Quyết định 2255/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và thương mại tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020

Số hiệu 2255/QĐ-UBND
Ngày ban hành 25/06/2010
Ngày có hiệu lực 25/06/2010
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Chu Phạm Ngọc Hiển
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2255/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 06 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ quy định về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 114/2009/QĐ-TTg ngày 28/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020;

Căn cứ Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch - Đầu tư về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/1/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Thông tư số 17/2010/TT-BCT ngày 5/5/2010 của Bộ Công thương quy định về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển thương mại;

Căn cứ Quyết định số 55/2008/QĐ-BCT ngày 30/12/2008 của Bộ Công thương ban hành quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển lĩnh vực công nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 948/QĐ-UBND ngày 01/4/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt đề cương Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và thương mại tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công thương tại Văn bản số 856/TTr-SCT ngày 26/5/2010 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Công nghiệp và Thương mại tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020; ý kiến của Hội đồng thẩm định Quy hoạch Công nghiệp và Thương mại đến năm 2020 tại Biên bản thẩm định số 830/BB-HĐTĐ ngày 20/5/2010,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và thương mại tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 với nội dung chủ yếu sau:

A. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm phát triển công nghiệp.

- Tiếp tục khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế về tài nguyên, lao động, vị trí địa lý của tỉnh để phát triển công nghiệp theo hướng chế biến sâu; ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao có lợi thế cạnh tranh, có thị trường, giảm dần và loại bỏ các dự án đầu tư công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường nhằm tiết kiệm tài nguyên, đảm bảo tăng trưởng bền vững.

- Phát triển công nghiệp toàn diện: Quan tâm phát triển tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nông thôn; phát triển mạnh công nghiệp vùng biển trên cơ sở khai thác các tiềm năng thế mạnh của Biển Đông và Khu kinh tế Nghi Sơn; chú trọng phát triển công nghiệp sử dụng nhiều lao động tại các vùng đồng bằng và phát triển công nghiệp khu vực Kinh tế Cửa khẩu miền núi, tạo điều kiện từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền trong tỉnh.

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp; Quan tâm quy hoạch, đầu tư xây dựng các Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao. Thu hút mạnh đầu tư trong nước và nước ngoài; khai thác có hiệu quả các nguồn vốn của các thành phần kinh tế cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

- Phát triển công nghiệp vừa phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vừa tạo động lực quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động.

2. Quan điểm phát triển thương mại.

- Phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng thương mại, xây dựng Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm thương mại lớn của khu vực Nam đồng bằng Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ; thúc đẩy quan hệ giao thương với Tây Bắc Lào và khu vực Đông Á.

- Phát triển thương mại đa dạng về loại hình tổ chức và phương thức hoạt động theo hướng văn minh, chuyên nghiệp. Quan tâm phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh, đồng thời thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp thương mại lớn theo mô hình tập đoàn, có hệ thống phân phối hiện đại, đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt thị trường để định hướng sản xuất và tiêu dùng.

- Đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng thương mại, bao gồm cả thương mại truyền thống (chợ, phố chợ) thương mại hiện đại (Trung tâm thương mại, siêu thị, tổng kho bán buôn) thương mại điện tử, thực hiện văn minh thương mại để nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân, đồng thời tạo cơ sở để Nhà nước thực hiện tốt vai trò điều tiết kinh tế thị trường.

- Phát triển thị trường xuất khẩu, mở rộng các thị trường đã có, tập trung khai thác tốt thị trường ASEAN (nhất là Lào, thông qua phát triển kinh tế cửa khẩu), thị trường Trung Quốc và các nước khu vực châu Á; từng bước thâm nhập vào thị trường Nhật, thị trường EU, thị trường Mỹ... Giảm dần việc xuất khẩu qua thị trường trung gian.

B. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

I. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

Góp phần tích cực đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động; thực hiện vai trò động lực trong việc thực hiện mục tiêu chung về phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh, đến năm 2015, đạt mức thu nhập bình quân của cả nước, đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp;

II. MỤC TIÊU CỤ THỂ

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