ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2303/QĐ-UBND
|
Nghệ
An, ngày 05 tháng 06 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
vỀ viỆc phê duyỆt KẾ hoẠch triỂn
khai thí điỂm phẦn mỀm lÕi chính quyỀn điỆn tỬ HCM Egov Framework 2.0 cho các
cƠ quan nhà nưỚc trên đỊa bàn tỈnh NghỆ An
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số
3188/QĐ-UBND ngày 09/7/2014 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Đề án xây dựng
Chính quyền điện tử tỉnh Nghệ An
Căn cứ Quyết định số
1029/QĐ-UBND ngày 19/3/2015 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt kế hoạch
triển khai Đề án “Xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Nghệ An”.
Căn cứ Thông báo kết luận số 259/TB-UBND
ngày 08/5/2015 về kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Xuân Đường – Trưởng
Ban chỉ đạo tại cuộc họp Ban Chỉ đạo ứng dụng CNTT tỉnh Nghệ An năm 2015
Căn cứ Thông báo số 326/TB-VP
ngày 20/4/2015 về nội dung kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố HCM - Lê Mạnh
Hà tại cuộc họp nghe báo cáo về kế hoạch hỗ trợ triển khai mô hình chính quyền
điện tử tại tỉnh Nghệ An.
Xét đề nghị của Giám đốc Sở
Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 652/TTr-STT&TT ngày 05/6/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch triển khai thí điểm phần mềm
lõi chính quyền điện tử HCM Egov Framework 2.0 cho các cơ quan nhà nước trên địa
bàn tỉnh Nghệ An (có Kế hoạch chi tiết kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành liên quan; Chủ tịch UBND
các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 2:
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- CVP, các PVP Tỉnh ủy;
- CVP, các PVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, CN.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Ngọc Hoa
|
KẾ HOẠCH
triỂn khai thí điỂm phẦn mỀm lÕi chính
quyỀn điỆn tỬ HCM Egov Framework 2.0 cho các cƠ quan nhà nưỚc trên đỊa bàn tỈnh
NghỆ AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2803/QĐ-UBND ngày 05 tháng 06 năm 2015 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Nghệ An)
I. QUAN ĐIỂM, MỤC
TIÊU, PHẠM VI TRIỂN KHAI
1. Quan điểm
- Ưu tiên kế thừa mô hình chính quyền
điện tử đã triển khai cho các tỉnh/thành.
- Đảm bảo liên thông tích hợp, kết nối
đến các hệ thống đang ứng dụng hiệu quả và cơ sở dữ liệu chuyên ngành; có khả
năng tái sử dụng thay vì xây dựng mới từ đầu.
- Các ứng dụng phát triển cho các cơ
quan nhà nước phải đảm bảo đồng bộ, tích hợp vào kiến trúc chính quyền điện tử
Nghệ An khi đã được lựa chọn.
- Làm chủ được công nghệ, mã nguồn hệ
thống và sử dụng nguồn lực trong tỉnh để bảo trì, bảo dưỡng, phát triển mở rộng.
- Hệ thống chính quyền điện tử lựa chọn
phải có tính mở, đảm bảo tính kế thừa, nâng cấp, mở rộng trong tương lai.
2. Mục tiêu
- Đảm bảo công khai minh bạch: Lãnh đạo
và người dân giám sát; môi trường xã hội lành mạnh, công bằng; minh bạch hóa
các quy định về quy trình giải quyết thủ tục hành chính ở các cấp, tạo điều kiện
triển khai CNTT hiệu quả.
- Nâng cao năng lực quản lý: hỗ trợ
cho cán bộ, người dân thuận tiện các công việc khoa học, xuyên suốt giữa các
ngành, chính xác, đầy đủ và kịp thời; giúp lãnh đạo cơ quan, đơn vị, địa phương
theo dõi, kiểm tra quá trình giải quyết các công việc.
- Rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ
thủ tục hành chính, nâng cao quả của hoạt động quản lý.
- Nhằm phục vụ việc xây dựng ứng dụng
CNTT tại các cơ quan quản lý hành chính theo một kiến trúc thống nhất, không
trùng lắp giữa các phân hệ trong cùng một hệ thống cũng như đảm bảo tính liên
thông kết nối; Giúp việc đầu tư ứng dụng CNTT hiệu quả, triển khai nhanh và giảm
rủi ro.
- Hướng đến phục vụ cho người dân và
doanh nghiệp tốt nhất thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin.
