BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
224/QĐ-QLCL
|
Hà
Nội, ngày 18 tháng 7 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ CỦA
CÁ NHÂN, TỔ CHỨC VỀ CÁC QUY ĐỊNH HÀNH CHÍNH VÀ CÁC VẤN ĐỀ CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN
THỰC PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN
CỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY
SẢN
Căn cứ Quyết định số 29/2008/QĐ-BNN
ngày 28/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý Chất lượng
Nông lâm sản và Thuỷ sản;
Căn cứ Nghị định số
20/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản
ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính;
Căn cứ Nghị định số
63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về Kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số
724/QĐ-BNN-VP ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn ban hành Kế hoạch Kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ năm 2011;
Xét đề nghị của ông Chánh
thanh tra Cục, Chánh Văn phòng Cục,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này quy định việc tiếp nhận
và xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính và
các vấn đề chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3.
Các ông Chánh Thanh tra Cục, Chánh Văn phòng Cục; Trưởng
các phòng cơ quan Cục; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Cục và các cá nhân
có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Phó cục trưởng (để biết);
- Phòng KSTTHC, Bộ NN&PTNT (để p/h);
- Lưu: VT, TTra.
|
CỤC
TRƯỞNG
Nguyễn Như Tiệp
|
QUY ĐỊNH
VIỆC TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ VỀ CÁC QUY ĐỊNH
HÀNH CHÍNH VÀ CÁC VẤN ĐỀ CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN
(ban hành kèm theo Quyết định số 224 /QĐ-QLCL ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Cục
trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
1. Quy định này quy định việc tiếp
nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành
chính và các vấn đề chất lượng, ATTP nông lâm sản và thủy sản.
2. Không quy định về khiếu nại,
tố cáo (KNTC) và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
1. Cơ quan Cục tiếp nhận và xử
lý phản ánh, kiến nghị về các quy định hành chính và các vấn đề chất lượng, an
toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản.
2. Cá nhân, tổ chức có phản ánh,
kiến nghị về các quy định hành chính và các vấn đề chất lượng, an toàn thực phẩm
nông lâm sản và thủy sản.
Điều 3. Giải
thích từ ngữ
Trong Quy định này các từ ngữ
sau đây được hiểu như sau:
1. Quy định hành chính thuộc
phạm vi quản lý của Cục bao gồm:
a) Quy định để thực hiện chính
sách, pháp luật liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên
chức, người lao động trong hệ thống Cục theo pháp luật về cán bộ, công chức,
viên chức, người lao động;
b) Quy định về hoạt động quản lý
chất lượng nông lâm sản và thủy sản trong phạm vi được phân công của Cục;
c) Quy định về hoạt động quản lý
kiểm nghiệm; hoạt động kiểm nghiệm trong phạm vi được phân công của Cục;
d) Các thủ tục hành chính.
2. Phản ánh là việc cá
nhân, tổ chức có ý kiến với Cục về những vấn đề liên quan đến quy định hành
chính và các vấn đề chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản bao gồm những vướng mắc
cụ thể trong thực hiện; sự không hợp pháp, không hợp lý, không đồng bộ, không
thống nhất với các quy định của pháp luật hoặc quy định của cơ quan cấp trên về
nội dung các quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Cục.
3. Kiến nghị là việc cá
nhân, tổ chức có phản ánh với Cục về những nội dung được quy định tại khoản 2
Điều này và đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới quy định hành chính liên
quan đến lĩnh vực, phạm vi quản lý của Cục.
4. Phản ánh, kiến nghị về chất
lượng, ATTP nông lâm thủy sản là các phản ánh, kiến nghị không thuộc nội
dung về quy định hành chính; là các câu hỏi pháp luật về lĩnh vực chất lượng,
ATTP nông lâm thủy sản.
Điều 4.
Nguyên tắc tiếp nhận và xử lý
1. Tuân thủ pháp luật.
2. Công khai, minh bạch.
3. Quy trình cụ thể, rõ ràng, thống
nhất.
