Quyết định 2677/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hoá tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020

Số hiệu 2677/QĐ-UBND
Ngày ban hành 15/08/2011
Ngày có hiệu lực 15/08/2011
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Vương Văn Việt
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HOÁ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2677/QĐ-UBND

Thanh Hoá, ngày 15 tháng 8 năm 2011

 

PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP VĂN HOÁ TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Quyết định số 4103/QĐ-UBND ngày 24/12/2007 v/v phê duyệt Quy hoạch phát triển sự nghiệp Văn hóa tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2008-2015 và định hướng đến năm 2020; Quyết định số 2257/QĐ-UBND ngày 28/6/2010 v/v phê duyệt Đề cương nhiệm vụ điều chỉnh, quy hoạch phát triển sự nghiệp Văn hóa tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 của Chủ tịch UBND tỉnh;

Xét đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 924, số 925/TTr-SVHTTDL ngày 14/6/2011 về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển sự nghiệp Văn hoá tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển sự nghiệp Văn hóa tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, với các nội dung chính sau:

I. MỤC TIÊU CHUNG:

- Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của xứ Thanh, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới và các địa phương khác; phấn đấu đến năm 2020 Thanh Hóa trở thành trung tâm văn hóa của vùng Bắc Trung bộ và Nam sông Hồng; kết hợp hài hoà bảo tồn, phát huy di sản văn hoá với phát triển du lịch, phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường phát triển quan hệ hợp tác và giao lưu văn hoá với các nước trong khu vực ASEAN, đặc biệt là với nước bạn Lào.

- Phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân; tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa. Xây dựng môi trường văn hóa trong sạch, nếp sống văn hóa lành mạnh, văn minh. Đẩy mạnh xã hội hóa văn hóa, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, phát triển văn hóa; đưa yếu tố văn hóa trở thành động lực phát triển kinh tế, xã hội bền vững, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự, quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

II. MỤC TIÊU CỤ THỂ.

1. Bảo tồn, phát huy di sản văn hoá.

a) Giai đoạn 2011-2015:

- Hoàn thành xây dựng Bảo tàng tỉnh tại thành phố Thanh Hóa theo hướng hiện đại, trở thành điểm đến tham quan, học tập hấp dẫn của công chúng.

- Tiếp tục xếp hạng các di tích cấp tỉnh, cấp quốc gia, trung bình mỗi năm 25-30 di tích cấp quốc gia, cấp tỉnh được xếp hạng. Hàng năm tu bổ, tôn tạo 25-30 di tích đã được xếp hạng.

+ Thực hiện xây dựng quy hoạch và bảo tồn, tôn tạo các khu di tích trọng điểm: Khu di tích - danh thắng Hàm Rồng (thành phố Thanh Hóa); Khu di tích lịch sử văn hóa Lam Kinh (huyện Thọ Xuân); khai quật khảo cổ học tổng thể khu vực Thành Nhà Hồ, Đàn Nam Giao và xây dựng nhà tr­ưng bày, giới thiệu; kho lưu giữ hiện vật s­ưu tầm Thành Nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc); khu di tích đền Bà Triệu (huyện Hậu Lộc); di tích đền Đồng Cổ (huyện Yên Định); di tích Thái miếu Nhà Lê (thành phố Thanh Hóa); phục hồi di tích Gia Miêu Triệu Tường; di tích đền Trần Khát Chân và chùa Hoa Long (huyện Vĩnh Lộc); di tích Chiến khu Ngọc Trạo (huyện Thạch Thành), di tích Căn cứ khởi nghĩa Ba Đình (huyện Nga Sơn); khai quật khảo cổ học Hang Con Moong (huyện Thạch Thành); di tích - danh thắng Núi Nưa (Triệu Sơn); Bảo tồn làng Lương Ngọc (xã Cẩm Lương - huyện Cẩm Thủy)...

- Hoàn thành Quy hoạch tổng thể và chi tiết Di sản Văn hoá Thế giới Thành Nhà Hồ; hoàn thành hồ sơ khoa học Di tích Lam Kinh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là di tích đặc biệt quốc gia.

- Duy trì tổ chức hàng năm các lễ hội tiêu biểu của tỉnh, thực hiện công tác sưu tầm, nghiên cứu, phục hồi các loại hình dân ca, dân vũ, âm nhạc dân gian, hoa văn trang phục, sinh hoạt nghi lễ (các nghi lễ vòng đời, nghi lễ nông nghiệp, nghi lễ của những người hành nghề tôn giáo...), nghề thủ công truyền thống (đan lát, đóng thuyền, làm gốm, dệt thổ cẩm, chế tác nhạc cụ...), cách chế biến món ăn truyền thống, y dược học dân gian, trò chơi dân gian, luật tục quản lý xã hội...

- Tiếp tục đầu tư bảo tồn làng Mường Lương Ngọc (huyện Cẩm Thủy); nghiên cứu bảo tồn một số làng văn hóa truyền thống tiêu biểu của các dân tộc trên địa bàn tỉnh phục vụ phát triển kinh tế - du lịch địa phương.

- Thực hiện dự án tổng kiểm kê di tích trên địa bàn tỉnh; hoàn thành xây dựng Hồ sơ di sản văn hóa Hang Con Moong, trình tổ chức UNESCO công nhận, ghi vào danh sách đại diện di sản văn hóa nhân loại.

- Thành lập phòng lưu trữ dữ liệu di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Thanh Hóa tại Bảo tàng tỉnh, Khu di tích Lam Kinh và Trung tâm Bảo tồn di sản văn hóa thành nhà Hồ.

b) Giai đoạn 2016-2020:

- Đầu tư khôi phục làng cổ văn hóa Đông Sơn (làng Đông Sơn, phường Hàm Rồng, TP. Thanh Hoá); xây dựng làng văn hóa các dân tộc tại huyện Ngọc Lặc; phấn đấu xếp hạng được mỗi năm 20-25 di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh; hàng năm tu bổ, tôn tạo 30-35 di tích được xếp hạng.

- Hoàn thành khu trưng bày ngoài trời và khu dịch vụ phục vụ nghiên cứu, tham quan, du lịch tại Bảo tàng tỉnh. Bảo tàng tỉnh phối hợp với các điểm di tích xây dựng quan hệ hợp tác chặt chẽ với một số tổ chức bảo tàng, cá nhân, chuyên gia quốc tế, ứng dụng các phương pháp trưng bày bảo tàng hiện đại, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ mới trong trưng bày và bảo quản hiện vật.

- Thành lập một số bảo tàng tư nhân, bộ sưu tập tư nhân. Thực hiện bảo tồn 2-3 làng bản tiêu biểu của từng dân tộc trên địa bàn tỉnh còn bảo lưu được nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo. Triển khai nội dung quy hoạch di tích Thành Nhà Hồ.

- Xây dựng hồ sơ “Trò Xuân Phả” đệ trình UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

2. Nghệ thuật biểu diễn.

[...]