BỘ
CÔNG THƯƠNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
2241/QĐ-BCT
|
Hà
Nội, ngày 13 tháng 05 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT “QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐẢO PHÚ QUỐC, TỈNH
KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2020”
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số
189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ và Nghị
định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ
sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản
lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2004 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến
năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 01/2007/QĐ-TTg ngày 08 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đảo Phú Quốc,
tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2006 – 2020;
Căn cứ Quyết định số 18/2009/QĐ-TTg ngày 03 tháng 02 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng
biển và ven biển Việt Nam thuộc Vịnh Thái Lan thời kỳ đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 0857/QĐ-BCT ngày 4 tháng 2 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công
Thương về việc phê duyệt đề cương chi tiết và dự toán kinh phí dự án “Quy hoạch
phát triển thương mại đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2020”;
Xét tờ trình số 98/TTr-VNCTM ngày 16 tháng 3 năm 2009 của Viện trưởng Viện
Nghiên cứu thương mại;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch; Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt “Quy hoạch phát triển thương mại đảo Phú Quốc,
tỉnh Kiên Giang đến năm 2020” với những nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm
phát triển
- Phát triển ngành thương mại
trên cơ sở khai thác các lợi thế, nâng cao vai trò của ngành thương mại trong
phát triển KT-XH đảo Phú Quốc, hỗ trợ và khai thác các tiềm năng phát triển du
lịch, trở thành trung tâm du lịch sinh thái biển – đảo cao cấp hoàn chỉnh, từng
bước hình thành trung tâm giao thương quốc gia và quốc tế tầm cỡ khu vực;
- Phát triển ngành thương mại
theo hướng hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa, đa dạng hóa các loại hình tổ chức
thương mại, các phương thức giao dịch và các dịch vụ hỗ trợ, trong đó ưu tiên
phát triển các loại hình dịch vụ chất lượng cao, kế thừa và cải tạo các loại
hình thương mại truyền thống … nhằm tạo ra những thay đổi cơ bản về quy mô, cơ
cấu và trình độ tổ chức kinh doanh trong ngành thương mại;
- Phát triển ngành thương mại
trên cơ sở huy động nguồn lực của mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là thành phần
kinh tế ngoài Nhà nước, kinh tế nước ngoài trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
thương mại và các loại hình dịch vụ phân phối hiện đại, các dịch vụ hỗ trợ
thương mại quốc tế …;
- Phát triển ngành thương mại
Phú Quốc gắn kết chặt chẽ với sự phát triển của thị trường vùng Đồng bằng sông
Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh, tạo các điều kiện, yếu tố và môi trường thuận
lợi để mở rộng liên kết thương mại và mở rộng thị trường giữa đảo Phú Quốc với
các tỉnh trong và ngoài vùng, từ đó vươn ra thị trường nước ngoài;
- Phát triển ngành thương mại
đáp ứng yêu cầu giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái và
an ninh quốc phòng bền vững.
2. Mục tiêu
phát triển
Mục tiêu chung
- Ngành thương mại đạt tốc độ
tăng trưởng nhanh, nâng cao giá trị gia tăng của ngành trong GDP, góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và phân công lao động xã hội.
- Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, mua
sắm của khách du lịch đến Đảo và nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư trên
Đảo.
- Thúc đẩy hoạt động xuất nhập
khẩu, trung chuyển hàng hóa qua Đảo, phát triển các dịch vụ hỗ trợ buôn bán quốc
tế.
- Tổ chức và hiện đại hóa hoạt động
thương mại để đảm bảo tính hiệu quả của từng loại hình cũng như của toàn bộ mạng
lưới thương mại.
Mục tiêu cụ thể
- Đóng góp của ngành thương mại
vào GDP của đảo Phú Quốc (theo giá so sánh năm 1994) đến năm 2015 đạt khoảng
272,6 tỉ đồng (chiếm tỷ trọng 13,5%) đến năm 2020 đạt 672,5 tỷ đồng (chiếm tỷ
trọng 17,0%).
