Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 2136/QĐ-UBND năm 2013 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Chi cục quản lý thị trường tỉnh Hưng Yên

Số hiệu 2136/QĐ-UBND
Ngày ban hành 15/11/2013
Ngày có hiệu lực 15/11/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hưng Yên
Người ký Doãn Thế Cường
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2136/QĐ-UBND

Hưng Yên, ngày 15 tháng 11 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH HƯNG YÊN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Số 10/CP ngày 23/01/1995 về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Quản lý thị trường; số 27/2008/NĐ-CP ngày 13/3/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/CP ngày 23/01/1995 của Chính phủ về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Quản lý thị trường;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 465/TTr-SNV ngày 15/10/2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Vị trí, chức năng

Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Hưng Yên là đơn vị quản lý nhà nước trực thuộc Sở Công Thương, giúp Giám đốc Sở Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại, công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Chi cục Quản lý thị trường chịu sự quản lý trực tiếp của Sở Công Thương và sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Cục Quản lý thị trường.

Chi cục Quản lý thị trường có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước theo quy định của pháp luật.

Trụ sở: Số 333, đường Nguyễn Văn Linh, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn

1. Kiểm tra việc tuân theo pháp luật các hoạt động thương mại, công nghiệp của các tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh. Đề xuất với Sở Công Thương và Uỷ ban nhân dân tỉnh kế hoạch, biện pháp về tổ chức thị trường, bảo đảm lưu thông hàng hóa theo pháp luật, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động thương mại, công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

2. Xây dựng và trực tiếp chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường thực hiện các kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại và công nghiệp.

3. Xây dựng kế hoạch, thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.

4. Quản lý công chức, biên chế, kinh phí, trang bị, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và xây dựng cơ sở vật chất cho lực lượng quản lý thị trường ở địa phương.

5. Thường trực giúp Giám đốc Sở Công Thương chủ trì tổ chức sự phối hợp hoạt động giữa các cấp, các ngành trong hoạt động chống buôn lậu, hàng giả và các hành vi gian lận thương mại.

6. Thực hiện nhiệm vụ thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại tỉnh (Ban Chỉ đạo 127 tỉnh).

7. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Công Thương và Uỷ ban nhân dân tỉnh giao.

Điều 3. Tổ chức bộ máy

1. Lãnh đạo Chi cục: Gồm Chi cục trưởng và không quá 03 Phó Chi cục trưởng; trong đó:

- Chi Cục trưởng: Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Công Thương và trước pháp luật về công tác quản lý, điều hành các hoạt động của Chi cục;

- Phó Chi cục trưởng: Giúp việc cho Chi cục trưởng, chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Chi cục trưởng vắng mặt, một Phó Chi cục trưởng được Chi cục trưởng uỷ quyền điều hành các hoạt động của Chi cục;

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng thực hiện theo quy định phân cấp quản lý cán bộ của tỉnh.

2. Các phòng chuyên môn:

- Phòng Tổ chức - Hành chính;

- Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp.

[...]