UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2205/QĐ-UBND
|
Vĩnh Phúc,
ngày 05 tháng 7 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN VỀ
KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 1553/QĐ-CT
ngày 09/5/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc V/v thành lập Ban soạn thảo, Tổ
giúp việc xây dựng Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về khuyến khích
phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc;
Xét đề nghị của Sở Công Thương
tại Văn bản số 563/SCT-QLCN ngày 16/6/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề cương chi tiết lập Đề án về
khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc:
1. Tên đề án: Đề án về khuyến
khích phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
2. Mục tiêu của đề án: Trên cơ sở
lý luận và phân tích thực trạng phát triển CNHT ở tỉnh Vĩnh Phúc, đề xuất nhiệm
vụ, giải pháp phát triển đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 trong điều kiện
hiện nay để trình BCH Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết chuyên đề về khuyến
khích phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020, định
hướng đến năm 2025.
3. Phạm vi nghiên cứu: Trên địa
bàn toàn tỉnh.
4. Nội dung đề cương: Theo đề
cương chi tiết kèm theo
5. Sản phẩm giao nộp: Dự thảo Đề
án của UBND tỉnh và Nghị quyết của BCH Đảng bộ tỉnh về khuyến khích phát triển
công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
6. Tiến độ thực hiện: Theo kế hoạch
được phê duyệt.
Điều 2. Tổ chức thực hiện.
- Giao Sở Công Thương là cơ quan
thường trực Ban soạn thảo và Tổ giúp việc chủ động tổ chức triển khai thực hiện
các nhiệm vụ theo kế hoạch và quyết định phân công nhiệm vụ.
- Các Sở ban, ngành và thành viên
Ban Soạn thảo, Tổ giúp việc có trách nhiệm phối hợp trong quá trình thực hiện.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký,
Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc
Sở Công Thương, Thành viên Ban soạn thảo, Tổ giúp việc xây dựng Nghị quyết của
Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Thủ trưởng các cơ quan liên quan căn cứ Quyết định thi
hành./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Vũ Chí Giang
|
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2205/QĐ-UBND ngày 05 tháng 7 năm 2016
của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc)
I. SỰ CẦN THIẾT
PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Cơ sở khoa học và thực tiễn
để xây dựng đề án
Thuật ngữ công nghiệp hỗ trợ
(CNHT) được hiểu là khu vực công nghiệp trợ giúp cho việc hoàn thành sản phẩm
cuối cùng thông qua việc cung cấp các chi tiết, linh kiện và các sản phẩm hàng
hóa dịch vụ trung gian khác.
Nghị định 111/2015/NĐ-CP ngày
03/11/2015 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ đã đưa
ra khái niệm: "Công nghiệp hỗ trợ là ngành công nghiệp sản xuất
nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và phụ tùng để cung cấp cho sản xuất sản phẩm
hoàn chỉnh"
Xét về quy mô thì CNHT là một khu
vực công nghiệp rộng lớn, bao gồm nhiều ngành, nhiều loại hình doanh nghiệp và
chiếm phần chủ yếu của giá trị gia tăng sản xuất công nghiệp. CNHT được ví như
chân núi cho một nền công nghiệp bền vững, còn công nghiệp hoàn thiện, công
nghiệp lắp ráp (CNLR) được coi là phần ngọn. Tùy vào chiến lược phát triển của
mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, tùy vào năng lực nội tại và bối cảnh phát triển mà
khu vực CNHT được chú trọng ưu tiên phát triển, kéo theo khu vực CNLR phát triển
tương ứng.
CNHT phát triển sẽ là nền tảng để
phát triển một nền công nghiệp tự chủ, hiện đại, tăng năng lực cạnh tranh quốc
gia, bù đắp cho thế mạnh đang suy giảm về giá công lao động rẻ của Việt Nam.
CNHT phát triển sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn được chiến lược phát triển phù hợp
với chuỗi giá trị gia tăng trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế, đồng thời
tạo cơ hội thúc đẩy khối doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trong nước phát triển
mạnh mẽ. Đây là những điểm mấu chốt định hướng phát triển CNHT tại Việt Nam
trong những năm tới.