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và
doanh thu dịch vụ (tính theo giá so sánh năm 1994) đạt tốc độ tăng bình quân
33,6%/năm giai đoạn 2011 – 2015 và 32,6%/năm giai đoạn 2016-2020. Đến năm 2015,
tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt khoảng 23.800 tỷ đồng và năm
2020 đạt khoảng 97.600 tỷ đồng.
- Tỷ trọng thương mại bán lẻ hiện
đại đạt khoảng 45% vào năm 2015 và 80% vào năm 2020.
3. Định hướng
phát triển
- Về xuất nhập khẩu hàng hóa
và các dịch vụ hỗ trợ thương mại quốc tế
Đa dạng hoạt động ngoại thương,
tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động xuất, nhập khẩu của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu
Long và cả nước trên cơ sở phát huy lợi thế địa – kinh tế; phát triển các chuỗi
cung ứng hàng hóa cho xuất khẩu tại chỗ; kiểm soát nhập khẩu, thúc đẩy xuất khẩu
các sản phẩm có lợi thế của Đảo; đầu tư tập trung các loại hình dịch vụ hỗ trợ
thương mại quốc tế …
- Về cấu trúc hệ thống thị
trường hàng hóa
Thị trường hàng hóa lưu thông
trên địa bàn đảo Phú Quốc chủ yếu được cung cấp từ các địa bàn trong Vùng Đồng
bằng Sông Cửu Long, bao gồm hàng hóa công nghiệp tiêu dùng là chính và hàng hóa
là tư liệu sản xuất. Hàng hóa sản xuất trên địa bàn chủ yếu là hàng công nghiệp
chế biến nông thủy sản, một số hàng công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp.
- Về phát triển các hệ thống
phân phối hàng hóa hiện đại và truyền thống
Tập trung xây dựng các loại hình
tổ chức thương mại hiện đại, chất lượng cao (siêu thị, trung tâm thương mại, cửa
hàng tiện lợi….), hình thành và phát triển các phương thức và công nghệ kinh
doanh tiên tiến, đồng thời sắp xếp, cải tạo mạng lưới thương mại truyền thống,
các đường phố thương mại để đáp ứng các yêu cầu kinh doanh hiện đại và giữ gìn
bản sắc văn hóa truyền thống; hạn chế phát triển thêm chợ mới; nâng cấp và hiện
đại hóa mạng lưới chợ hiện có đảm bảo vệ sinh và văn minh thương mại …
Phát triển kênh phân phối trực
tiếp hàng nông, thủy sản; khuyến khích mua bán thông qua hợp đồng giữa nông
dân, ngư dân, thương nhân và khách hàng có nhu cầu tiêu thụ lớn.
Phát triển các loại hình dịch vụ
logistics, dịch vụ xúc tiến thương mại pháp chế xuất nhập khẩu và bán buôn.
Phát triển các trung tâm giao dịch
nguyên, phụ liệu.
- Về phát triển các doanh
nghiệp thương mại
+ Phát triển các doanh nghiệp
thương mại bán lẻ thuộc các thành phần kinh tế theo những hình thái như: Trung
tâm mua sắm; Siêu thị, chuỗi siêu thị vừa và nhỏ; Các loại cửa hàng; Chợ; Chi
nhánh bán lẻ của nhà sản xuất; Mạng lưới bán hàng lưu động.
+ Phát triển các doanh nghiệp
thương mại bán buôn thuộc các thành phần kinh tế theo các hình thái như: Công
ty bán buôn tổng hợp; Công ty bán buôn chuyên doanh; Công ty – hợp tác xã
thương mại thu mua; Trung tâm thương mại bán buôn; Công ty chợ bán buôn nông sản,
thủy sản.
+ Phát triển các đại lý theo hướng
thay đổi chức năng bán buôn đơn thuần sang cung cấp dịch vụ là chính. Phát triển
hệ thống nhượng quyền thương mại theo hướng khuyến khích các doanh nghiệp nhận
quyền và nhượng quyền kinh doanh thương hiệu.