3. Phạm vi triển khai
Trước hết triển khai thí điểm tại một
số cơ quan nhà nước:
- Văn phòng Tỉnh ủy.
- Văn phòng UBND tỉnh.
- Cấp sở: Sở Thông tin và Truyền
thông; Sở Giao thông vận tải.
- Cấp huyện: UBND huyện Yên Thành và
Quỳnh Lưu
- Cấp xã (72 xã): 39 xã/thị trấn thuộc
huyện Yên Thành, 33 xã/thị trấn thuộc huyện Quỳnh Lưu.
II. NỘI DUNG
1. Tiếp nhận, chuyển giao phần mềm
lõi chính quyền điện tử do Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố HCM chuyển
giao
- Phân tích, đánh giá, tổng hợp hiện
trạng ứng dụng và phát triển CNTT và kế hoạch triển khai cụ thể tại các đơn vị
thí điểm.
- Tổ chức đoàn công tác gồm các cán bộ
kỹ thuật của các đơn vị tham thí điểm: Tham gia lớp đào tạo, chuyển giao công
nghệ hệ thống HCM Egov bao gồm: Tìm hiểu về hệ thống; cách cài đặt, phát triển,
hướng dẫn sử dụng, chuyển giao thiết kế, mã nguồn các phần mềm và nền tảng giải
pháp chính quyền điện tử HCM Egov Framework 2.0 của Thành phố Hồ Chí Minh; Học
tập kinh nghiệm triển khai tại một số sở ngành của TP Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng
Nai. Dự kiến thành phần đoàn công tác gồm 12 thành viên:
+ Trung tâm CNTT - Văn phòng Tỉnh ủy:
2 cán bộ.
+ Trung tâm Tin học Công báo - Văn
phòng UBND tỉnh: 1 cán bộ.
+ Sở Thông tin và Truyền thông: 2 cán
bộ.
+ Sở Giao thông Vận tải: 1 cán bộ.
+ UBND huyện Quỳnh Lưu: 1 cán bộ.
+ UBND huyện Yên Thành: 1 cán bộ.
+ Trung tâm CNTT&TT Nghệ An: 3
cán bộ.
+ Cổng Thông tin Điện tử Nghệ An:
1 cán bộ
- Phối hợp với Sở Thông tin và
Truyền thông TP. HCM để thực hiện cài đặt hệ thống, cấu hình các ứng dụng thuộc
phần mềm lõi.
2. Triển khai các phân hệ thuộc phần
mềm lõi chính quyền điện tử tại các đơn vị thí điểm
- Chuẩn bị chu đáo môi trường triển
khai: máy tính, kết nối mạng.
- Kiểm tra, cài đặt trình duyệt
Internet phù hợp.
- Rà soát và cấp bổ sung hòm thư
điện tử công vụ tỉnh Nghệ An cho toàn bộ CBCC nhằm thực hiện quản lý tài khoản
tập trung.
- Triển khai phần mềm quản lý văn
bản và điều hành, một cửa điện tử cho các đơn vị.
- Thực hiện chuyển đổi dữ liệu từ
phần mềm đang có sang phần mềm lõi chính quyền điện tử, hiệu chỉnh dữ liệu cho
từng đơn vị.
- Biên soạn hướng dẫn thao tác tại
mỗi khâu vận hành, gửi đến các đơn vị thực hiện.
- Hỗ trợ người dùng cho tất cả các
điểm: qua điện thoại, mail, trực tiếp.
- Đào tạo tập trung cán bộ công chức
tại từng đơn vị.
- Cử người trực tiếp hỗ trợ ứng dụng
phần mềm tại từng đơn vị: Đối với cấp sở: tối đa liên tục trong 10 ngày; cấp
xã: tối đa liên tục trong 5 ngày.
- Đôn đốc nhắc nhở các đơn vị ứng
dụng hàng ngày, hàng tuần.
- Tiếp nhận vướng mắc và tiến hành
kiểm tra nâng cấp.
- Báo cáo sơ kết rút kinh nghiệm
hàng tháng.
III. THỜI GIAN
THỰC HIỆN
1. Giai đoạn 1: Triển khai cho Văn
phòng UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND huyện Quỳnh Lưu
Dự kiến thời gian từ ngày
01/7/2015 đến ngày 01/12/2015.
- Khảo sát, cài đặt, hiệu chỉnh phần
mềm: tối đa 1 tháng/3 đơn vị.