Hiện nay, CNHT phát triển chủ yếu ở
khu vực Đông Á và Đông Nam Á như một hình thức tổ chức công nghiệp đặc thù
trong bối cảnh hội nhập rộng rãi và các nước công nghiệp mới (NICs) đang chuyển
dịch mạnh mẽ các cơ sở sản xuất của mình đến thị trường tiêu thụ. Trong khi đó,
theo các chuyên gia kinh tế thì CNHT ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn sơ khai và
còn yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành công nghiệp chế tạo, lắp ráp,
đặc biệt là cung cấp cho các doanh nghiệp, các tập đoàn có vốn đầu tư nước
ngoài. Số lượng doanh nghiệp chuyên về CNHT còn ít, trình độ chỉ ở mức trung
bình, thậm chí còn có thể nói là thấp và lạc hậu so với khu vực và nhiều quốc
gia trên thế giới.
Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá hiện nay, việc thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ đã và
đang trở thành một trong những yêu cầu tất yếu đối với các địa phương xác định
công nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của cả nền kinh tế. Nghị quyết Đảng bộ tỉnh
Vĩnh Phúc lần thứ XV đã xác định: "Tập trung phát triển công nghiệp và
coi công nghiệp là nền tảng nhằm tạo sự tăng trưởng cao của nền kinh tế, kích
thích các ngành dịch vụ, nông nghiệp phát triển...". Do vậy tập
trung nguồn lực để phát triển công nghiệp hỗ trợ là một trong những nhiệm vụ có
vai trò hết sức quan trọng tạo môi trường thuận lợi phát triển các ngành công
nghiệp chủ lực; Khi công nghiệp hỗ trợ phát triển sẽ góp phần gia tăng giá trị
sản phẩm, giảm nhập khẩu, tăng tỷ trọng giá trị xuất khẩu trong cơ cấu xuất -
nhập khẩu của địa phương.
Để thực hiện mục tiêu Nghị quyết Tỉnh
Đảng bộ Vĩnh Phúc lần thứ XVI là: "Đẩy mạnh phát triển công nghiệp,
phát huy vai trò nền tảng của nền kinh tế. Bảo đảm đủ các yếu tố cơ bản của tỉnh
công nghiệp vào năm 2015, trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào
năm 2020". Muốn vậy tỉnh Vĩnh Phúc cần phải xây dựng chiến lược phát
triển công nghiệp bền vững; công tác quy hoạch, xây dựng và ban hành cơ chế,
chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ càng phải được quan tâm và đặt
lên hàng đầu. Khuyến khích phát triển CNHT là một vấn đề cần được đặc biệt quan
tâm, có lộ trình cụ thể nhằm thúc đẩy cho sự phát triển ổn định, bền vững của nền
kinh tế nước ta cũng như từng địa phương trong quá trình hội nhập ngày càng sâu
rộng hiện nay.
2. Căn cứ pháp lý xây dựng đề
án:
- Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ XII;
- Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVI;
- Nghị định 111/2015/NĐ-CP ngày
03/11/2015 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ;
- Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát
triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;
- Quyết định số 49/2010/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Danh
mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ
cao được khuyến khích phát triển;
- Quyết định số 1556/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề
án Trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ;
- Căn cứ Quyết định số 879/QĐ-TTg và Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày
09/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược và Quy hoạch phát triển
công nghiệp Việt nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035;
- Căn cứ Quyết định số 9028/QĐ-BCT
ngày 08/10/2014 của Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công
nghiệp hỗ trợ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Căn cứ Quyết định số 113/QĐ-TTg
ngày 20/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
- Căn cứ Nghị quyết số 04-NQ/TU
ngày 144/01/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV) về phát triển DNNVV
trên địa bàn tỉnh đến năm 2020;
- Căn cứ Quyết định số 181/QĐ-UBND
ngày 25/01/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành
công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Căn cứ Quyết định số
1588/QĐ-UBND ngày 24/6/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt Quy hoạch phát
triển công nghiệp hỗ trợ Tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
II. MỤC TIÊU,
NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu đề án: Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng phát triển CNHT ở Tỉnh Vĩnh
Phúc đề xuất nhiệm vụ, giải pháp phát triển đến năm 2020, định hướng đến năm
2025 trong điều kiện hiện nay để tình BCH Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết
chuyên đề về khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh giai
đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Đánh giá hiện trạng, tình hình
phát triển CNHT ở tỉnh Vĩnh Phúc đưa ra nhận định về những thành tựu, hạn chế
phát triển CNHT trên địa bàn tỉnh đến nay.