- Về phát triển các dịch vụ
phụ trợ của ngành thương mại
Phát triển đa dạng các loại hình
dịch vụ phụ trợ liên quan đến quá trình phân phối hàng hóa; hình thành các khu
dịch vụ tổng hợp, phát triển theo hướng chuyên nghiệp hóa; tổ chức các dịch vụ
phụ trợ ở các trung tâm bán buôn, trung tâm mua sắm, khu phi thuế quan …
- Về cơ cấu bán buôn và bán lẻ
+ Định hướng phát triển mạng lưới
bán lẻ: mạng lưới bán lẻ được định hướng phát triển theo các loại hình chủ yếu
là: Trung tâm mua sắm; Bách hóa tổng hợp; Siêu thị; Cửa hàng chuyên doanh; Cửa
hàng đồ hiệu; Cửa hàng tiện lợi; Cửa hàng bán đồ ăn; Cửa hàng bán đồ gia dụng,
vật liệu xây dựng; Chợ bán lẻ; Cửa hàng lưu niệm; Cửa hàng trưng bày và giới
thiệu sản phẩm; Cửa hàng miễn thuế; Cửa hàng giảm giá …
+ Định hướng phát triển mạng lưới
bán buôn: mạng lưới bán buôn được định hướng phát triển theo các loại hình chủ
yếu là Chợ bán buôn, Trung tâm bán buôn và logistics.
4. Quy hoạch
phát triển các loại hình tổ chức thương mại
4.1. Trung tâm thương mại
Hình thành các trung tâm thương
mại tại các khu đô thị Dương Đông, Dương Tơ và An Thới. Trong đó, Trung tâm
thương mại quốc tế đóng vai trò trọng yếu, cần được xây dựng ngang tầm với các
trung tâm thương mại quốc tế trong khu vực:
- Xây dựng trung tâm thương mại
quốc tế tại khu đô thị mới Dương Tơ, diện tích khoảng 10 ha.
- Xây dựng trung tâm mua sắm tại
thị trấn Dương Đông và thị trấn An Thới.
Diện tích một trung tâm mua sắm
khoảng 4 ha.
- Xây dựng trung tâm bán buôn và
Logistics: Hình thành trung tâm bán buôn hàng công nghiệp tiêu dùng ở bên ngoài
khu đô thị Dương Đông, diện tích 10 ha, kết hợp phát triển dịch vụ logistics
trong trung tâm bán buôn.
4.2. Chợ
- Nâng cấp, hiện đại hóa Chợ thị
trấn Dương Đông, Chợ thị trấn An Thới thành chợ bán buôn, bán lẻ tổng hợp hạng
I, diện tích 1 ha
- Nâng cấp, cải tại Chợ Gành Dầu,
chợ Cầu Sấu thành chợ quy mô hạng III, diện tích 0,3 ha, chủ yếu để bán lẻ nông
sản, thực phẩm tươi sống.
- Di dời chợ có diện tích nhỏ
(dưới 3000 m2, không có khả năng mở rộng) hoặc chuyển đổi sang các
loại hình khác: chợ Hàm Ninh.
- Xây dựng chợ dân sinh nông
thôn nơi ở có nhu cầu, chú trọng các thị tứ, nơi tập trung dân cư, nơi tiếp
giáp các khu dân cư liên xã hoặc gần các bến cá, cảng cá. Cải tạo nâng cấp chợ
đêm thị trấn Dương Đông. Hình thành thêm chợ ẩm thực, chợ đêm ở thị trấn An Thới,
khu đô thị Dương Tơ …
4.3. Siêu thị và cửa hàng
Siêu thị
- Phát triển các siêu thị đa dạng
về loại hình, quy mô, tính chất kinh doanh. Căn cứ vào quy mô dân số và khách
du lịch ở từng địa bàn để xác định quy mô và tính chất kinh doanh của các siêu
thị một cách phù hợp.
- Phát triển các siêu thị gắn với
sự hình thành và phát triển của các khu thương mại – dịch vụ, khu dân cư, khu
đô thị mới, khu du lịch, khu phi thuế quan …, từng bước thay thế các chợ truyền
thống.
