Quyết định 23/2010/QĐ-UBND về quy chế phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Số hiệu | 23/2010/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 09/12/2010 |
Ngày có hiệu lực | 19/12/2010 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hưng Yên |
Người ký | Nguyễn Văn Thông |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/2010/QĐ-UBND |
Hưng Yên, ngày 09 tháng 12 năm 2010 |
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15/6/2004;
Căn cứ Nghị định số 41/2005/NĐ-CP ngày 25/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra;
Căn cứ Nghị định số 61/1998/NĐ-CP ngày 15/8/1998 của Chính phủ về công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp; Chỉ thị số 22/2001/CT-TTg ngày 11/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp;
Xét đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh tại Tờ trình số 29/TTT-VP ngày 12/11/2010; Báo cáo số 607/BC-STP ngày 25/8/2010 và Báo cáo số 693/BC-STP ngày 27/9/2010 của Giám đốc Sở Tư pháp về việc thẩm định dự thảo Quyết định của UBND tỉnh,
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra trên địa bàn tỉnh Hưng Yên".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Chánh Thanh tra tỉnh; Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này ./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC
THANH TRA, KIỂM TRA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 23/2010/QĐ-UBND ngày 09/12/2010 của UBND tỉnh
Hưng Yên)
Quy chế này quy định mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước và các tổ chức thanh tra nhà nước (Thanh tra tỉnh, Thanh tra các huyện, thành phố và Thanh tra các sở, ngành) trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong công tác thanh tra, kiểm tra.
Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố; các tổ chức thanh tra nhà nước; các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (quy định tại Điều 1, Nghị định số 61/1998/NĐ-CP ngày 15/8/1998 của Chính phủ) là đối tượng được thanh tra, kiểm tra.
Điều 3. Nguyên tắc hoạt động thanh tra, kiểm tra
1. Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành thanh tra, kiểm tra các đối tượng thanh tra phải theo đúng trình tự, thủ tục quy định của Luật Thanh tra năm 2004; Nghị định số 41/2005/NĐ-CP ngày 25/3/2005 về hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra; Nghị định số 61/1998/NĐ-CP ngày 15/8/1998 của Chính phủ về công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp và Chỉ thị số 22/2001/CT-TTg ngày 11/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp và phải bảo đảm tính chính xác, kịp thời, khách quan, công khai, dân chủ.
2. Việc thanh tra, kiểm tra chỉ được thực hiện khi có quyết định của thủ trưởng cơ quan thanh tra hoặc thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền; không được tiến hành trùng lặp, không quá một lần về cùng một nội dung trong một năm đối với một đối tượng thanh tra (trừ trường hợp thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao).
3. Khi kết thúc việc thanh tra, kiểm tra phải có kết luận bằng văn bản về nội dung đã thanh tra, kiểm tra; người được giao nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận của mình.
Điều 4. Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra
Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra.
Chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra phải xác định rõ yêu cầu, nội dung, phạm vi, đối tượng, thời gian thực hiện và phải được Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.