Thứ 3, Ngày 29/10/2024

Quyết định 22/2008/QĐ-UBND về đơn giá bồi thường thiệt hại đối với cây trồng khi nhà nước thu hồi đất do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành

Số hiệu 22/2008/QĐ-UBND
Ngày ban hành 27/06/2008
Ngày có hiệu lực 07/07/2008
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Huỳnh Đức Hòa
Lĩnh vực Bất động sản,Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 22/2008/QĐ-UBND

Đà Lạt, ngày 27 tháng 6 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/ NĐ-CP về việc chuyển Công ty nhà nước thành Công ty cổ phần; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết kiếu nại về đất đai.
Căn cứ Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Thông tư Liên tịch số 14/2008/TTLT/BTC-BTNMT ngày 31/01/2008 của Liên Bộ Tài chính - Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
Theo đề nghị của Liên Sở: Tài chính - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 817/TTr-LS ngày 30/5/2008 về việc đề nghị phê duyệt đơn giá bồi thường thiệt hại đối với cây trồng khi Nhà nước thu hồi đất theo Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bảng đơn giá các loại cây trồng để tính bồi hường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Điều 2. Nguyên tắc và phương pháp áp dụng mức giá bồi thường:

1. Đơn giá các loại cây trồng ghi trong bảng giá là đơn giá chuẩn, áp dụng để bồi thường cho các loại cây trồng được đầu tư chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, sinh trưởng và phát triển tốt, đạt các thông số kỹ thuật cơ bản theo quy định, đạt năng suất, sản lượng khá trở lên (gọi tắt là cây loại A).

- Cây trồng ít được đầu tư chăm sóc hoặc trồng trên nền thổ nhưỡng không thích hợp, nên sinh trưởng kém, năng suất thấp,… tùy tình hình cụ thể để đánh giá xếp vào loại B hoặc loại C. Mức bồi thường đối với cây loại B bằng 75% giá cây loại A; mức bồi thường cây loại C bằng 50% giá cây loại A.

- Đối với các loại cây ăn quả thuộc loại giống mới, giống ghép chất lượng cao chưa có trong danh mục bảng giá, thì mức giá bồi thường được tính bằng 1,2 lần mức giá bồi thường của cây trồng cùng loại (không phải giống mới, giống ghép) có trong danh mục bảng giá.

2. Đối với trường hợp cá biệt cây trồng thuần loại quá mật độ chuẩn, mà chất lượng vườn cây khi kiểm định đạt 100% loại A, thì giá trị bồi thường được xác định bằng đơn giá bồi thường cây trồng nhân (x) với số lượng cây trồng thực tế nhưng tối đa không vượt quá 1,1 lần mật độ chuẩn.

3. Đối với cây trồng nằm trên diện tích đất thu hồi để mở rộng đường giao thông, xây dựng kênh, mương thủy lợi và đường điện, thì giá trị bồi thường được xác định bằng đơn giá bồi thường cây trồng nhân (x) với số lượng và chất lượng cây trồng thực tế khi kiểm định (không bị khống chế bởi mật độ chuẩn).

4. Đối với cây trồng chưa thu hoạch, nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển và trồng lại.

5. Đối với trường hợp trên một đơn vị diện tích gieo trồng nhiều loại cây có chu kỳ sinh trưởng, sản xuất kinh doanh khác nhau: Khi kiểm tra hiện trạng cần xác định rõ cây trồng chính, cây trồng xen, mật độ thực tế của từng loại cây trồng để có sự đánh giá chuẩn xác về chất lượng của cây trồng chính, cây trồng xen. Tổng chi phí bồi thường trên một đơn vị diện tích có trồng xen nhiều loại cây khác nhau bằng (=) chi phí bồi thường của từng loại cây trồng cộng lại (trên cơ sở số lượng, chất lượng và đơn giá của từng loại cây theo đo đếm, kiểm tra hiện trạng thực tế), nhưng tối đa không vượt quá 1,5 lần giá trị bồi thường tính theo cây trồng chính khi trồng chuyên canh trên diện tích đó.

Cá biệt trên một đơn vị diện tích gieo trồng mà chất lượng của cây trồng chính, cây trồng xen đều đạt loại A thì Hội đồng bồi thường các cấp tính toán mức bồi thường thiệt hại cụ thể cho từng trường hợp và đề xuất Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính xem xét, có ý kiến trước khi trình duyệt.

6. Đối với một số loại rau đặc sản ở Đà Lạt như: sú, súp lơ trắng, súp lơ xanh, khoai tây, cà rốt, cải thảo, củ dền, cô rôn, xà lách, bó xôi và đậu hòa lan; do tập quán canh tác, điều kiện thổ nhưỡng và yêu cầu đầu tư đối với các loại rau đặc sản này, nên người nông dân phải đầu tư làm đất, bổ sung đất mới và bón lót phân hữu cơ cải tạo đất để sử dụng cho 2 - 3 năm. Do đó chi phí bồi thường được cộng thêm chi phí đã đầu tư vào đất chưa kịp thu hồi cho các năm tiếp theo, nhưng tổng chi phí bồi thường trên một đơn vị diện tích tối đa không quá 1,5 lần tính theo đơn giá của cây trồng tại bảng giá và nguyên tắc tính toán trên đây.

7. Trường hợp trên diện tích đất thu hồi có các loại cây rừng trồng tập trung theo dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thì Hội đồng bồi thường các cấp cùng với tổ chức hoặc cá nhân có diện tích rừng trồng bị thiệt hại, lập hồ sơ báo cáo, đề xuất mức bồi thường thiệt hại theo giá trị đã đầu tư, thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì cùng Sở Tài chính thẩm định, trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

8. Đối với những loại cây trồng chưa có trong danh mục bảng giá, khi xây dựng phương án, Hội đồng bồi thường các cấp vận dụng đơn giá của các loại cây trồng tương đương đã có trong bảng giá để tính toán.

Trường hợp không có loại cây tương đương, Hội đồng bồi thường các cấp khảo sát thực tế về chu kỳ sản xuất, năng suất, sản lượng và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất, để xác định mức giá bồi thường phù hợp và đề xuất Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính xem xét có ý kiến trước khi thực hiện.

Điều 3. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp sở Tài chính hướng dẫn việc thực hiện quyết định này.

Điều 4.

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 09/2006/QĐ-UBND ngày 14/02/2006 về việc ban hành bảng đơn giá để tính toán bồi thường thiệt hại đối với cây trồng khi Nhà nước thu hồi đất theo Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và Quyết định số 89/QĐ-UBND ngày 08/01/2007 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt điều chỉnh đơn giá đối với cây Cà phê để tính toán bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất theo Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

2. Các trường hợp trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành nếu chưa được giải quyết thì nay thực hiện theo Quyết định này.

Điều 5. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chủ tịch UBND và Chủ tịch Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng các huyện, thành phố Đà Lạt và thị xã Bảo Lộc; Giám đốc các Sở: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh Lâm Đồng; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, các tổ chức, đơn vị và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./-

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Huỳnh Đức Hòa

 

BẢNG ĐƠN GIÁ

[...]