Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 2297/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 tỉnh Kiên Giang

Số hiệu 2297/QĐ-UBND
Ngày ban hành 14/09/2022
Ngày có hiệu lực 14/09/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Kiên Giang
Người ký Lê Quốc Anh
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2297/QĐ-UBND

Kiên Giang, ngày 14 tháng 9 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TỈNH KIÊN GIANG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Thú y ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19/11/2018;

Căn cứ Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y;

Căn cứ Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi;

Căn cứ Nghị quyết s 22/2022/NQ-HĐND ngày 05/8/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định khu vực không được phép chăn nuôi, chính sách h trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi và vùng nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh Kiên Giang;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 402/TTr-SNNPTNT ngày 30/8/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 tỉnh Kiên Giang (đính kèm Đề án), với các nội dung chính như sau:

I. Quan điểm, mục tiêu phát triển chăn nuôi

1. Quan điểm phát triển

- Phát triển chăn nuôi bền vững trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030 dựa trên quan điểm phát triển tổng thể ngành, cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phù hợp với định hướng chiến lược phát triển chăn nuôi Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045.

- Phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh để phát triển chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng, bn vững và thích ứng với biến đổi khí hậu; đối xử nhân đạo với vật nuôi; đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

- Kết hợp giữa chăn nuôi nông hộ với phát triển mạnh các mô hình chăn nuôi tập trung, chăn nuôi an toàn sinh học, ứng dụng công nghệ cao; đa dạng hóa vật nuôi gắn với nhu cầu thị trường. Tập trung phát triển những loại vật nuôi có lợi thế: heo, bò, gia cầm, chim yến; đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động trong chăn nuôi, phát triển chăn nuôi phù hợp với kinh tế thị trường, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng để mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển.

2. Mục tiêu phát triển

2.1. Mục tiêu chung

- Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính có tỷ trọng đáng kể trong ngành nông nghiệp, có quy mô sản xuất theo hướng tập trung, với trình độ chăn nuôi từng bước được hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu thị trường cho nhu cầu trong tỉnh và các tỉnh trong khu vực, nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi, hạn chế tối đa thiệt hại, ô nhiễm môi trường.

- Đa dạng hóa các loài vật nuôi để phát huy lợi thế của từng tiểu vùng và nhu cầu đa dạng của từng thị trường, nhưng tập trung chuyn dịch cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng tăng tỷ trọng đàn gia cầm (chủ yếu gà, vịt), đàn heo, đàn bò, chim yến. Chuyển dần từ chăn nuôi nông hộ sang phát triển chăn nuôi trang trại chiếm tỷ trọng ngày càng cao; khuyến khích tổ chức sản xuất khép kín, liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị để cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả và giá trị gia tăng.

2.2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2025

- Mức tăng trưởng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2025 trung bình từ 5,5 - 5,7%/ năm.

- Đàn heo: 320.000 con, đàn trâu: 4.500 con, đàn bò: 13.000 con, đàn gia cầm: 6 triệu con.

- Sản phẩm: thịt hơi các loại: 90.800 tấn, trứng các loại: 370 triệu quả, sản lượng yến thô: 35 tấn.

- Xây dựng được ít nhất 05 cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh.

- Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi heo xử lý chất thải bằng biogas hoặc áp dụng quy trình, công nghệ tiên tiến, giải pháp xử lý chất thải đạt từ 70% trở lên.

[...]