- Siêu thị quy mô lớn xây dựng ở
khu vực giáp ranh bên ngoài các đô thị trung tâm. Siêu thị quy mô vừa xây dựng
trong các khu đô thị, các trung tâm thương mại – dịch vụ, các khu dân cư … Siêu
thị quy mô nhỏ xây dựng tại các khu du lịch, khu dân cư, khu phi thuế quan …
Giai đoạn từ nay đến năm 2015,
xây dựng các siêu thị quy mô hạng II và hạng III trong khu vực thị trấn Dương
Đông, thị trấn An Thới; xây mới các siêu thị quy mô hạng I, II, III ở khu đô thị
Dương Tơ. Giai đoạn 2015 – 2020, phát triển các siêu thị ở khu dân cư, khu đô
thị mới, tại các khu du lịch nghỉ dưỡng tập trung nhiều khách du lịch …
Cửa hàng
- Cửa hàng bách hóa tổng hợp: bố
trí tại các khu thương mại – dịch vụ ở trung tâm đô thị Dương Đông, Dương Tơ,
An Thới, …
- Cửa hàng chuyên doanh: bố trí
trên các đường phố thương mại, trong các trung tâm mua sắm hoặc khu thương mại
– dịch vụ.
- Cửa hàng tiện lợi: bố trí tại
trung tâm đô thị, đường phố thương mại, khu dân cư, khu du lịch, khu thương mại
– dịch vụ, khu phi thuế quan …
- Cửa hàng lưu niệm: bố trí tại
các khu, điểm du lịch, bến hành khách, bến xe du lịch … bố trí gian hàng lưu niệm
trong các cửa hàng bách hóa lớn.
- Cửa hàng giới thiệu và trưng
bày hàng hóa: bố trí tại khu sản xuất tập trung hoặc các khu du lịch.
- Cửa hàng giảm giá: bố trí tại
các khu thương mại – dịch vụ tập trung, các đường phố trung tâm.
- Cửa hàng miễn thuế: bố trí tại
sân bay quốc tế, bến cảng hành khách quốc tế, khu phi thuế quan, tại các khu
thương mại – dịch vụ ở các đô thị trung tâm.
4.4. Cửa hàng, trạm, điểm bán
xăng dầu
- Nâng cấp, cải tạo các cửa
hàng, trạm, điểm bán xăng dầu đáp ứng được các quy định kinh tế - kỹ thuật; hạn
chế phát triển trong khu vực nội đô. Xóa bỏ hoặc di dời các cửa hàng, điểm bán
xăng dầu không đủ các yêu cầu về diện tích, an toàn giao thông, phòng cháy, chữa
cháy, trong khu vực danh lam thắng cảnh hay trong các khu đông dân cư.
- Phát triển các cửa hàng, trạm,
điểm bán xăng dầu có quy mô vừa và nhỏ ở ngoại vi các khu đô thị có quy mô lớn ở
các tuyến giao thông chính Nam – Bắc của đảo Phú Quốc và tuyến đường vòng quanh
Đảo, cửa hàng xăng dầu quy mô vừa ở gần các bến neo đậu tàu, thuyền.
4.5. Khu phi thuế quan
Hình thành khu phi thuế quan ở gần
Cảng và Sân bay quốc tế.
5. Nhu cầu đầu
tư
5.1. Tổng vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư phát triển ngành
thương mại Phú Quốc giai đoạn 2009 – 2015 khoảng 4.000 tỷ đồng và giai đoạn
2016 – 2020 khoảng 8.500 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư xây dựng các công trình kết
cấu hạ tầng chiếm khoảng 35% tổng vốn đầu tư trong toàn ngành thương mại.
5.2. Sử dụng nguồn vốn
Vốn ngân sách Nhà nước dùng để hỗ
trợ một phần vốn đầu tư cho các dự án kết cấu hạ tầng thương mại chủ yếu và
quan trọng; Vốn vay và vốn huy động từ các thành phần kinh tế (trong và ngoài
nước) là nguồn vốn chủ yếu để đầu tư phát triển kinh doanh và phát triển kết cấu
hạ tầng thương mại.