- Đề xuất quan điểm, mục tiêu phát
triển CNHT làm luận cứ khoa học và thực tiễn xác định nhiệm vụ phát triển ngành
CNHT ở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp
và tổ chức thực hiện đề án phù hợp với các quy định hiện hành.
3. Tính khả thi và hiệu quả của
đề án
a) Tính khả thi của đề án:
- Nội dung nghiên cứu của đề án phù hợp chủ
trương, định hướng của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH trong
điều kiện hiện nay cũng như mục tiêu tỉnh Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp
theo hướng hiện đại mà Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc đã đề ra.
- Đề án được thực hiện trong thời điểm hiện nay
sẽ tranh thủ được làn sóng đầu tư ra nước ngoài từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc
ngày càng mạnh mẽ kết hợp với nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh tạo ra sự đồng
bộ trong việc đầu tư phát triển CNHT của tỉnh trong thời gian tới.
- Tỉnh Vĩnh Phúc có nền tảng là đã hình thành
công nghiệp lắp ráp của các công ty, tập đoàn kinh tế lớn như Toyota, Honda,
Piaggio, Shinwoon... đã đầu tư tại Vĩnh Phúc với thị trường nội địa hấp dẫn các
ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển.
b) Dự báo hiệu quả của đề án:
- Hiệu quả kinh tế: Đề án được thực hiện
sẽ thúc đẩy quá trình tăng trưởng các chỉ tiêu kinh tế công nghiệp, góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ. Các
ngành CNHT phát triển sẽ nâng cao tỷ trọng giá trị gia tăng công nghiệp, tạo sự
phát triển về chất của nền kinh tế, đồng thời giúp cho doanh nghiệp trong nước
tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu làm tăng giá trị xuất khẩu, giảm nhập khẩu.
Tạo cơ hội thúc đẩy khối DNNVV trong nước phát triển mạnh mẽ thực hiện việc
chuyển giao tiếp nhận công nghệ mới. CNHT sẽ là cơ sở để tái cấu trúc lại nền
công nghiệp với ý nghĩa là tái cơ cấu các ngành, cơ cấu quy mô, tái cơ cấu bản
thân doanh nghiệp.
- Hiệu quả xã hội: CNHT phát triển sẽ
nâng cao chất lượng lao động tạo thêm nhiều việc làm, tăng thêm thu nhập cho
người lao động đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của lao động công nghiệp
trong giai đoạn hiện nay.
- Hiệu quả về môi trường: CNHT là khu vực
sử dụng nhiều công nghệ, ít hao tốn tài nguyên và dễ sử dụng các giải pháp sản
xuất thân thiện môi trường. CNHT được phát triển trong các khu, cụm công nghiệp
thì các nguy cơ ô nhiễm sẽ dần được khắc phục.
III. KẾT CẤU CỦA ĐỀ ÁN:
Ngoài phần mở đầu và phần phụ lục Đề án được kết
cấu thành 03 phần:
- Phần thứ nhất: Thực trạng phát
công nghiệp hỗ trợ ở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 -2015.
- Phần thứ hai: Quan điểm, mục
tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ ở tỉnh Vĩnh Phúc giai
đoạn 2015-2020.