4. Tiếp nhận, xử lý đúng thẩm
quyền.
Chương II
TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ PHẢN
ÁNH, KIẾN NGHỊ
Mục I. NỘI
DUNG, HÌNH THỨC VÀ YÊU CẦU VỀ PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ
Điều 5. Nội
dung phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính
1. Quy định hành chính không
tuân thủ quy định của pháp luật và các quy định của cơ quan cấp trên.
2. Quy định hành chính trái với
các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
3. Quy định hành chính không đồng
bộ, không thống nhất với các quy định hành chính Cục đã ban hành.
4. Quy định hành chính không phù
hợp với thực tế.
5. Đề xuất phương án hoặc đề nghị
ban hành mới các quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Cục để xử lý những
phản ánh, kiến nghị được quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
6. Phản ánh, kiến nghị của địa
phương và đơn vị thuộc Cục trong việc thực hiện nhiệm vụ về chất lượng, an toàn
thực phẩm nông lâm sản và thủy sản.
Điều 6. Nội
dung phản ánh, kiến nghị về các vấn đề chất lượng, ATTP
1. Không thuộc nội dung quy định
tại Điều 5 quy định này.
2. Hướng dẫn việc thực hiện
chính sách, pháp luật về chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản.
3. Những khó khăn, vướng mắc, thắc
mắc của cá nhân, tổ chức về các vấn đề chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm sản
và thủy sản.
Điều 7. Hình
thức phản ánh, kiến nghị
1. Bằng văn bản gửi theo địa chỉ:
a) Cục Quản lý Chất lượng Nông
lâm sản và Thủy sản, số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội;
b) Địa chỉ email:
nafiqad@mard.gov.vn;
c) Fax: 04.3831722;
d) Địa chỉ website Cục:
www.nafiqad.gov.vn;
2. Qua điện thoại: Số điện thoại
thường trực Thanh tra Cục: 04.37714197.
3. Đến phản ánh trực tiếp tại cơ
quan Cục: Số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội.
4. Trực tiếp với cán bộ, công chức,
người đang thi hành công vụ.
5. Phiếu lấy ý kiến.
Điều 8. Yêu
cầu đối với phản ánh, kiến nghị
1. Các phản ánh, kiến quy định
các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 7:
a) Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt;
b) Ghi hoặc thông báo rõ tên, tuổi,
số điện thoại, địa chỉ nơi cư trú hoặc đơn vị công tác, (hoặc địa chỉ thư tín
khi cần liên hệ) của cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị;
c) Trình bày rõ nội dung phản
ánh, kiến nghị và yêu cầu, đề xuất (nếu có).
2. Đối với quy định tại khoản 5
Điều 7, áp dụng khi cơ quan Cục lấy ý kiến.
Điều 9 Thời
gian tiếp nhận phản ánh, kiến nghị
1. Thời gian tiếp nhận:
a) Các ngày trong tuần từ thứ 2 đến
thứ 6 trong giờ hành chính (trừ ngày nghỉ, lễ, tết).
b) Ngoài giờ hành chính, bộ phận
thường trực (Phòng bảo vệ) có trách nhiệm tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị bằng
văn gửi về Cục, bảo quản và chuyển cho Văn thư Cục vào buổi làm việc ngày tiếp
theo.
2. Hai lần/tuần, các phòng/bộ phận
có trách nhiệm chuyển cho Thanh tra Cục các phản ánh, kiến nghị về quy định
hành chính và các vấn đề về chất lượng, ATTP để tổng hợp trình Cục trưởng xử lý
(nếu có).
Điều 10.
Phân công việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị
1. Văn thư Cục: Tiếp nhận và xử
lý theo quy trình xử lý văn bản đi, đến của Cục: Các quy định tại điểm a, c khoản
1 Điều 7 quy định này.
2. Thanh tra Cục: Tiếp nhận các
quy định tại điểm d khoản 1; khoản 2 và khoản 3 Điều 7 quy định này.
