Kế hoạch 1331/KH-UBND năm 2019 thực hiện thí điểm mô hình đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn ở hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2019-2020

Số hiệu 1331/KH-UBND
Ngày ban hành 26/06/2019
Ngày có hiệu lực 26/06/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tây Ninh
Người ký Nguyễn Thanh Ngọc
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1331/KH-UBND

Tây Ninh, ngày 26 tháng 6 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

VỀ THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM MÔ HÌNH ĐƯA CÁN BỘ TRẺ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG VỀ LÀM VIỆC CÓ THỜI HẠN Ở HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH GIAI ĐOẠN 2019-2020

Căn cứ Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020;

Căn cứ Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27 tháng 4 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020;

Căn cứ Thông tư số 340/2016/TT-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức hỗ trợ và cơ chế tài chính hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực của hợp tác xã, thành lập mới hợp tác xã, tổ chức lại hoạt động của hợp tác xã theo Chương trình hỗ trợ phát triển Hợp tác xã giai đoạn 2015-2020;

Căn cứ Quyết định số 1231/QĐ-BNN-KTHT ngày 09 tháng 4 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt kế hoạch triển khai thí điểm mô hình đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn ở hợp tác xã nông nghiệp,

Căn cứ Nghị quyết số 03/NQ-HĐND ngày 12/4/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phê duyệt kinh phí thực hiện Kế hoạch thí điểm mô hình đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn ở hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2019 - 2020,

Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện thí điểm mô hình đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn ở hợp tác xã nông nghiệp giai đoạn 2019-2020, như sau:

I. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP HIỆN NAY

Toàn tỉnh hiện có 78 hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012, trong đó 06 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao; 36 hợp tác xã có hoạt động liên kết với các doanh nghiệp. Phân loại: 07 hợp tác xã hoạt động giỏi (9%); 13 hợp tác xã hoạt động khá (17%); 32 hợp tác xã hoạt động trung bình (36%); 26 hợp tác xã chưa đánh giá do mới thành lập (25%). Tổng số thành viên của các hợp tác xã 3.800 người, số lao động làm việc thường xuyên khoảng 1.300 người. Doanh thu bình quân hàng năm của mỗi hợp tác xã 850 triệu đồng; lãi bình quân hàng năm của một hợp tác xã 250 triệu đồng; thu nhập bình quân lao động thường xuyên trong hợp tác xã khoảng 54 triệu đồng/lao động/năm (khoảng 4,5 triệu đồng/tháng).

Tổng số cán bộ quản lý hợp tác xã 333 người, trong đó: Trình độ đại học, cao đẳng 28 người, chiếm 8,4%; trình độ trung cấp 16 người, chiếm 4,8%; trình độ phổ thông 289 người, chiếm 86,8%.

Nhìn chung các hợp tác xã còn nhiều khó khăn, hạn chế về chất lượng hoạt động và mức độ đóng góp vào tăng trưởng GDP chung của nền kinh tế...Một trong những nguyên nhân chính: Trình độ tổ chức, năng lực quản lý trong các hợp tác xã nông nghiệp nhìn chung rất hạn chế; phần lớn các cán bộ quản lý hợp tác xã không có trình độ chuyên môn; công tác kế toán, tài chính của hợp tác xã chưa được thực hiện nghiêm túc, bài bản, việc xây dựng báo cáo tài chính, phương án kinh doanh còn hạn chế. Do đó, việc tổ chức quản lý và xây dựng phương án sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã gặp nhiều khó khăn, đa số các cán bộ hợp tác xã cao tuổi, làm việc theo kinh nghiệm, thiếu nhạy bén trong hoạt động; thiếu cán bộ khoa học kỹ thuật để tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật cho các thành viên và nông dân.

Thực tế trong thời gian qua, các hợp tác xã hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả đều là những hợp tác xã có cán bộ quản lý và nhất là cán bộ chuyên môn giỏi.

Một trong những giải pháp để nâng cao trình độ cán bộ hợp tc xã nông nghiệp thì việc hỗ trợ đưa cán bộ chuyên môn về làm việc ở hợp tác xã nông nghiệp có nhiều ưu điểm giúp đẩy mạnh việc chuyển giao khoa học công nghệ, tri thức nông nghiệp cho thành viên, giúp hợp tác xã quản lý tài chính, hoạt động sản xuất có hiệu quả. Xuất phát từ nhu cầu của hợp tác xã nên các cán bộ khi về làm việc sẽ có cơ hội thể hiện, phát huy năng lực, từ đó có tâm huyết với hợp tác xã.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Hỗ trợ các hợp tác xã hông nghiệp triển khai thí điểm mô hình đưan bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn tại các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp trong thời gian tới; đồng thời thu hút lực lượng cán bộ trẻ về công tác lâu dài tại các hợp tác xã nông nghiệp góp phần phát triển kinh tế hợp tác lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững và nâng cao thu nhập cho các thành viên hợp tác xã nông nghiệp.

2. Yêu cầu

Các sở ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tăng cường phối hợp, quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi để các cán bộ trẻ về công tác tại các hợp tác xã nông nghiệp phát huy kiến thức, năng động sáng tạo góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ chiệu quả phù hợp với điều kiện cụ thể của từng hợp tác xã nông nghiệp nhằm khai thác mọi tiềm năng thế mạnh và xây dựng thành công nông thôn mới ở mỗi địa phương.

III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Đối tượng hỗ trợ

a) Các hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn (gọi chung là hợp tác xã nông nghiệp) có nhu cầu hỗ trợ về lao động có trình độ cao đẳng trở lên để hỗ trợ quản trị, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh phù hợp với lĩnh vực hoạt động chính của hợp tác xã.

b) Hỗ trợ tổng số 11 hợp đồng lao động của 08 hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đảm bảo các quy định tại Điều 8 Thông tư số 340/2016/TT-BTC và các nguyên tắc xác định đối tượng hỗ trợ theo Quyết định số 1231/QĐ-BNN-KTHT.

2. Điều kiện hỗ trợ

- Độ tuổi: Không quá 35 đối với nữ và 40 đối với nam.

- Ưu tiên các trường hợp sau:

+ Cán bộ kỹ thuật, cán bộ kế toán để hỗ trợ quản trị, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh phù hợp với nhu cầu và lĩnh vực hoạt động chính của hợp tác xã;

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