BỘ
XÂY DỰNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 217/QĐ-BXD
|
Hà
Nội, ngày 28 tháng 03
năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHỈ DẪN KỸ THUẬT “MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG ĐẦM LĂN CÓ SỬ DỤNG
TRO BAY”
BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
Căn cứ Nghị định số 81/2017/NĐ-CP
ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 452/QĐ-TTg
ngày 12/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đẩy mạnh xử lý, sử dụng
tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất, phân bón làm
nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong các công trình xây dựng;
Xét đề nghị của Trường Đại học Xây
dựng tại công văn số 100/Ttr-ĐHXD ngày 28/2/2019 về việc ban hành Chỉ dẫn kỹ
thuật “Mặt đường bê tông xi măng đầm lăn có sử dụng tro bay”;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa
học Công nghệ và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chỉ dẫn kỹ thuật
“Mặt đường bê tông xi măng đầm lăn có sử dụng tro bay”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học công
nghệ và Môi trường, Hiệu trưởng Trường Đại học xây dựng và các tổ chức, cá nhân
có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lưu: VT, Vụ KHCN&MT.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Sinh
|
CHỈ DẪN KỸ THUẬT
MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG ĐẦM LĂN CÓ SỬ DỤNG TRO BAY
Specification
of Roller compacted concrete pavament using fly ash
MỤC
LỤC
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ, định nghĩa
4 Phân loại, ký hiệu
5 Yêu cầu đối với tro bay
6 Phương pháp thử tro bay
7 Phương pháp thiết kế, thi
công nghiệm thu mặt đường bê tông xi măng đầm lăn có sử dụng tro bay
Lời nói đầu
Chỉ dẫn kỹ thuật “Mặt đường bê tông đầm
lăn có sử dụng tro bay” được ban hành kèm theo Quyết định số 217/QĐ-BXD ngày 28
tháng 3 năm 2019.
Chỉ dẫn kỹ thuật
“Mặt đường bê tông đầm lăn có sử dụng tro bay” do Trường Đại học xây dựng biên soạn, Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường đề nghị, Bộ
Xây dựng thẩm định và ban hành.
MẶT
ĐƯỜNG BÊ TÔNG ĐẦM LĂN CÓ SỬ DỤNG TRO BAY
Specification
of Roller compacted concrete pavament using
fly ash
1 Phạm vi áp dụng
1.1
Chỉ dẫn kỹ thuật này quy định yêu cầu chung đối với mặt đường bê tông xi
măng đầm lăn có sử dụng tro bay nhà máy nhiệt điện đốt
than.
1.2
Kết cấu mặt đường bê tông xi măng đầm lăn (BTĐL) quy định trong chỉ dẫn
này chỉ áp dụng trên các đường ô tô làm mới có cấp thiết kế từ cấp IV (theo TCVN 4054:2005) trở xuống, thời hạn thiết kế không quá
10 năm, vận tốc khai thác không quá 50km/h, có số lần tích lũy của trục xe 100
kN tác dụng lên vị trí giữa cạnh dọc tấm bê tông xi măng (BTXM) trong thời hạn
thiết kế Ne<1.106 lần, mặt đường giao thông nông thôn theo TCVN 10380:2014,
bãi đỗ xe; thiết kế lớp móng trên trong kết cấu áo đường cho các loại đường cao
tốc, đường cấp cao, đường có tải trọng nặng lưu thông thường xuyên; thiết kế lớp
mặt đường nội bộ.
1.3
Việc thi thiết kế, thi công, nghiệm thu mặt đường BTĐL sử dụng tro bay
tuân thủ các quy định tạm thời theo các quyết định QĐ 4451/QĐ-BGTVT và QĐ
4452/QĐ-BGTVT ngày 18/12/2015, ban hành các quy định tạm thời về thiết kế, kỹ
thuật thi công, nghiệm thu mặt đường bê tông xi măng đầm lăn trong xây dựng
công trình giao thông.
1.4
Tro bay quy định trong tiêu chuẩn này có thể là tro bay đã qua công nghệ
xử lý tuyển khô, tuyển ướt dùng cho bê tông. Tro bay có thể được sử dụng trực
tiếp nếu chất lượng phù hợp với quy định trong tiêu chuẩn TCVN 10302:2014 hoặc
TCVN 8825:2011.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện
dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện
dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất,
bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 4054:2005, Đường ô tô- Yêu cầu
thiết kế
TCVN 8825:2011, Phụ gia khoáng cho
bê tông đầm lăn
TCVN 10302:2014, Phụ gia hoạt tính
tro bay dùng cho bê tông, vữa xây và xi măng
TCVN 10380:2014, Đường giao thông
nông thôn - Yêu cầu thiết kế.
TCVN 12249:2018, Tro xỉ nhiệt điện
đốt than làm vật liệu san lấp - Yêu cầu chung
Quyết định số 4451/QĐ-BGTVT ngày
18/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy định tạm thời về
thiết kế mặt đường BTXM đầm lăn trong xây dựng công trình giao thông
Quyết định số 4452/QĐ-BGTVT ngày
18/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy định tạm thời về kỹ
thuật thi công và nghiệm thu mặt đường BTXM đầm lăn trong xây dựng công trình giao thông
3 Thuật ngữ, định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật
ngữ, định nghĩa sau:
3.1 Bê tông đầm lăn (Roller
Compacted Concrete)
Hỗn hợp bao gồm cốt liệu, xi măng, nước
và phụ gia khoáng hoạt tính (mineral admixtures) đã đóng rắn sau khi đầm chặt bằng
thiết bị (máy) lu.
