UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
23/2024/QĐ-UBND
|
Ninh Bình, ngày
13 tháng 3 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ
ĐÊ NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đê điều ngày 29
tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm
2020;
Căn cứ Nghị định số 113/2007/NĐ-CP
ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Đê điều;
Căn cứ Thông tư số
26/2009/TT-BNN ngày 11 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn hướng dẫn về cơ cấu tổ chức, nguồn kinh phí và chế độ thù lao đối
với lực lượng quản lý đê nhân dân;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 18/TTr-SNN ngày 30 tháng 01
năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Quy định tổ chức, hoạt động của lực lượng quản lý
đê nhân dân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Điều 2. Hiệu
lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực kể từ
ngày 25 tháng 3 năm 2024.
Điều 3. Tổ
chức thực hiện
Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân
tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
các huyện, thành phố; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn nơi có
đê; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- UBMTTQ Việt Nam tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu VT, VP3,4, TTTH.
Bh_VP3_QĐ10
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Song Tùng
|
QUY ĐỊNH
TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ ĐÊ NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH NINH BÌNH
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh
1. Quy định này quy định về cơ
cấu tổ chức, nguồn kinh phí, chế độ thù lao đối với lực lượng quản lý đê nhân
dân và các nội dung khác có liên quan đến tổ chức và hoạt động của lực lượng quản
lý đê nhân dân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
2. Các nội dung có liên quan đến
tổ chức và hoạt động của lực lượng quản lý đê nhân dân không quy định tại Quy định
này thì thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với
các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến tổ chức và hoạt động của lực lượng
quản lý đê nhân dân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Chương II
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ ĐÊ NHÂN DÂN
Điều 3.
Cơ cấu tổ chức của lực lượng quản lý đê nhân dân
Cơ cấu tổ chức của lực lượng quản
lý đê nhân dân thực hiện theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 26/2009/TT-BNN
ngày 11 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
hướng dẫn về cơ cấu tổ chức, nguồn kinh phí và chế độ thù lao đối với lực lượng
quản lý đê nhân dân.
Điều 4. Tuyển
chọn và phê duyệt danh sách lực lượng quản lý đê nhân dân
1. Người được tuyển chọn làm
nhân viên quản lý đê nhân dân phải đáp ứng các điều kiện sau: Có đủ sức khoẻ để
thực hiện nhiệm vụ, trong độ tuổi lao động, lần đầu tham gia lực lượng quản lý
đê nhân dân không quá 55 tuổi, đăng ký thường trú và đang sinh sống tại địa
phương, có kinh nghiệm sông nước, có tinh thần trách nhiệm để thực hiện nhiệm vụ
được giao.
2. Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi
có đê tuyển chọn và lập danh sách lực lượng quản lý đê nhân dân trên địa bàn quản
lý trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định phê duyệt. Danh sách lực
lượng quản lý đê nhân dân được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt không được
vượt quá số lượng nhân viên quản lý đê nhân dân do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
Trong trường hợp cần thiết, Uỷ
ban nhân dân cấp xã nơi có đê trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định
thay thế người có tên trong danh sách lực lượng quản lý đê nhân dân đã được Uỷ
ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
Điều 5. Nhiệm
vụ của nhân viên quản lý đê nhân dân
Nhân viên quản lý đê nhân dân
thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 26/2009/TT-BNN.
Điều 6. Chế
độ, nội dung báo cáo và trách nhiệm trong công tác báo cáo
1. Chế độ và nội dung báo cáo
thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 26/2009/TT-BNN.
2. Nhân viên quản lý đê nhân
dân chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý nhà nước và pháp luật về việc phát
hiện, báo cáo không kịp thời, không chính xác các vụ việc vi phạm, các diễn biến
hư hỏng của công trình đê điều và các công trình khác có liên quan đến an toàn
của công trình đê điều.
Điều 7. Chế
độ chính sách đối với nhân viên quản lý đê nhân dân
1. Mức thù lao của nhân viên quản
lý đê nhân dân là 0,5 mức lương cơ sở/người/tháng.
2. Nhân viên quản lý đê nhân
dân được tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê;
được trang bị bảo hộ lao động để thực hiện nhiệm vụ và được hưởng các chế độ,
chính sách theo quy định hiện hành trong trường hợp bị tai nạn khi thực hiện
nhiệm vụ.
Điều 8. Nguồn
kinh phí
Thù lao của lực lượng quản lý
đê nhân dân do ngân sách tỉnh đảm bảo. Kinh phí duy trì hoạt động khác của lực
lượng quản lý đê nhân dân theo quy định được lấy từ Quỹ Phòng, chống thiên tai.
Chương
III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9.
Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đê
1. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân
dân cấp huyện nơi có đê
a) Thực hiện trách nhiệm theo
quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư số 26/2009/TT-BNN;
b) Thực hiện trách nhiệm theo
quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy định này;
c) Lập dự toán thù lao của lực
lượng quản lý đê nhân dân trong dự toán ngân sách hàng năm của huyện, gửi Sở
Tài chính tổng hợp theo quy định;
d) Cấp kinh phí và các chế độ
khác theo quy định cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đê để chi trả cho hoạt động
của lực lượng quản lý đê nhân dân từ nguồn Quỹ phòng chống thiên tai được phân
bổ hàng năm và nguồn kinh phí địa phương theo dự toán được phê duyệt;
đ) Hằng năm, báo cáo tổng hợp
tình hình hoạt động, số kinh phí đã chi trả của lực lượng quản lý đê nhân dân về
Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
2. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân
dân cấp xã nơi có đê
a) Thực hiện trách nhiệm theo
quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư số 26/2009/TT-BNN;
b) Thực hiện trách nhiệm theo quy
định tại khoản 2 Điều 4 Quy định này;
c) Tổng hợp dự toán kinh phí
duy trì hoạt động của lực lượng quản lý đê nhân dân (ngoài thù lao đối với lực
lượng quản lý đê nhân dân), báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định từ nguồn
Quỹ phòng, chống thiên tai.
d) Tổng hợp báo cáo của nhân
viên quản lý đê nhân dân và báo cáo cơ quan chuyên môn cấp huyện và Hạt quản lý
đê hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành đê điều mỗi tháng một lần.
Điều 10.
Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Chủ trì phối hợp với các sở,
ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức triển khai, phổ biến,
hướng dẫn và đôn đốc kiểm tra thực hiện Quy định này.
2. Chỉ đạo các đơn vị chức năng
của sở phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp huyện tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp
vụ về quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê cho lực lượng quản lý đê nhân dân. Chỉ đạo
Hạt quản lý đê phối hợp với lực lượng quản lý đê nhân dân trong việc thường
xuyên kiểm tra, tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều thuộc địa bàn, tham gia xử lý
sự cố đê điều.
3. Theo dõi, tổng hợp tình hình
tổ chức, hoạt động của lực lượng quản lý đê nhân dân và đề xuất của các địa
phương, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung và giải quyết những khó
khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Quy định này.
Điều 11.
Trách nhiệm của Sở Tài chính
Tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh bố
trí dự toán ngân sách hàng năm cho các huyện, thành phố để chi trả thù lao của
lực lượng quản lý đê nhân dân theo quy định./.