5.3. Phân kỳ đầu tư
Giai đoạn 2009 – 2015
Tập trung đầu tư một số công
trình, dự án như:
- Nâng cấp, hiện đại hóa chợ
trung tâm thị trấn Dương Đông, thị trấn An Thới, nâng cấp cải tạo các chợ dân
sinh bán lẻ;
- Xây dựng trung tâm thương mại
quốc tế Dương Tơ (giai đoạn 1);
- Xây dựng trung tâm mua sắm tại
thị trấn Dương Đông (trung tâm mua sắm tại thị trấn An Thới;
- Xây dựng chợ tại khu vực nông
thôn, siêu thị tại các thị trấn, các khu du lịch …
Giai đoạn 2016-2020
Tập trung đầu tư một số công
trình, dự án như:
- Xây dựng trung tâm thương mại
quốc tế Dương Tơ (giai đoạn 2);
- Xây dựng trung tâm bán buôn và
logistics tại Dương Tơ;
- Xây dựng siêu thị tại các khu
dân cư, khu đô thị;
Nâng cấp, cải tạo mạng lưới cửa
hàng truyền thống; phát triển các loại hình cửa hàng hiện đại phù hợp với nhu cầu
thị trường trong từng giai đoạn.
Danh mục một số dự án ưu tiên đầu
tư xem tại Phụ lục
6. Các chính
sách và giải pháp chủ yếu
- Về thu hút đầu tư
Có chính sách thu hút đầu tư nước
ngoài phát triển các loại hình thương mại hiện đại, quy mô lớn; khuyến khích
các nhà đầu tư trong nước, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế xây dựng
kết cấu hạ tầng thương mại và mở rộng quy mô vốn kinh doanh bằng các chính sách
ưu đãi về thuế, tín dụng, đất đai và các ưu đãi khác.
- Về phát triển kinh doanh
Có cơ chế cung cấp thông tin, quảng
bá sản phẩm cho doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua các rào cản thương mại
và phi thương mại, hoạt động xúc tiến thương mại; thúc đẩy các doanh nghiệp
thương mại vừa và nhỏ tận dụng vốn đầu tư nước ngoài dưới các hình thức liên
doanh, hợp tác, nhượng quyền; khuyến khích hoạt động sản xuất, kinh doanh gắn với
hoạt động xuất nhập khẩu thông qua các biện pháp tín dụng xuất khẩu, vay vốn
tín dụng …
- Về hợp tác trong nước và quốc
tế
+ Hợp tác và mở rộng liên kết với
các địa phương trong nước trên các lĩnh vực như: cung ứng và tiêu thụ hàng hóa
tại đảo Phú Quốc bao gồm cả khai thác cho hoạt động xuất nhập khẩu; thu hút nguồn
lao động, vốn đầu tư … cho ngành thương mại của Đảo, chú trọng khai thác và
phát huy tiềm năng lao động, vốn của TP. Hồ Chí Minh và các sản phẩm có lợi thế
của vùng ĐBSCL; liên doanh với các nhà phân phối mạnh trong nước để phát triển
mạng lưới bán buôn, bán lẻ tại Đảo; tăng cường liên kết trong sản xuất và kinh
doanh, hình thành mạng lưới phân phối hàng hóa hiệu quả, chi phí thấp.
+ Có chính sách khuyến khích thỏa
đáng các hoạt động môi giới, trợ giúp tiếp cận và thâm nhập thị trường; khuyến
khích doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư hoặc liên kết với các doanh
nghiệp trong nước xây dựng và phát triển hệ thống phân phối hiện đại trên cơ sở
phát huy các lợi thế của Đảo.
- Về phát triển nguồn nhân lực
Đào tạo hướng nghiệp để thu hút
lao động vào ngành thương mại; thu hút sinh viên giỏi, lao động có kinh nghiệm
từ các tỉnh khác với cơ chế chính sách ưu đãi về nâng lương, nhà ở; đào tạo
nâng cao tính chuyên nghiệp cho cán bộ quản lý và doanh nhân; tìm kiếm nguồn
nhân lực quản trị cao cấp từ nước ngoài; thực hiện chính sách ưu đãi đối với
nhân lực chất lượng cao …
- Về phát triển khoa học,
công nghệ
Khuyến khích các doanh nghiệp,
các cơ sở kinh doanh sử dụng trang thiết bị, công nghệ kinh doanh tiên tiến;
khuyến khích, tạo điều kiện mở rộng hợp tác quốc tế trong nghiên cứu phát triển,
chuyển giao công nghệ kinh doanh hiện đại.
