BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI
******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
2116-VP/QĐ
|
Hà
Nội, ngày 17 tháng 07 năm 1968
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC ỦY QUYỀN KIỂM SOÁT, LẬP BIÊN BẢN VÀ XỬ LÝ CÁC VỤ VI
PHẠM ĐIỀU LỆ VỀ KỶ LUẬT AN TOÀN GIAO THÔNG VẬN TẢI THỜI CHIẾN
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ vào nghị định số
160-CP ngày 09-10-1961 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ
chức bộ máy của Bộ Giao thông vận tải;
Để thi hành điều 12 trong điều
lệnh về kỷ luật an toàn giao thông vận tải thời chiến ban hành theo quyết định
số 10-CP ngày 11-01-1968 của Hội đồng Chính phủ quy định các cán bộ công an hoặc
cán bộ giao thông được ủy nhiệm có quyền kiểm soát, lập biên bản và xử lý các vụ
vi phạm điều lệnh.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. –
Nay ủy nhiệm quyền kiểm soát lập biên bản và xử lý các vụ vi phạm, điều chỉnh về
kỷ luật an toàn giao thông vận tải thời chiến ban hành theo quyết định số 10-CP
ngày 11-01-1968 của Hội đồng Chính phủ cho những cán bộ trong ngành giao thông
vận tải sau đây:
a) Đối với an toàn giao thông
vận tải đường bộ.
Cán bộ cơ quan Bộ gồm có:
- Chánh văn phòng, phó văn phòng
Bộ.
- Trưởng ban, phó ban đảm bảo
giao thông Bộ, các trưởng phòng, phó phòng các phòng đảm bảo giao thông đường sắt,
đường sông, đường bộ, tổng hợp của ban bảo đảm giao thông.
- Trưởng ban, phó ban thanh tra
Bộ,
- Trưởng ban, phó ban quân sự của
Bộ,
- Cục trưởng, cục phó Cục bảo vệ,
- Trưởng phòng, phó phòng pháp
chế Bộ,
- Trưởng phòng, phó phòng của
phòng tác chiến thuộc ban quân sự của Bộ,
- Trạm trưởng, trạm phó trạm vận
tải thống nhất,
- Cán bộ pháp chế của Bộ,
Cán bộ Cục quản lý đường bộ gồm
có:
- Cục trưởng, cục phó và công
trình sư,
- Các trưởng phòng, phó phòng
các phòng bảo dưỡng đường bộ, đảm bảo giao thông.
- Cán bộ pháp chế, kiểm tra của
cục.
Cán bộ của Cục vận tải đường
bộ gồm có:
- Cục trưởng, cục phó Cục vận tải
đường bộ,
- Các trưởng phòng, phó phòng
các phòng vận tải, quản lý xe, điều độ, bảo vệ,
- Trưởng ban, phó ban các ban,
quân sự, kiểm tra,
- Cán bộ pháp chế, kiểm tra của
cục.
Cán bộ của sở, ty giao thông
vận tải gồm có:
- Giám đốc, phó giám đốc sở giao
thông vận tải,
- Trưởng ty, phó trưởng ty giao
thông vận tải,
- Các trưởng phòng, phó phòng
các phòng: vận tải, đảm bảo giao thông, quản lý đường sá,
- Đoạn trưởng, đoạn phó đoạn bảo
dưỡng đường bộ,
- Trưởng phòng, phó phòng giao
thông vận tải huyện, thành phố thuộc tỉnh.
- Cán bộ pháp chế của sở, ty
giao thông vận tải,
- Hạt trưởng, hạt phó hạt bảo dưỡng
đường bộ.
b) Đối với an toàn giao thông
vận tải đường sắt.