- Tập huấn đào tạo sử dụng (3 lớp/3
đơn vị, mỗi lớp 30 người, 4 ngày/lớp): 1 tháng/3 đơn vị.
2. Giai đoạn 2: Triển khai cho Văn
phòng Tỉnh ủy, Sở Giao Thông vận tải, UBND huyện Yên Thành, 39 xã/thị trấn thuộc
huyện Yên Thành, 33 xã/thị trấn thuộc huyện Quỳnh Lưu
Dự kiến thời gian từ ngày
31/9/2015 đến ngày 31/12/2015.
- Khảo sát, cài đặt, hiệu chỉnh phần
mềm: tối đa 1 tháng.
- Tập huấn đào tạo sử dụng (Cấp tỉnh:
3 lớp/3 đơn vị, mỗi lớp 30 người, 4 ngày/lớp. Cấp xã/thị trấn: Mỗi xã/thị trấn
5 người, tổng 360 người, chia thành 12 lớp, mỗi lớp 30 người, 3 ngày/lớp).
IV. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
Giao Sở Thông tin và Truyền thông
lập dự toán kinh phí cụ thể gửi Sở Tài chính chính thẩm định, tham mưu UBND tỉnh
bố trí từ nguồn ngân sách tỉnh (Sử dụng từ nguồn kinh phí nâng cấp phần mềm
M-Office cấp cho Sở Thông tin và Truyền thông năm 2015 để triển khai giai đoạn
1)
V. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Giao Sở Thông tin và Truyền
thông
- Là đầu mối chịu trách nhiệm triển
khai mô hình Chính quyền điện tử HCM Egov Framework 2.0.
- Thực hiện triển khai cài đặt phần
mềm lõi HCM Egov Framework 2.0 và chuyển đổi dữ liệu từ các hệ thống đang sử dụng
vào hệ thống triển khai tại các đơn vị triển khai.
- Chịu trách nhiệm kiểm tra, giám
sát, quản lý kỹ thuật, mã nguồn phần mềm lõi và các phân hệ.
- Tổ chức bàn giao mã nguồn cho
các đơn vị tham gia phối hợp và chủ động phát triển theo yêu cầu của từng cơ
quan.
- Khởi tạo ứng dụng, hiệu chỉnh dữ
liệu và khắc phục sự cố trong quá trình triển khai.
- Tổ chức đào tạo tập trung cho
cán bộ công chức, viên chức thuộc các cơ quan được triển khai.
- Biên soạn hướng dẫn thao tác tại
mỗi khâu vận hành, gửi đến các đơn vị thực hiện.
- Hỗ trợ người dùng cho tất cả các
điểm: qua điện thoại, mail, trực tiếp...
- Hàng tháng tổng hợp kết quả triển
khai thí điểm của các đơn vị để báo cáo UBND tỉnh theo dõi, chỉ đạo.
- Triển khai phân hệ một cửa điện
tử và quản lý văn bản và điều hành tại đơn vị mình.
- Tham mưu UBND tỉnh phê duyệt
danh sách đoàn công tác tiếp nhận hệ thống phần mềm chính quyền điện tử TP Hồ
Chí Minh theo nội dung II.1 trên đây.
2. Giao các đơn vị triển khai thí
điểm nêu tại mục I.3 trên đây:
- Cử 01 cán bộ phụ trách bộ phận một
cửa cấp huyện (hoặc cấp sở), 01 cán bộ thuộc phòng Văn hóa và Thông tin tham
gia triển khai và cán bộ phụ trách bộ phận một cửa cấp xã/ phường được chuyển
giao phần mềm.
- Chỉ đạo xuyên suốt và quyết tâm
thực hiện từ Ban lãnh đạo đến chuyên viên khi tham gia triển khai phân hệ một cửa
điện tử.
- Đầu tư, bổ sung, lắp đặt thiết bị
cần thiết đảm bảo yêu cầu thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại.
- Kiểm tra, giám sát cán bộ, công
chức, viên chức nghiêm túc thực hiện, thao tác sử dụng phần mềm đúng quy trình
nghiệp vụ.
- Xây dựng các quy chế, quy định nội
bộ về khai thác, quản trị và vận hành phân hệ một cửa điện tử nhằm đảm bảo xác
định trách nhiệm cụ thể cửa từng cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia vào
sử dụng.
3. Giao Sở Tài chính: Tham mưu
UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện.