ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2261/QĐ-UBND
|
Thừa Thiên Huế, ngày 17 tháng 9 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI
QUYẾT CỦA NGÀNH LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6
năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP
ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định
số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính
phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định
liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP
ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm
soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng
UBND tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành
chính gồm 10 thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành Lao động, Thương
binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế (Phụ lục đính kèm).
Điều 2. Giao Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì,
phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh và đơn vị có liên quan:
1. Dự thảo văn bản thực thi phương án
đơn giản hóa, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh.
2. Dự thảo văn bản thực thi phương án
đơn giản hóa, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính không thuộc thẩm quyền xử
lý sau khi được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thông qua.
Điều 3. Giao Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm
kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành, đơn vị có liên quan thực hiện Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 5. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Lao động,
Thương binh và Xã hội; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Cục Kiểm soát TTHC-VPCP;
- Bộ LĐ,TBXH;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- LĐVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KSVX.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phan Thiên Định
|
PHỤ LỤC
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2261/QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2019 của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)
I. LĨNH VỰC VIỆC
LÀM
1. Thủ tục Đăng ký công bố hợp quy
đối với sản phẩm, hàng hóa (B-BLD-286017-TT)
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về căn cứ pháp lý: Đề nghị Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội ban hành Quyết định công bố thủ tục
hành chính lĩnh vực Việc làm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội đối với thủ tục hành chính nêu trên.
1.2. Lý do:
- Thông tư số 35/2012/TT-BLĐTBXH ngày
27/12/2012 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc
quy định thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy, công
bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động Thương
binh và Xã hội đã hết hiệu lực.
- Hiện nay trên phần mềm Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội vẫn còn đăng tải, công khai Quyết định số 1683/QĐ-LĐTBXH ngày 16/11/2015 phần căn cứ pháp
lý đã hết hiệu lực.
- Đáp ứng quy định tại Khoản 1 Điều 7
và Khoản 4 và 5 Điều 9 Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng,
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành
chính.
* Kiến nghị thực thi: Đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội rà
soát, sớm ban hành Quyết định công bố thủ tục hành chính lĩnh vực Việc làm thuộc
phạm vi chức năng quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.
II. LĨNH VỰC BẢO
HIỂM THẤT NGHIỆP
1. Thủ tục Tiếp tục hưởng trợ cấp
thất nghiệp (B-BLD-286076-TT)
2. Thủ tục Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp (B-BLD-286077-TT)
3. Thủ tục Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu
việc làm (B-BLD-286081-TT)
* Nội dung phương án đơn giản hóa
(03 TTHC):
Về thời gian thực hiện: Đề nghị bổ
sung thời gian thực giải quyết tại các; Điều 15, 20 và Điều 21 Nghị định số
28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Việc làm và Bảo hiểm thất nghiệp.
* Lý do (03 TTHC):
- Tạo sự công khai, minh bạch cho cá
nhân liên hệ giao dịch;
- Tăng cường trách nhiệm xử lý, giải
quyết thủ tục hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức là người trực tiếp
thực hiện thủ tục hành chính và người đứng đầu cơ quan, đơn vị là người có thẩm
quyền ra quyết định;
- Tạo điều kiện cho cơ quan nhà nước
có thẩm quyền và nhân dân kiểm tra, giám sát việc giải quyết
thủ tục hành chính;
- Việc không quy định thời gian giải quyết
thủ tục hành chính gây khó khăn cho địa phương khi ban hành Danh mục thủ tục
hành chính tiếp nhận và trả kết quả thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên
thông tại các cấp theo quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của
Chính phủ và Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm
Văn phòng Chính phủ. Cụ thể gây khó khăn trong việc Xây dựng quy trình nội bộ, quy trình điện tử trong giải quyết
thủ tục hành chính và cấu hình và thiết lập quy trình điện tử giải quyết thủ tục
hành chính trên phần mềm Hệ thống xử lý một cửa tập trung tỉnh.
- Theo quy định tại Khoản 2 Điều 1
Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa nghị định về kiểm
soát thủ tục hành chính quy định sửa “Khoản 2 Điều 8. Yêu cầu của việc quy định
thủ tục hành chính tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ
thì việc quy định một thủ tục hành chính chỉ hoàn thành khi đáp ứng đầy đủ các
bộ phận tạo thành cơ bản trong đó phải quy định “Thời gian giải quyết”.
* Kiến nghị thực thi (03 TTHC): Đề nghị sửa đổi, bổ sung thời gian giải quyết tại Điều 15, 20 và Điều
21 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm và Bảo hiểm thất nghiệp.
4. Thủ tục Thông báo về việc tìm
kiếm việc làm hằng tháng (B-BLD-286082-TT)
4.1. Nội dung đơn giản hóa: Bãi bỏ
thủ tục hành chính không cần thiết.
4.2. Lý do:
- Rút gọn các bước thực hiện và các
bước tổ chức, cá nhân phải thực hiện;
- Thủ tục hành chính này là yêu cầu, điều
kiện nằm trong thủ tục “Tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp” quy định rõ tại Khoản
1 Điều 10 Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 Thông tư của Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật Việc làm và một số
điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm và Bảo hiểm thất nghiệp;
- Giảm gánh nặng
cũng như nhiệm vụ phát sinh khi ban hành thủ tục hành chính không cần thiết, cụ thể tiết kiệm thời gian xây dựng quy trình hóa theo tiêu
chuẩn ISO 9001:2015, thời gian xây dựng quy định nội bộ và việc cấu hình quy
trình điện tử sau khi phê duyệt theo quy định.
4.3. Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm và Bảo hiểm thất nghiệp.
4.4. Lợi ích phương án đơn giản
hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn
giản hóa: 63.000 đồng/1 lần thực hiện;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn
giản hóa: 0 đồng/1 lần thực hiện;
- Chi phí tiết kiệm được: 63.000 đồng/1
lần thực hiện;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100%.
III. LĨNH VỰC NGƯỜI
CÓ CÔNG
1. Thủ tục Xác nhận thương binh,
người hưởng chính sách như thương binh đối với người bị thương không thuộc lực lượng công an, quân đội trong chiến tranh từ ngày
31/12/1991 trở về trước không còn giấy tờ
(BLĐ-TBVXH-TTH-286176).
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời gian thực hiện: Đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Quốc phòng bổ
sung thời gian giải quyết tại Điều 11 Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 22/10/2013 Thông tư
liên tịch của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng hướng dẫn xác
nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như
thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ.
1.2. Lý do:
- Đây là thủ tục hành chính liên
thông, nhiều cấp, ngành thực hiện cho đối tượng là người
có công. Việc quy định rõ thời gian giải quyết nhằm nâng cao trách nhiệm giải
quyết thủ tục hành chính cho đối tượng, tạo tính công khai, minh bạch trong giải
quyết thủ tục hành chính.
- Tạo điều kiện cho cơ quan nhà nước
có thẩm quyền và nhân dân kiểm tra, giám sát việc giải quyết
thủ tục hành chính;
- Theo quy định tại Khoản 2 Điều 1
Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa nghị định về kiểm
soát thủ tục hành chính quy định sửa “Khoản 2 Điều 8. Yêu cầu của việc quy định thủ tục hành chính tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP
ngày 08/6/2010 của Chính phủ thì việc quy định một thủ tục hành chính chỉ hoàn
thành khi đáp ứng đầy đủ các bộ phận tạo thành cơ bản trong đó phải quy định
“Thời gian giải quyết”;
- Ngoài ra, gây khó khăn cho địa
phương khi ban hành Danh mục thủ tục hành chính tiếp nhận và trả kết quả thực
hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cấp theo quy định tại Nghị
định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ và Thông tư số
01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Cụ thể gây khó khăn trong việc Xây dựng quy trình nội
bộ, quy trình điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính và cấu hình và thiết
lập quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm Hệ thống xử
lý một cửa tập trung tỉnh.
1.3. Kiến nghị thực thi: Đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Quốc phòng
sửa đổi, bổ sung Điều 11 Thông tư liên tịch số
28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 22/10/2013 Thông tư liên tịch của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh,
người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ.
2. Thủ tục Hỗ trợ, di chuyển hài cốt
liệt sĩ (BLĐ-TBVXH-TTH-286182)
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời gian thực hiện: Đề nghị Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Tài chính bổ sung thời gian giải
quyết tại Điều 19 Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 3/6/2014
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính.
2.2. Lý do:
- Đây là thủ tục hành chính liên
thông, nhiều cấp, ngành thực hiện. Việc quy định rõ thời gian thực hiện nhằm
nâng cao trách nhiệm giải quyết thủ tục hành chính cho đối tượng, tạo tính công
khai, minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính;
- Tạo điều kiện cho cơ quan nhà nước
có thẩm quyền và nhân dân kiểm tra, giám sát việc giải quyết thủ tục hành
chính;
- Theo quy định tại Khoản 2 Điều 1
Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa nghị định về kiểm
soát thủ tục hành chính quy định sửa “Khoản 2 Điều 8. Yêu cầu của việc quy định
thủ tục hành chính tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ
thì việc quy định một thủ tục hành chính chỉ hoàn thành khi đáp ứng đầy đủ các
bộ phận tạo thành cơ bản trong đó phải quy định “Thời gian
giải quyết”;
- Ngoài ra, gây khó khăn cho địa
phương khi ban hành Danh mục thủ tục hành chính tiếp nhận và trả kết quả thực
hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cấp theo quy định tại Nghị
định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ và
Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Cụ thể gây khó khăn trong việc Xây dựng quy trình nội
bộ, quy trình điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính và cấu hình và thiết
lập quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm Hệ thống xử
lý một cửa tập trung tỉnh.
2.3. Kiến nghị thực thi: Đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Tài chính
sửa đổi Điều 19 Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 3/6/2014 của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính.
