện Diễn Châu 01 người/01
HTX và thị xã Thái Hoà 01 người/01 HTX, huyện Quỳnh Lưu 02 người/02 HTX và huyện
Nam Đàn 01 người/01 HTX.
Cụ thể những HTX sau:
1. HTX DVNN và MT thị trấn Hưng
Nguyên, huyện Hưng Nguyên;
2. HTX NN dịch vụ tổng hợp Thọ Thành,
xã Thọ Thành, huyện Yên Thành;
3. HTXDVNN Diễn Liên, xã Diễn Liên,
huyện Diễn Châu;
4. HTX DVNN Nghĩa Thuận, xã Nghĩa Thuận,
Thị xã Thái Hoà;
5. HTX DVNN Nam Sơn, xã Quỳnh Văn,
huyện Quỳnh Lưu;
6. HTX DVNN Quỳnh Tam, xã Quỳnh Tam,
huyện Quỳnh Lưu;
7. HTX DV NN Nam Cát, huyện Nam Đàn.
4. Nguồn kinh phí
- Kinh phí hỗ trợ: 695,52 triệu
đồng
Cụ thể: 7 người x 2,760 triệu đồng x 36
tháng = 695,520 triệu đồng.
(Sáu trăm chín mươi lăm triệu, năm
trăm hai mươi ngàn đồng chẵn)
+ Năm 2018: 231,84 triệu đồng;
+ Năm 2019: 231,84 triệu đồng;
+ Năm 2020: 231,84 triệu đồng.
- Ngân sách trung ương hỗ trợ 100%
kinh phí bằng nguồn Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới hằng
năm.
- Cơ chế hỗ trợ: Hàng năm kinh phí hỗ
trợ sẽ được phân bổ về Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh, Chi cục Phát triển
nông thôn kiểm tra và chuyển kinh phí hỗ trợ về các hợp tác xã để các hợp tác
xã thanh toán lương hàng tháng cho các cán bộ đại học, cao đẳng được tuyển dụng
vào làm việc theo Hợp đồng lao động đã ký kết mỗi năm 2 đợt (6 tháng một đợt).
- Các cán bộ đại học đã được hỗ trợ
thí điểm tuyển dụng và hợp đồng làm việc tại các HTX 3 tháng cuối năm 2017, có
trong kế hoạch này thì được tiếp tục hỗ trợ.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài
chính, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Văn phòng điều phối chương trình MTQG xây dựng
Nông thôn mới tỉnh để phân bổ vốn thực hiện kế hoạch từ nguồn Chương trình MTQG
xây dựng Nông thôn mới hàng năm.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở, Ngành và
UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch hỗ trợ
sau khi có Quyết định phân bổ kinh phí;
c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị
liên quan và UBND các huyện tổ chức kiểm tra định kỳ việc thực hiện các quy định
của pháp luật về quản lý và sử dụng lao động đối với các HTX có cán bộ trẻ về
làm việc;
d) Hàng năm tổng hợp và báo cáo UBND
tỉnh tình hình triển khai và kết quả thực hiện Kế hoạch; Tham mưu UBND tỉnh tổ
chức sơ kết để nhân ra diện rộng trong toàn tỉnh sau thời gian thí điểm.
2. Sở Tài chính
Phối hợp với Văn phòng điều phối
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT trình
UBND tỉnh bố trí kinh phí từ nguồn Chương trình MTQG XD NTM hàng năm để triển
khai Kế hoạch.
3. UBND các huyện
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp
và PTNT lựa chọn các HTX nông nghiệp thí điểm đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học,
cao đẳng về làm việc; phối hợp triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn;
b) Thường xuyên hỗ trợ, đôn đốc, theo
dõi, kiểm tra tình hình hoạt động và việc thực hiện các quy định của pháp luật
về quản lý và sử dụng lao động đối với các HTX nông nghiệp có cán bộ trẻ về làm
việc;
c) Định kỳ 06 tháng, trước ngày 03/7
và 03/01 của năm kế tiếp báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch về Sở Nông nghiệp
và PTNT.
4. UBND các xã có cán bộ trẻ được
hỗ trợ
Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, theo
dõi tình hình hoạt động và việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý
và sử dụng lao động đối với các HTX nông nghiệp có cán bộ trẻ về làm việc.
5. Đối với các Hợp tác xã sử dụng
lao động
a) Hợp đồng lao động với cán bộ đại học
về làm việc tại HTX và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về việc quản
lý và sử dụng lao động;
b) Bố trí công việc theo đúng Phương
án sử dụng lao động đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Hỗ trợ, tạo điều kiện để cán bộ trẻ
về làm việc tại HTX được tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực,
trình độ chuyên môn do UBND huyện, các tổ chức hoặc các ngành chuyên môn tổ chức;
d) Định kỳ 06 tháng, trước ngày 30/6
và 31/12 hàng năm: Hợp tác xã báo cáo, đánh giá về hoạt động chuyên môn, tư tưởng,
đạo đức, lối sống của cán bộ trẻ được đưa về làm việc ở HTX gửi về UBND huyện,
để UBND huyện tổng hợp, báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện thí điểm
đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng đi làm việc có thời hạn ở các HTX
nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2020, yêu cầu các Sở, Ngành, UBND
các huyện, thành, thị và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện, đảm bảo
hoàn thành các nội dung của Kế hoạch đề ra./.