3.2 Mặt đường bê tông đầm
lăn (Roller Compacted Concrete Pavement)
Loại kết cấu áo đường cứng có tầng mặt
làm bằng bê tông đầm lăn và tầng móng bằng các vật liệu khác nhau đặt trực tiếp
trên nền đường.
3.3 Phụ gia khoáng (Mineral
admixture)
Vật liệu vô cơ thiên nhiên hoặc nhân
tạo ở dạng nghiền mịn pha vào bê tông đầm lăn để đạt được chỉ tiêu chất lượng
yêu cầu và không gây ảnh hưởng xấu đến tính chất của bê tông đầm lăn. Phụ gia
khoáng được phân thành 2 loại: phụ gia khoáng hoạt tính và phụ gia đầy.
3.4 Phụ gia khoáng hoạt tính
(Active mineral admixture)
Phụ gia khoáng pha vào bê tông đầm
lăn ở dạng nghiền mịn có hoạt tính puzơlanic.
3.5 Tro bay (Fly ash)
Loại thải phẩm bụi mịn thu được từ
thiết bị lọc bụi của nhà máy nhiệt điện trong quá trình đốt than.
3.6 Tro tuyển (Fly ash
selected)
Tro bay đã qua công nghệ xử lý tuyển khô
hoặc tuyển ướt để loại bớt thành phần không mong muốn, nhằm nâng cao thành phần
chất lượng hữu ích trong sử dụng.
3.7 Tro axit (Acid ash) - F
Tro bay thu được từ đốt than nhà máy
nhiệt điện, trong đó hàm lượng canxi oxit đến 10 %.
3.8 Tro bazơ (Basic ash) - C
Tro bay thu được từ đốt than nhà máy
nhiệt điện, trong đó hàm lượng canxi oxit lớn hơn 10 %.
3.9 Bê tông đầm lăn có
sử dụng tro bay (Roller Compacted Concrete Pavement using
fly ash)
Là bê tông xi măng đầm lăn trong sử dụng
tro bay làm chất phụ gia khoáng hoạt tính.
4 Phân loại, ký hiệu
4.1 Theo thành phần hóa học,
tro bay được phân thành 2 loại
4.1.1
Tro axit: tro có hàm lượng canxi oxit đến 10 %, ký hiệu: F
4.1.2
Tro bazơ: tro có hàm lượng canxi oxit lớn hơn 10 %, ký hiệu: C
4.2 Theo lĩnh vực sử dụng
trong bê tông, tro bay được phân thành 4 nhóm
- Dùng cho chế tạo sản phẩm và cấu kiện
bê tông cốt thép từ bê tông nặng và bê tông nhẹ, ký hiệu: a;
- Dùng cho chế tạo sản phẩm và cấu kiện
bê tông không cốt thép từ bê tông nặng, bê tông nhẹ và vữa xây, ký hiệu: b;
- Dùng cho chế tạo sản phẩm và cấu kiện bê tông tổ ong, ký hiệu: c;
- Dùng cho chế tạo sản phẩm và cấu kiện
bê tông, bê tông cốt thép làm việc trong điều kiện đặc biệt, ký hiệu: d.
5 Yêu cầu đối với tro bay
5.1
Tro bay sử dụng trong bê tông đầm lăn tuân thủ các quy định trong TCVN
10302:2014 và TCVN 8825:2011.
5.2
Tro bay sử dụng trong bê tông đầm lăn thường là tro loại F, nhóm b, cần
đáp ứng chỉ tiêu chất lượng quy định trong Bảng 1.
Bảng
1 - Các chỉ tiêu chất lượng của tro bay
TT
|
Tên
chỉ tiêu
|
Mức
|
1.
|
Chỉ số hoạt tính cường độ so với mẫu
đối chứng, %, không nhỏ hơn
- ở tuổi 7 ngày
- ở tuổi 28 ngày
|
75
75
|
2.
|
Hàm lượng SO3, % khối lượng, không lớn hơn
|
5,0
|
3.
|
Hàm lượng kiềm có hại của phụ gia,
% khối lượng, không lớn hơn
|
1,5
|
4.
|
Tổng hàm lượng các ôxit SiO2 + Al2O3 + Fe2O3, % khối lượng, không nhỏ hơn
|
70
|
5.
|
Độ ẩm, % khối lượng, không lớn hơn
|
3,0
|
6.
|
Hàm lượng mất
khi nung, % khối lượng, không lớn hơn
|
6,0
|
7.
|
Lượng sót sàng 45 µm, % khối lượng,
không lớn hơn
|
34
|
8.
|
Lượng nước yêu cầu so với mẫu đối
chứng, %, không lớn hơn
|
105
|
9.
|
Độ nở trong thùng chưng áp
(Autoclave), %, không lớn hơn
|
0,8
|
10.
|
Hoạt độ phóng xạ tự nhiên Aeff,
(Bq/kg) không lớn hơn
|
740
|
6 Phương pháp thử tro bay
Theo TCVN 8825:2011 và TCVN
10302:2014
7 Phương pháp thiết kế, thi công, nghiệm thu
mặt đường bê tông xi măng đầm lăn có sử dụng tro bay
Theo Quyết định QĐ 4451/QĐ-BGTVT và
QĐ 4452/QĐ-BGTVT ngày 18/12/2015 của bộ Giao thông vận tải.