- Phần thứ ba: Tổ chức thực hiện
Phần thứ nhất
THỰC TRẠNG
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG
- Đánh giá chung những thành tựu trong phát triển
kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh; Kết quả đạt được của ngành công nghiệp nói
chung;
- Nêu những tồn tại hạn chế, nguyên nhân của những
hạn chế
II. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
1. Khái niệm công nghiệp hỗ trợ
Làm rõ khái niệm công nghiệp hỗ trợ theo Nghị định số 111/2015/NĐ-TTg ngày
03/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ; Các hoạt động của công nghiệp hỗ trợ; vai
trò vị trí CNHT trong phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
2. Giai đoạn phát triển và sự hình thành công
nghiệp hỗ trợ
- Đánh giá các giai đoạn hình thành và phát triển
công nghiệp hỗ trợ; Mô hình mối quan hệ giữa công nghiệp sản xuất/lắp ráp thành
phẩm và CNHT:
Ngành
ôtô
|
Công
nghiệp hỗ trợ
|
Ngành xe máy
|
Ngành điện tử
|
Ngành dệt may
|
Ngành giày dép
|
Ngành cơ khí chế tạo
(các ngành khác)
|
- Phân tích mức độ ảnh hưởng của
các ngành công nghiệp Vĩnh Phúc hiện nay tác động đến phát triển CNHT như thế
nào; Nhu cầu phát triển CNHT đối với các ngành công nghiệp chủ lực của Vĩnh
Phúc.
3. Thuận lợi, khó khăn cho phát
triển CNHT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
a) Thuận lợi:
- CNHT của Vĩnh Phúc trong phân
khúc thị trường hiện nay; Vai trò và mức độ ảnh hưởng trong thực hiện chủ
trương, đường lối của tỉnh nhàm phát triển công nghiệp.
b) Khó khăn:
- Nguồn lực đầu tư, sức cạnh tranh
của sản phẩm; liên kết giữa các doanh nghiệp; Môi trường cơ chế, chính sách và
tổ chức thực thi.
III. THỰC TRẠNG CNHT TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
1. Những kết quả đạt được
1.1. Quy mô, tốc độ tăng trưởng
và cơ cấu ngành CNHT
- Đánh giá, phân tích thực trạng
công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh; Phân tích cơ sở sản xuất, lao động và giá
trị sản xuất để phân tích làm rõ vị trí CNHT trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn
hiện nay.
- Mô tả sản phẩm cuối cùng và nhận
diện các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
1.2. Đánh giá chi tiết từng
ngành công nghiệp hỗ trợ:
1.2.1. Công nghiệp hỗ trợ sản
xuất, lắp ráp ô tô-xe máy
a) Cơ sở sản xuất:
b) Lao động:
c) Tăng trưởng:
d) Thị trường:
e) Công nghệ:
1.2.2. Công nghiệp hỗ trợ cơ
khí chế tạo
Đánh giá như mục 1.2.1
1.2.3. CNHT ngành công nghiệp
điện tử-tin học
Đánh giá như mục 1.2.1
1.2.4. CNHT ngành công nghiệp
dệt-may, da giày
Đánh giá như mục 1.2.1
1.2.5. Công nghiệp hỗ trợ sản
xuất vật liệu xây dựng
Đánh giá như mục 1.2.1
1.3. Qua nhận dạng và
phân tích đánh giá hiện trạng phát triển các ngành CNHT trên địa bàn đánh giá
chung kết quả đạt được.
- Đánh giá phân tích mô tả vị
trí sản phẩm, yêu cầu sản phẩm và thị trường sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của tỉnh;
Mức độ tham gia vào chuỗi giá trị, tham gia thị trường của sản phẩm.
- Tỷ lệ nội địa hóa, những sản
phẩm hỗ trợ trong nước sản xuất được, những sản phẩm hỗ trợ nhập khẩu,
khả năng cung cấp của doanh nghiệp nội địa,...) của các ngành công nghiệp chủ lực
của tỉnh (lắp ráp ô tô xe máy, công nghiệp điện tử, may mặc...);
- Lợi thế của Tỉnh đối
với các sản phẩm CNHT; Yêu cầu của nhà sản xuất hoàn chỉnh và khả năng đáp
ứng của các nhà sản xuất CNHT của tỉnh.