- Về bảo vệ môi trường
Xác định vị trí, địa điểm và lựa
chọn thiết kế các công trình thương mại phù hợp với quy hoạch và tuân thủ các
tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật chuyên ngành và vệ sinh môi trường; thực hiện các
giải pháp bảo vệ môi trường trong các loại hình thương mại; thực hiện các quy
chế kiểm tra và các chế tài nghiêm khắc đối với các vi phạm; quy định phân công
trách nhiệm, phối hợp quản lý giữa các ban, ngành, trong việc chỉ đạo, giám sát
các hoạt động bảo vệ môi trường trong ngành thương mại.
Điều 2. Tổ
chức thực hiện
- Bộ Công Thương có trách nhiệm
công bố và chỉ đạo thực hiện “Quy hoạch phát triển thương mại đảo Phú Quốc, tỉnh
Kiên Giang đến năm 2020”.
- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư,
Tài chính, Xây dựng, Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Giao thông vận tải, Quốc
phòng, Tài nguyên và Môi trường theo chức năng nhiệm vụ của mình phối hợp với Bộ
Công Thương triển khai việc cụ thể hóa các chính sách, giải pháp nêu trong Quyết
định này.
- Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên
Giang phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan khác, có trách nhiệm:
+ Đề xuất, ban hành các cơ chế,
chính sách cụ thể áp dụng cho hoạt động thương mại tại đảo Phú Quốc, thu hút
nguồn lực trong và ngoài nước phát triển ngành thương mại;
+ Xây dựng và chỉ đạo thực hiện
các chương trình phát triển thương mại, các đề án chi tiết phát triển mạng lưới
kết cấu hạ tầng thương mại phù hợp với Quy hoạch;
+ Cụ thể hóa nội dung Quy hoạch
này trong các Kế hoạch phát triển thương mại 5 năm và hàng năm của tỉnh.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND tỉnh Kiên Giang;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các Vụ, Cục, Viện Nghiên cứu Thương mại thuộc Bộ Công Thương;
- Website Bộ Công Thương;
- Lưu VT, KH.
|
BỘ
TRƯỞNG
Vũ Huy Hoàng
|
PHỤ LỤC
DANH MỤC MỘT SỐ DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo quyết định số 2241/QĐ-BCT ngày 13 tháng 5 năm 2009 của Bộ
trưởng Bộ Công Thương)
Dự
án
|
Địa
điểm
|
Quy
mô
|
Diện
tích đất (m2)
|
Vốn
đầu tư (tỷ đồng)
|
2009-2015
|
2016-2020
|
Trung tâm thương mại
|
|
|
|
580
|
800
|
- Trung tâm thương mại quốc tế
Dương Tơ
|
Xã Dương Tơ
|
Hạng
I
|
100.000
|
200
|
300
|
- Trung tâm mua sắm Dương Đông
|
Thị trấn Dương Đông
|
Hạng
III
|
40.000
|
190
|
|
- Trung tâm mua sắm An Thới
|
Thị trấn An Thới
|
Hạng
III
|
40.000
|
190
|
|
- Trung tâm bán buôn và
logistics
|
Xã Dương Tơ
|
Hạng
I
|
100.000
|
|
500
|
Chợ
|
|
|
|
35
|
|
- Nâng cấp, hiện đại hóa chợ
trung tâm các thị trấn:
|
|
|
|
|
|
+ Chợ thị trấn Dương Đông
|
Thị trấn Dương Đông
|
Hạng
I
|
10.000
|
15
|
|
+ Chợ thị trấn An Thới
|
Thị trấn An Thới
|
Hạng
I
|
10.000
|
15
|
|
- Nâng cấp, cải tạo chợ dân
sinh bán lẻ:
|
|
|
|
|
|
+ Chợ Cầu Sấu
|
Thị trấn An Thới
|
Hạng
III
|
3.000
|
2,5
|
|
+ Chợ Gành Dầu
|
Xã Gành Dầu
|
Hạng
III
|
3.000
|
2,5
|
|
Tổng
cộng
|
|
|
|
615
|
800
|