Quyết định 211/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và sản xuất xi măng đến năm 2020 tỉnh Quảng Ngãi

Số hiệu 211/QĐ-UBND
Ngày ban hành 13/12/2010
Ngày có hiệu lực 23/12/2010
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Nguyễn Xuân Huế
Lĩnh vực Thương mại,Xây dựng - Đô thị,Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 211/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 13 tháng 12 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG VÀ SẢN XUẤT XI MĂNG ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20/3/1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14/6/2005;

Căn cứ Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31/7/2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;

Căn cứ Quyết định số 152/2008/QĐ-TTg ngày 28/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 23/2009/NQ-HĐND ngày 10/12/2009 của Hội đồng nhân dân về Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và sản xuất xi măng đến năm 2020; điều chỉnh, bổ sung các mỏ đá, thỏa thuận Quy hoạch theo thống nhất của Thường trực HĐND tỉnh tại các Công văn số 54/TTHĐND ngày 28/4/2010, số 169/TTHĐND ngày 13/10/2010, số 181/TTHĐND ngày 20/10/2010;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 1027/TTr-SXD ngày 29/11/2010 về việc xin phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và sản xuất xi măng đến năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và sản xuất xi măng đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. Mục tiêu và quan điểm:

1. Mục tiêu:

Xây dựng phương án quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và sản xuất xi măng trên đến năm 2020, nhằm: Xác định các khu vực thăm dò mới, thăm dò bổ sung của từng chủng loại khoáng sản làm VLXD thông thường và sản xuất xi măng phù hp với yêu cầu của từng giai đoạn phát triển; xác định các khu vực đưa vào khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến với yêu cầu hợp lý, tiết kiệm tài nguyên, đáp ứng đầy đủ về khối lượng và chất lượng nguyên liệu khoáng cho sản xuất VLXD thông thường và sản xuất xi măng trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài và góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ khoáng sản làm VLXD thông thường và sản xuất xi măng ra ngoài tỉnh; xác định các mỏ và điểm quặng khoáng sản làm VLXD thông thường và sản xuất xi măng cấm hoạt động điều tra, thăm dò, khai thác. Đồng thời, làm căn cứ để thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo ngành trên tầm vĩ mô ở địa phương; làm căn cứ cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong việc tổ chức khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm VLXD thông thường và sản xuất xi măng nhằm đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, sử dụng tài nguyên khoáng sản hợp lý, tiết kiệm, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn tới.

2. Quan điểm

Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm VLXD thông thường và sản xuất xi măng đến năm 2020 phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội; quy hoạch đất đai, quy hoạch các ngành, các lĩnh vực kinh tế khác của tỉnh; phù hp với quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm VLXD của cả nước; phải kết hợp hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, kết hp chặt chẽ với bảo vệ môi trường, bảo vệ các nguồn tài nguyên khác, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và di tích lịch sử - văn hóa; tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng, ổn định, cải thiện đi sống nhân dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác, chế biến và bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến và sử dụng khoáng sản làm VLXD thông thường và sản xuất xi măng phải đảm bảo các quan điểm sau đây:

- Việc thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và sản xuất xi măng phải thực hiện đúng qui trình, qui phạm, định mức kinh tế kĩ thuật. Bảo đảm tính trung thực, đầy đủ trong việc thu thập, tổng hợp tài liệu, giữ gìn bí mật nhà nước về thông tin; bảo vệ tài nguyên khoáng sản chính và tài nguyên khác trong quá trình điều tra, thăm dò; bảo vệ môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa hiện có và mi phát hiện trong quá trình điều tra.

- Việc khai thác, chế biến khoáng sản phải có quy mô và công nghệ phù hp với đặc điểm từng loại khoáng sản, lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để quyết định đầu tư; áp dụng công nghệ khai thác, chế biến tiên tiến phù hợp để nâng cao tối đa hệ s thu hi khoáng sản chính, khoáng sản đi kèm và giá trị của sản phẩm chế biến; nâng cao hiệu quả, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm khoáng sản. Từng bước loại bỏ dần các hình thức khai thác, chế biến thủ công, năng suất thấp, chất lượng kém, tiêu hao nhiều nguyên liệu và gây ô nhiễm môi trường.

- Việc sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và sản xuất xi măng phải tiết kiệm, đúng mục đích, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí hàng đầu để quyết định mục đích sử dụng.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào đầu tư, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản theo pháp luật. Tạo môi trường cnh tranh lành mạnh và thực hiện liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp trong hoạt động khoáng sản để đem lại hiệu quả kinh tế cao cho xã hội.

II. Nội dung Quy hoạch

1. Các khu vực được phép hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và sản xuất xi măng, gồm:

a) Đá xây dựng:

- Các mỏ có qui mô thăm dò trên 5 ha, trữ lượng trên 2 triệu m3 đã được UBND tỉnh cấp phép khai thác t10 năm trở lên, là các mỏ đảm bảo được sự phát triển bền vững của mỏ và của cơ sở sử dụng khoáng sản, nên tiếp tục được phép khai thác và cấp phép khai thác bổ sung. Các mỏ này cần được đầu tư đồng bộ cả về thiết bị chế biến và phương tiện vận tải để nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng phạm vi phục vụ, góp phần giảm bớt đầu mối khai thác đá trên phạm vi toàn tỉnh, nhằm giữ gìn cảnh quan môi trường (có bảng tổng hợp kèm theo).

- Các mỏ đã được thăm dò nhưng trữ lượng chỉ có mức độ, không đủ khả năng thăm dò bổ sung, được phép tiếp tục khai thác đúng thời hạn đã được UBND tỉnh cấp phép, căn cứ vào qui mô khai thác phù hợp với trữ lượng mỏ đã thăm dò.

+ Tổng số khu vực đưa vào thăm dò khai thác theo qui mô công nghiệp: 39 khu vực mỏ (trong đó thống kê các đá xây dựng được cấp phép khai thác còn hiệu lực, có bảng tng hợp kèm theo).

+ Trữ lượng đã khảo sát và dự kiến khảo sát bổ sung đến 2015: 93,180 triệu m3.

+ Công suất khai thác đến 2015: 2,286 triệu m3/năm

[...]