2.
Một số hạn chế, yếu kém
- Bên cạnh những kết quả đạt được
đánh giá, làm rõ những mặt còn hạn chế, yếu kém đối với phát triển công nghiệp
hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.
- Phân tích những nguyên nhân của
những hạn chế yếu kém là do:
3. Bài học kinh nghiệm
Đưa ra các bài học kinh nghiệm
nhàm khuyến khíc phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh giai đoạn
2016-2020.
Phần thứ hai
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ
TRỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2015-2020
I. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ GIAI ĐOẠN 2015 -2020
1. Môi
trường quốc tế
- Hội nhập kinh tế quốc tế,
hình thành cộng đồng AEC.
- Xu hướng phân chia chuỗi giá
trị toàn cầu cho các ngành CNHT gắn với 4 ngành công nghiệp trọng yếu và 2
ngành công nghiệp truyền thống.
- Xu hướng dịch chuyển sản xuất
cho các ngành CNHT gắn với 4 ngành công nghiệp trọng yếu và 2 ngành công nghiệp
truyền thống.
- Xu hướng công nghệ cho các
ngành CNHT gắn với 4 ngành công nghiệp trọng yếu và 2 ngành công nghiệp
truyền thống.
2. Môi trường trong nước
- Các chính sách liên quan đến
CNHT của Việt Nam.
- Các chính sách hợp tác phân
công vùng về CNHT ở vùng kinh tế trọng điểm.
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ
CNHT.
- Xu hướng ưu tiên phát triển
CNHT.
3. Đánh giá điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội, thách thức (SWOT)
Phân tích những điểm mạnh, điểm
yếu cơ hội thách thức trong việc lựa chọn các ngành công nghiệp hỗ trợ của Vĩnh
Phúc ưu tiên phát triển (5 ngành)
II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT
TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
1. Quan điểm:
- Phát triển CNHT phù hợp với điều
kiện kinh tế - xã hội của tỉnh và xu hướng của thế giới;
- Tập trung ưu tiên phát triển
công nghiệp hỗ trợ để tạo nền tảng vững chắc cho các ngành công nghiệp chủ lực
của tỉnh phát triển một cách bền vững gắn với quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế- xã hội.
- Phát triển CNHT phải được tiến hành
trên cơ sở chọn lọc, dựa trên tiềm năng, thế mạnh các ngành công nghiệp của tỉnh
với công nghệ tiên tiến, có tính cạnh tranh cao, trước mắt gắn với mục tiêu nội
địa hoá các sản phẩm công nghiệp chủ lực; Tập trung phát triển công nghiệp hỗ
trợ 05 lĩnh vực trọng tâm, đặc biệt là CNHT sản xuất và lắp ráp ô tô và CNHT điện
tử - tin học.
- Phát triển CNHT trên cơ sở phát huy
và tăng cường tối đa năng lực đầu tư của các công ty, tập đoàn lớn đa quốc gia
nhằm tranh thủ khả năng về vốn và trình độ công nghệ tiên tiến, tiến
tới tiếp nhận chuyển giao các công nghệ cao, công nghệ nguồn cho năng
lực nội sinh của tỉnh. Quan
tâm đến vấn đề bảo vệ môi sinh, môi trường và phát triển bền vững.
- Từng bước tháo gỡ các
rào cản trong quá trình phát triển CNHT phù hợp với kỳ vọng của doanh nghiệp và
nguồn lực của tỉnh.
