Quyết định 2167/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Bình Định

Số hiệu 2167/QĐ-UBND
Ngày ban hành 11/07/2022
Ngày có hiệu lực 11/07/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Định
Người ký Nguyễn Tuấn Thanh
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2167/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 11 tháng 7 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050, TỈNH BÌNH ĐỊNH

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 184/TTr-SNN ngày 01/6/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Bình Định.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa và Thể thao, Du lịch, Nội vụ; Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bình Định; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Tuấn Thanh

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050, TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Kèm theo Quyết định số 2167/QĐ-UBND ngày 11/7/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh)

Thực hiện Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Bình Định (sau đây viết tắt là Kế hoạch hành động), với những nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa đồng thời phát triển nông nghiệp dựa trên lợi thế của tỉnh và các địa phương, theo hướng hiện đại có năng suất, chất lượng, hiệu quả, bền vững và sức cạnh tranh cao, góp phần quan trọng trong việc ổn định kinh tế - xã hội, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính. Nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống, vai trò và vị thế của người tham gia sản xuất nông nghiệp; tạo việc làm phi nông nghiệp để phát triển sinh kế đa dạng, giảm nghèo bền vững cho người dân nông thôn, đảm bảo cơ hội phát triển công bằng giữa các vùng, miền của tỉnh. Phát triển nông thôn toàn diện, hiện đại gắn với quá trình đô thị hóa, có cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội đồng bộ và tiệm cận với khu vực đô thị; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; xây dựng nông thôn xanh, sạch, đẹp, an ninh, trật tự được đảm bảo. Phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ có hiệu quả cao, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

- Tốc độ tăng giá trị tăng thêm nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt bình quân khoảng 3,5%/năm, tốc độ tăng năng suất lao động nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 4-5%/năm.

- Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 5-6%/năm.

- Thu nhập của cư dân nông thôn cao hơn 2,5-3 lần so với năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở nông thôn giảm bình quân 1-1,5%/năm.

- Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm xuống dưới 20%, tỷ lệ lao động nông nghiệp được đào tạo đạt trên 70%.

- Toàn tỉnh có ít nhất 90% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 45% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; trên 65% số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 25% số đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

- Phát triển nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường, phấn đấu giảm phát thải khí nhà kính 10% so với năm 2020. Tỷ lệ che phủ rùng duy trì ổn định ở mức 58%, diện tích rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt trên 20.000 ha.

- Thành lập Khu bảo tồn biển Vịnh Quy Nhơn và một số khu vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven biển của tỉnh Bình Định.

- Quy hoạch và hình thành các vùng sản xuất chuyên canh đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản chủ lực của tỉnh.

[...]