Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 1072/QĐ-UBND-HC năm 2022 về Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do tỉnh Đồng Tháp ban hành

Số hiệu 1072/QĐ-UBND-HC
Ngày ban hành 04/10/2022
Ngày có hiệu lực 04/10/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Huỳnh Minh Tuấn
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1072/QĐ-UBND-HC

Đồng Tháp, ngày 04 tháng 10 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN BỀN VỮNG, THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GIAI ĐOẠN 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 324/QĐ-TTg ngày 02/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Quyết định số 1909/QĐ-BNN-KH ngày 27/5/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Chương trình hành động triển khai Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2986/TTr-SNN ngày 18/8/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành Tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT/TU, TT/HĐND Tỉnh;
- UBMTTQVN Tỉnh;
- CT và các PCT/UBND Tỉnh;
- Hội Nông dân VN Tỉnh;
- Các Tổ chức CT-XH;
- Các hội, hiệp hội ngành hàng, hội nghề nghiệp trên địa bàn Tỉnh;
- LĐVP/UBND Tỉnh;
- Lưu: VT, TTKSTTHC&PVHCC, NC/KT (VA).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Huỳnh Minh Tuấn

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN BỀN VỮNG, THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GIAI ĐOẠN 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 1072/QĐ-UBND-HC ngày 04 tháng 10 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

I. Quan điểm phát triển

- Nông nghiệp tiếp tục là ngành kinh tế quan trọng của Tỉnh. Phát triển nông nghiệp hàng hoá tập trung với các ngành hàng chủ lực theo hướng hiện đại, giá trị gia tăng cao, nâng cao năng lực cạnh tranh gắn với đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch; bảo đảm an toàn thực phẩm, an ninh lương thực quốc gia, phát thải các-bon thấp, bảo vệ môi trường sinh thái; khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn.

- Chuyển mạnh tư duy người sản xuất từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp, phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp.

- Xây dựng nông thôn văn minh, cơ sở hạ tầng và dịch vụ đồng bộ, hiện đại, trở thành nơi đáng sống; bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp, an ninh trật tự được giữ vững; phát triển môi trường, cảnh quan xanh - sạch - đẹp. Sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội, khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội nhập quốc tế cho phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn; phát huy cao nội lực, phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, chủ động tạo sinh kế nông thôn từ hoạt động phi nông nghiệp, tạo việc làm chính thức, thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa nông thôn, thành thị và giảm di cư lao động ra các thành phố lớn. Xây dựng nông thôn mới trên cơ sở phát huy lợi thế, tiềm năng của địa phương gắn kết chặt chẽ với quá trình đô thị hóa, bảo đảm thực chất, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững.

- Xác định cư dân nông thôn là chủ thể, trung tâm và được hưởng lợi chính từ thành quả của các hoạt động phát triển nông thôn. Đổi mới hình thức hoạt động của các tổ chức của nông dân đảm bảo thực chất, hiệu quả; hỗ trợ đào tạo, trao quyền cho người dân để họ trở thành lực lượng chính trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội, quản lý tài nguyên môi trường; phát huy nội lực, tạo cơ hội bình đẳng trong tiếp cận các điều kiện phát triển và hưởng thụ phúc lợi xã hội. Phát triển kinh tế hợp tác làm động lực gắn kết kinh tế hộ, hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp, xây dựng lực lượng lao động nông thôn có kiến thức, tay nghề cao đáp ứng yêu cầu phát triển mới. Phát triển cộng đồng làm nền tảng trong phát triển nông thôn, góp phần quản lý hiệu quả tài nguyên, môi trường, cơ sở hạ tầng; xây dựng nếp sống mới, phát huy tinh thần đoàn kết, tự chủ, sáng tạo của người dân nông thôn.

- Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện chính sách hỗ trợ hoạt động sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn và hiện đại hoá nông dân. Tăng cường huy động nguồn lực cho đầu tư, phát triển nông nghiệp, nông thôn thông qua hợp tác công tư; tạo điều kiện, hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

II. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

Chuyển đổi tư duy “sản xuất nông nghiệp” sang tư duy “kinh tế nông nghiệp”, hướng đến xây dựng người nông dân chuyên nghiệp thích ứng kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ. Nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống, vai trò và vị thế của người tham gia sản xuất nông nghiệp, tạo việc làm phi nông nghiệp để phát triển sinh kế đa dạng, giảm nghèo bền vững cho người dân nông thôn; phát triển nông thôn toàn diện gắn với xây dựng nông thôn mới, xây dựng “Làng thông minh”, cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội đồng bộ và tiệm cận với khu vực đô thị. Xây dựng nông thôn xanh - sạch - đẹp, an ninh, trật tự được đảm bảo; phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, sản xuất hàng hóa, hữu cơ gắn với phát triển du lịch sinh thái.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

[...]