- Tổng cục trưởng, tổng cục phó
và tổng công trình sư,
- Trưởng ban, phó ban thanh tra
Tổng cục đường sắt,
- Cục trưởng, cục phó và công
trình sư các cục đảm bảo giao thông cầu đường, vận chuyển, đầu máy toa xe,
- Ban chỉ huy đường sắt phía
Nam,
- Trưởng ty, phó ty công an đường
sắt,
- Các trưởng phòng, phó phòng
các phòng: pháp chế, giám sát an toàn,
- Đoạn trưởng, đoạn phó đoạn quản
lý 7, đoạn đảm bảo giao thông cầu đường,
- Hạt trưởng, hạt phó hạt vận
chuyển,
- Cán bộ, chiến sĩ công an đường
sắt được ủy nhiệm,
- Cán bộ pháp chế, giám sát an
toàn, thanh tra của Tổng cục.
c) Đối với an toàn giao thông
vận tải đường sông
Những cán bộ giao thông vận tải
đã được Chính phủ giao quyền hạn ghi ở điểm b, điều 14 nghị định số 307-TTg ban
hành ngày 18-8-1959 quy định những nguyên tắc cơ bản về giao thông vận tải đường
sông.
d) Đối với an toàn giao thông
vận tải đường biển.
Cục trưởng, cục phó, công trình
sư Cục vận tải đường biển và những cán bộ giao thông vận tải đã được Chính phủ
giao quyền hạn ghi ở điều 24 nghị định số 203-CP ban hành ngày 19-1-1962 quy định
những nguyên tắc cơ bản về quản lý các phương tiện vận tải đường biển và về việc
giao thông ở trong hải phận, trong các cảng, khúc sông mà tàu biển có thể ra
vào được của nước Việt – nam dân chủ cộng hòa.
Điều 2.
– Các cán bộ nói ở điều 1 trên đây có quyền kiểm
soát, xử lý các vụ vi phạm điều lệnh về kỷ luật an toàn giao thông vận tải thời
chiến, lập biên bản tại chỗ những vụ vi phạm điều lệnh chuyển về cơ quan công
an địa phương. Riêng về đường sắt, đối với những vụ vi phạm chỉ có liên quan
trong nội bộ ngành đường sắt thì biên bản chuyển về Tổng cục đường sắt.
Điều 3.
– Các cán bộ được ủy nhiệm phải am hiểu luật lệ giao
thông vận tải, nắm vững các quy định của điều lệnh về kỷ luật an toàn giao
thông vận tải thời chiến và khi làm nhiệm vụ phải mang theo giấy ủy nhiệm. Trường
hợp cần ra lệnh cho xe ngừng chạy thì các cán bộ được ủy nhiệm kiểm soát phải
có phù hiệu đeo ở cánh tay trái và dùng còi hoặc cờ đỏ làm hiệu cho người điều
khiển phương tiện vận tải biết để ngừng xe lại.
Điều 4.
– Mẫu giấy ủy nhiệm và mẫu giấy biên bản vi phạm ban
hành theo quyết định này ([1])
- Phù hiệu bằng một băng vải đỏ
khổ rộng 10cm, trên có chữ “Kiểm soát giao thông” màu vàng. Phù hiệu của cán bộ
từ cấp phó trưởng ty và phó phòng ở Cục trở lên, phía trên và dưới hàng chữ:
“Kiểm soát giao thông” mỗi bên có một vạch vàng chạy dài theo hàng chữ.
- Cờ hiệu bằng vải đỏ hình chữ
nhật khuôn khổ 0m30 x 0m40.
Điều 5.
- Việc cấp giấy ủy nhiệm quy định như sau :
- Bộ Giao thông vận tải cấp giấy
ủy nhiệm cho cán bộ ở cơ quan Bộ và cho các cán bộ lãnh đạo của Tổng cục, các cục
và sở, ty giao thông vận tải.
- Ông Tổng cục trưởng Tổng cục
đường sắt, các ông Cục trưởng Cục vận tải đường bộ, Cục quản lý đường bộ, Giám
đốc và Trưởng ty giao thông vận tải cấp giấy ủy nhiệm cho các cán bộ thuộc quyền.
Điều 6.
– Ông Chánh văn phòng Bộ, các ông Trưởng ban đảm bảo
giao thông, Trưởng ban vận tải, Trưởng ban quân sự, Tổng cục trưởng Tổng cục đường
sắt, Cục trưởng Cục bảo vệ, Cục trưởng Cục quản lý đường bộ, Cục trưởng Cục vận
tải đường bộ, Cục trưởng Cục vận tải đường sông, Cục trưởng Cục vận tải đường
biển, các ông Giám đốc, Trưởng ty giao thông vận tải có trách nhiệm thi hành
quyết định này.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
THỨ TRƯỞNG
Dương Bạch Liên
|
[1]Không
đăng ký mẫu giấy ủy nhiệm và mẫu biên bản