3. Phòng Kế hoạch - Tổng hợp: Tiếp
nhận các quy định tại điểm b khoản 1; khoản 5 Điều 7 quy định này; tổng hợp các
phản ánh, kiến nghị từ báo cáo của địa phương, các đơn vị thuộc Cục.
4. Cán bộ, công chức, người đang
thi hành công vụ: Tiếp nhận quy định tại khoản 4 Điều 7 quy định này.
5. Các phòng/bộ phận cơ quan Cục:
Tiếp nhận và tổng hợp các các phản ánh, kiến nghị qua địa chỉ email của các cá
nhân thuộc phòng/bộ phận.
Mục II. TRÌNH
TỰ, THỦ TỤC XỬ LÝ PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ
Điều 11. Xử
lý sau khi tiếp nhận phản ánh, kiến nghị.
1. Các bộ phận được phân công tiếp
nhận phản ánh, kiến nghị quy định tại khoản 3 và 5 Điều 10 quy định này tổng hợp,
gửi Thanh tra Cục để tổng hợp chung trình Cục trưởng xem xét, giao phòng/bộ phận
chuyên môn, xử lý.
2. Đối với cán bộ, công chức,
người đang thi hành công vụ ngoài cơ quan, tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị và
xử lý các phản ánh, kiến nghị theo thẩm quyền, trường hợp vượt quá thẩm quyền,
có trách nhiệm báo cáo trưởng Đoàn công tác hoặc Lãnh đạo Phòng để trưởng Đoàn
công tác hoặc Lãnh đạo phòng báo cáo Cục trưởng xử lý.
3. Phòng/bộ phận chuyên môn nhận
được chỉ đạo của Cục trưởng, soạn văn bản trả lời các phản ánh, kiến nghị theo
Phụ Lục (ban hành kèm theo quy định này), trình Lãnh đạo Cục phụ trách lĩnh vực
phê duyệt, trả lời các cá nhân, tổ chức phản ánh, kiến nghị.
Điều 12. Thời
gian xử lý
1. Trong thời hạn 01 ngày làm việc
kể từ khi nhận bản tổng hợp nội dung các phản ánh, kiến nghị từ bộ phận tiếp nhận,
Cục trưởng xem xét chỉ đạo phòng/bộ phận chuyên môn trả lời.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc
kể từ khi nhận được chỉ đạo của Cục trưởng, phòng/bộ phận chuyên môn phải hoàn
thành văn bản trả lời các phản ánh, kiến nghị và trình Lãnh đạo Cục phụ trách
phê duyệt trả lời chính thức và chuyển Văn phòng Cục kết quả trả lời.
3. Trong thời hạn 01 ngày làm việc
kể từ khi nhận được văn bản trả lời chính thức từ các phòng/bộ phận chuyên môn,
Văn phòng Cục phải gửi cho cá nhân, tổ chức phản ánh, kiến nghị theo trình tự,
thủ tục phát hành văn bản và đăng tải trên website Cục. Riêng đối với các phản
ánh, kiến nghị qua email và website, Cục sẽ trả lời qua email và website.
Điều 13.
Hình thức xử lý phản ánh, kiến nghị
1. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc
huỷ bỏ quy định hành chính theo thẩm quyền đối với các quy định hành chính
không phù hợp.
2. Ban hành theo thẩm quyền hoặc
kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quy định hành chính mới phục vụ
yêu cầu trong lĩnh vực chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
3. Giải quyết theo thẩm quyền hoặc
trình cấp có thẩm quyền giải quyết những phản ánh, kiến nghị về quy định hành
chính và các vấn đề chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản.
Điều 14. Thẩm
quyền xử lý phản ánh, kiến nghị
1. Cục trưởng xử lý các phản
ánh, kiến nghị thuộc thẩm quyền trong phạm vi, lĩnh vực quản lý của Cục.
2. Phó Cục trưởng xử lý các phản
ánh, kiến nghị thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và báo cáo Cục trưởng kết
quả xử lý.