2. Mục tiêu phát triển:
2.1. Mục tiêu chung
Đến năm 2020 công nghiệp hỗ
trợ trở thành ngành công nghiệp phát triển hiện đại, tham gia vào việc
sản xuất và cung cấp phần lớn các linh kiện, phụ tùng, dịch vụ bảo trì, sửa
chữa cho các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận. Phấn đấu
CNHT của tỉnh trở thành một mắt xích cung cấp sản phẩm hỗ trợ có hàm lượng
giá trị cao trong dây chuyền sản xuất trong nước và quốc tế, tiến tới đẩy mạnh
xuất khẩu.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
3. Một số nhiệm vụ chủ yếu:
- Tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo
của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đối với các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể,
các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và nhân dân trong tỉnh trong việc
phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức về CNHT để triển khai thực hiện tốt
các mục tiêu phát triển CNHT trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng các chương trình xúc
tiến đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp và các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng
xã hội phục vụ phát triển CNHT trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Quan tâm đến các
dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu, cụm công nghiệp đạt tiêu chuẩn hiện đại đáp
ứng nhu cầu của các nhà đầu tư.
- Tạo mối liên kết giữa các
doanh nghiệp với các công ty, tập đoàn lớn bao gồm các nhà lắp ráp, các nhà
cung ứng lớp trên trong và ngoài nước với các doanh nghiệp trong nước để trở
thành nhà cung ứng. Tư vấn chuyển giao công nghệ, vườn ươm doanh nghiệp đồng thời
hỗ trợ về kỹ thuật, chuyên gia; Hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp,
xây dựng nguồn nhân lực kỹ thuật phục vụ phát triển CNHT.
- Tập trung huy động các nguồn
vốn trong và ngoài nước (Vốn hỗ trợ trực tiếp ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đầu tư
trực tiếp của các doanh nghiệp) để đầu tư phát triển CNHT và sử dụng hiệu quả
nguồn vốn ngân nhà nước hỗ trợ các chương trình, dự án phát triển CNHT trên địa
bàn tỉnh đến năm 2020.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Nâng cao nhận thức của các cấp,
các ngành và toàn thể xã hội tạo sự đồng thuận để thực hiện các nội dung phát
triển CNHT ở Vĩnh Phúc.
2. Tổ chức thực hiện các cơ chế,
chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ.
3. Huy động nguồn vốn đầu tư
phát triển CNHT
a) Đối với nguồn ngân sách:
b) Đối với nguồn vốn đầu tư
trực tiếp của doanh nghiệp:
c) Đối với nguồn vốn vay nước
ngoài:
4. Đẩy mạnh xúc tiến thu hút đầu
tư phát triển công nghiệp hỗ trợ.
5. Tăng cường sự liên kết giữa
các doanh nghiệp trong quá trình phát triển công nghiệp hỗ trợ; Phát triển thị
trường xuất khẩu.
6. Phát
triển khoa học công nghệ cho công nghiệp hỗ trợ.
7. Nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ.
8. Đẩy mạnh và hiện đại hóa hệ
thống kết cấu hạ tầng tạo điều kiện cho công nghiệp hỗ trợ phát triển
a) Đối với hạ tầng kỹ thuật:
b) Đối với hạ tầng xã hội:
9. Các giải pháp đẩy mạnh cải
cách thủ tục hành chính, tiếp cận đất đai, mặt bằng...tạo điều kiện thuận lợi
cho các dự án đầu tư.
IV. NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ CHO
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
1. Nhu cầu vốn đầu tư:
2. Khả năng huy động vốn đầu
tư:
Phần thứ ba
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các cấp ủy đảng, đảng đoàn,
ban cán sự đảng:
2. UBND tỉnh:
3. Nhiệm vụ cụ thể các Sở,
ngành:
- Sở Công Thương:
- Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Sở Tài Chính:
- Sở Giao thông:
- Sở Xây dựng:
- Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Sở Lao động - Thương binh
và xã hội:
- Ban Giải phóng mặt bằng và
Phát triển quỹ đất tỉnh:
- Ban quản lý các Khu công
nghiệp:
- Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu
tư (IPA):
- Các Sở, Ngành liên quan và
UBND các huyện, thành, thị:
- Các tổ chức, doanh nghiệp
và nhân dân
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
II.
Kiến nghị
PHỤ LỤC KÈM
THEO
1. Các số liệu
thống kê.
2. Các chương
trình, nhiệm vụ của thể thực hiện đề án (cơ quan đơn vị chủ trì, thời gian, vốn
thực hiện...)
3. Các dự án
thu hút đầu tư.