3. Thủ tục Giải quyết chế độ trợ cấp một lần đối với người được cử làm
chuyên gia sang giúp Lào, Căm - pu - chia (BLĐ-TBVXH-TTH-286141).
3.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời gian thực
hiện: Đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp
với Bộ Tài chính bổ sung thời gian giải quyết tại Điều 4 Thông tư liên tịch số 17/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 01/8/2014 của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội và Bộ Tài chính.
3.2. Lý do:
- Đây là thủ tục hành chính liên
thông, nhiều cấp, ngành thực hiện. Việc quy định rõ thời gian thực hiện nhằm
nâng cao trách nhiệm giải quyết thủ tục hành chính cho đối tượng, tạo tính công
khai, minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính;
- Tạo điều kiện
cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhân dân kiểm tra
giám sát việc giải quyết thủ tục hành chính;
“Theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị
định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa nghị định về kiểm soát
thủ tục hành chính quy định sửa “Khoản 2 Điều 8. Yêu cầu của việc quy định thủ
tục hành chính tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ thì
việc quy định một thủ tục hành chính chỉ hoàn thành khi
đáp ứng đầy đủ các bộ phận tạo thành cơ bản trong đó phải
quy định “Thời gian giải quyết”;
- Ngoài ra, gây khó khăn cho địa
phương khi ban hành Danh mục thủ tục hành chính tiếp nhận và trả kết quả thực
hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cấp theo quy định tại Nghị
định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ và Thông tư số
01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm
Văn phòng Chính phủ. Cụ thể gây khó khăn trong việc Xây dựng quy trình nội bộ,
quy trình điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính và cấu hình và thiết lập
quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm Hệ thống xử lý một
cửa tập trung tỉnh.
3.3. Kiến nghị thực thi: Đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
phối hợp với Bộ Tài chính sửa đổi Điều 4 Thông tư liên tịch số
17/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 01/8/2014 của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính.
IV. LĨNH VỰC LAO ĐỘNG
- TIỀN LƯƠNG
1. Thủ tục Gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động của doanh nghiệp (BLĐ-TBVXH-TTH-286146)
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời gian thực hiện: Đề nghị bổ
sung thời gian thực hiện của Phòng Lao động - Thương binh
và Xã hội tại Điểm b Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ
luật lao động về tiền lương.
1.2. Lý do:
- Tạo điều kiện cho cơ quan nhà nước
có thẩm quyền và nhân dân kiểm tra, giám sát việc giải quyết
thủ tục hành chính;
- Theo quy định tại Khoản 2 Điều 1
Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa
nghị định về kiểm soát thủ tục hành chính quy định sửa
“Khoản 2 Điều 8. Yêu cầu của việc quy định thủ tục hành chính tại Nghị định
số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ thì việc quy định một
thủ tục hành chính chỉ hoàn thành khi đáp ứng đầy đủ các bộ phận tạo thành cơ bản
trong đó phải quy định “Thời gian giải quyết”;
- Ngoài ra, tại Quyết định số
636/QĐ-LĐTBXH ngày 05/5/2019, Quyết định công bố các thủ tục
hành chính mới ban hành, được sửa đổi, bổ sung và bị bãi bỏ
của lĩnh vực lao động, tiền lương thuộc phạm vi chức năng
quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố thiếu yêu cầu, điều kiện đã được sửa đổi tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định số
121/2018/NĐ-CP ngày 13/9/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
49/2013/NĐ-CP “Đối với doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động
được miễn thủ tục này”.
1.3. Kiến nghị thực thi: Sửa đổi Điểm b Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14
tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương.
V. LĨNH VỰC BẢO TRỢ
XÃ HỘI
1. Thủ tục Trợ giúp xã hội đột xuất
về hỗ trợ làm nhà ở, sửa
chữa nhà ở (B-BLD-286128-TT)
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời gian thực hiện: Đề nghị bổ
sung thời gian giải quyết tại các Điểm đ, e, g, h, i, k
Khoản 3 Điều 12 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính
phủ, trong trường hợp thiếu nguồn lực quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 12 Nghị
định này.
1.2. Lý do:
- Theo quy định tại Khoản 2 Điều 1
Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa nghị định về kiểm
soát thủ tục hành chính quy định sửa “Khoản 2 Điều 8. Yêu cầu của việc quy định thủ tục hành chính tại Nghị định
số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính
thì Việc quy định một thủ tục hành chính chỉ hoàn thành
khi đáp ứng đầy đủ các bộ phận tạo thành cơ bản trong đó phải
quy định “Thời gian giải quyết”.
- Tạo điều kiện cho cơ quan nhà nước
có thẩm quyền và nhân dân kiểm tra, giám sát việc giải quyết
thủ tục hành chính.
1.3. Kiến nghị thực thi: Sửa đổi các Điểm đ, e, g, h i, k Khoản 3 Điều 12 Nghị định số
136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ về việc quy định chính sách trợ
giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội./.