3. Các phản ánh, kiến nghị vượt
thẩm quyền, phạm vi giải quyết của Cục trình cấp có thẩm quyền giải quyết.
Chương III
TRÁCH NHIỆM VÀ TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
Điều 15.
Trách nhiệm của cá nhân, phòng/bộ phận tiếp nhận
1. Người tiếp nhận:
a) Hướng dẫn người phản ánh, kiến
nghị theo hình thức quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 7 thực hiện đúng yêu cầu quy
định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều 8 quy định này;
b) Không chậm trễ hoặc gây khó
khăn, nhũng nhiễu khi tiếp nhận phản ánh, kiến nghị;
c) Tiếp nhận phải thể hiện sự
trung thực nội dung phản ánh, kiến nghị và được ghi lại bằng văn bản;
d) Tuân thủ đúng quy định về tiếp
nhận;
đ) Người tiếp nhận kịp thời báo
cáo Lãnh đạo Phòng nội dung các phản ánh, kiến nghị đã tiếp nhận.
2. Trưởng phòng/bộ phận cơ quan
Cục:
a) Chỉ đạo, đôn đốc các cá nhân
thuộc quyền quản lý tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị theo đúng như phân công tại
Điều 10 và trình tự, thủ tục tại Mục II Chương II quy định này;
b) Trả lời các phản ánh, kiến
nghị đảm bảo đúng thời gian quy định và theo yêu cầu của Cục trưởng;
c) Phối hợp với Văn phòng Cục
trong việc xử lý, trả lời các phản ánh, kiến nghị cho cá nhân, tổ chức.
3. Văn Phòng Cục.
a) Gửi kết quả trả lời cho cá
nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị;
b) Đưa lên website Cục văn bản
trả lời về các phản ánh, kiến nghị đã được Lãnh đạo Cục phê duyệt;
Điều 16.
Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị
1. Phản ánh, kiến nghị phải rõ
ràng, trung thực, có căn cứ và theo đúng hình thức, yêu cầu quy định tại Điều
7, Điều 8 quy định này.
2. Có quyền yêu cầu cơ quan, người
tiếp nhận thông báo về kết quả xử lý.
Điều 17. Tổ
chức thực hiện
1. Trưởng các phòng/bộ phận phổ
biến đến các công chức, viên chức, người lao động thuộc phòng/bộ phận quản lý
cơ quan nội dung quy định này.
2. Giám đốc cơ quan Quản lý chất
lượng nông lâm sản và thủy sản Trung bộ, Nam bộ, các Trung tâm vùng 1 - 6 căn cứ
quy định này, quy định việc tiếp nhận và xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá
nhân, tổ chức về quy định hành chính và các vấn đề chất lượng, ATTP nông lâm thủy
sản thuộc thẩm quyền và phạm vi được phân công.
Điều 18. Sửa
đổi, bổ sung
Trong quá trình thực hiện nếu có
vướng mắc, các đơn vị, cá nhân phản ánh, về Cục (qua Thanh tra Cục) để trình Cục
trưởng sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
CỤC
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
CỤC
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
PHÒNG/BỘ PHẬN…
(được giao trả lời)
--------
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------------------
|
|
Hà
Nội, ngày tháng
năm 20…
|
PHỤ LỤC
BIỂU MẪU TRẢ LỜI PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ CHO CÁ NHÂN, TỔ CHỨC
(ban hành kèm theo Quy định về việc tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị của
cá nhân, tổ chức về các vấn đề về chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản của Cục
trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản)
Stt
|
Ngày,
tháng, năm phản ánh, kiến nghị/ hỏi pháp luật
|
Cá
nhân,đơn vị phản ánh, kiến nghị/hỏi pháp luật
|
Nội
dung phản ánh, kiến nghị/câu hỏi
|
Nội
dung trả lời phản ánh, kiến nghị/câu hỏi
|
1
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
Phê
duyệt của Lãnh đạo Cục phụ trách
|