Quyết định 2117/1997/QĐ-BKHCNMT năm 1997 về Quy chế quản lý và bảo tồn nguồn gen thực vật, động vật và vi sinh vật do Bộ Trưởng Bộ Khoa Học Công nghệ Và Môi Trường ban hành

Số hiệu 2117/1997/QĐ-BKHCNMT
Ngày ban hành 30/12/1997
Ngày có hiệu lực 14/01/1998
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
Người ký Phạm Khôi Nguyên
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 2117/1997/QĐ-BKHCNMT

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 1997

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ BẢO TỒN NGUỒN GEN THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT VÀ VI SINH VẬT

BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22-05-1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường;
Theo đề nghị của các ông Vụ trưởng Vụ Quản lý Công nghệ, Vụ trưởng Vụ Quản lý Khoa học, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế quản lý và bảo tồn nguồn gen thực vật, động vật và vi sinh vật".

Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 582/QĐ-NSY ngày 02-11-1987 của Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành quy định tạm thời về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan bảo tồn, lưu giữ, sử dụng nguồn gen và giống động vật, thực vật và vi sinh vật và bãi bỏ những quy định trước đây về quản lý và bảo tồn, lưu giữ quỹ gen trái với Quyết định này.

Điều 3. Các ông Thủ trưởng các đơn vị có liên quan trực thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tham gia bảo tồn, lưu giữ các nguồn gen thuộc các Bộ, ngành và các địa phương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

 

 

Phạm Khôi Nguyên

(Đã ký)

 

QUY CHẾ

VỀ QUẢN LÝ VÀ BẢO TỒN NGUỒN GEN THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT VÀ VI SINH VẬT
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2117/1997/QĐ-BKHCN&MT ngày 30 tháng 12 năm 1997)

Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen động vật, thực vật và vi sinh vật là bảo vệ tài nguyên di truyền nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu khởi thuỷ phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, cải tạo giống, đảm bảo duy trì được tính đa dạng sinh học và những tiền đề cần thiết về tài nguyên sinh học cho sự phát triển bền vững nền nông nghiệp hiện tại cũng như trong tương lai.

I. QUY ĐỊNH CHUNG:

1. Nguồn gen được quy định trong Quy chế này là những sinh vật sống hoàn chỉnh hay bộ phận sống của chúng mang thông tin di truyền sinh học có khả năng tạo ra hay tham gia tạo ra giống mới của thực vật, động vật và vi sinh vật.

2. Nguồn gen thực vật, động vật và vi sinh vật là tài nguyên quốc gia và là một bộ phận hợp thành quan trọng trong việc bảo vệ tính đa dạng sinh học, phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển khoa học và kinh tế của các ngành: nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp thực phẩm, y tế.

3. Bảo tồn, lưu giữ tài nguyên di truyền được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau (Insitu, Exsitu, On-Farm, in vivo, in vitro) tại các cơ sở, tổ chức, các thành phần kinh tế khác (trong đó có cả tư nhân) và được liên kết thành một Mạng lưới dưới sự quản lý thống nhất của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

II. NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỀ BẢO TỒN, LƯU GIỮ NGUỒN GEN:

1. Điều tra, khảo sát và thu thập các nguồn gen thích hợp với tính chất và đặc điểm của từng cây, con và vi sinh vật.

2. Bảo tồn lâu dài và an toàn các nguồn gen đã thu thập được thích hợp với đặc tính sinh học cụ thể của từng đối tượng cần giữ, trình độ kỹ thuật, khả năng thiết bị của cơ quan có nhiệm vụ lưu giữ quy mô cần bảo tồn.

3. Đánh giá các nguồn gen theo các chỉ tiêu sinh học cụ thể phù hợp với đối tượng.

4. Tư liệu hoá: các nguồn gen sau khi đánh giá đều phải tư liệu hoá dưới các hình thức: phiếu điều tra, phiêu miêu tả, phiếu đánh giá, hình vẽ, bản đồ phân bố, chụp ảnh, ấn phẩm thông tin, catalog hoặc xây dựng cơ sở dữ liệu tin học.

5. Trao đổi thông tin tư liệu và nguồn gen cần được tiến hành thường xuyên giữa các cơ quan tham gia trong hệ thống bảo tồn, lưu giữ đồng thời cung cấp các thông tin tư liệu về nguồn gen cho các cơ quan khoa học, sản xuất khi có nhu cầu. Trường hợp cần thiết có thể trao đổi với nước ngoài nhưng phải được các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.

III. ĐỐI TƯỢNG CẦN ĐƯỢC ĐƯA VÀO BẢO TỒN, LƯU GIỮ:

1. Ưu tiên các nguồn gen quý, hiếm đặc thù của Việt Nam và đang có nguy cơ bị mất.

2. Các nguồn gen đã được đánh giá các chỉ tiêu sinh học.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