ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2106/QĐ-UBND
|
Quảng Nam, ngày
11 tháng 8 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH QUẢNG NAM CẤP TIỂU
HỌC THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày
14/6/2019;
Căn cứ Thông tư số
32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc
ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;
Căn cứ Công văn số 3036/BGDĐT-GDTH
ngày 20/7/2021 về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện nội dung giáo dục của địa
phương cấp tiểu học và Công văn số 5576/BGDDT-GDTH ngày 02/12/2021 của Giáo dục
và Đào tạo về hướng dẫn biên soạn, thẩm định nội dung giáo dục: "Địa
phương em" trong Chương trình môn Lịch sử, Địa lý lớp 4 cấp tiểu học;
Xét đề nghị của Sở Giáo dục
và Đào tạo tỉnh Quảng Nam tại Tờ trình số 157/TTr-SGDĐT ngày 03 tháng 8 năm
2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Đề cương giáo dục địa phương tỉnh Quảng Nam
cấp tiểu học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 kèm theo Quyết định này
(sau đây gọi là Đề cương).
Điều 2.
Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tổ chức biên soạn
tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Quảng Nam cấp tiểu học theo Đề cương được phê
duyệt và hướng dẫn tổ chức dạy học đúng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở
Giáo dục và Đào tạo; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định
thi hành.
Quyết định có hiệu lực kể từ
ngày ký và thay thế Quyết định số 2445/QĐ-UBND ngày 04/9/2020 của UBND tỉnh Quảng
Nam./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TTTU, TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Ban VH-XH HĐND tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX (Hạnh).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Văn Tân
|
ĐỀ CƯƠNG
GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH QUẢNG NAM CẤP TIỂU HỌC THEO CHƯƠNG
TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018
(Kèm theo Quyết định số: 2106/QĐ-UBND ngày 11 tháng 8 năm 2022 của UBND tỉnh
Quảng Nam)
I. Định hướng
về nội dung giáo dục
1. Định
hướng chung
Nội dung giáo dục địa phương
trong chương trình giáo dục phổ thông thực hiện theo Thông tư số
32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm những vấn
đề cơ bản và những vấn đề thời sự về văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội,
môi trường, hướng nghiệp... của địa phương, bổ sung cho nội dung giáo dục bắt
buộc chung thống nhất trong cả nước, nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết
về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức trách nhiệm
và vận dụng những điều đã học để góp phần xây dựng quê hương.
Ở cấp tiểu học, nội dung giáo dục
của địa phương được tích hợp với Hoạt động trải nghiệm và các môn học. Ở cấp
trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông, nội dung giáo dục của địa phương có
vị trí tương đương các môn học khác.
2. Định
hướng nội dung ở cấp tiểu học
Nội dung giáo dục địa phương cấp
tiểu học thực hiện theo Công văn số 3536/BGDĐT-GDTH ngày 19/8/2019 về việc biên
soạn, thẩm định nội dung giáo dục địa phương cấp tiểu học trong Chương trình
giáo dục phổ thông 2018; Công văn số 3036/BGDĐT-GDTH ngày 20/7/2021 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện nội dung giáo dục của địa
phương cấp tiểu học; Công văn số 5576 /BGDĐT-GDTH ngày 02/12/2021 về hướng dẫn
biên soạn, thẩm định nội dung giáo dục: "Địa phương em" trong Chương
trình môn Lịch sử, Địa lí lớp 4 cấp tiểu học gồm một số vấn đề cơ bản:
- Lịch sử hình thành và phát
triển, truyền thống quê hương; lễ hội, nghệ thuật truyền thống, di tích lịch sử,
danh nhân văn hóa; phong tục, tập quán địa phương.
- Địa lí, dân cư; cảnh quan
thiên nhiên, môi trường tự nhiên; ngành nghề, làng nghề truyền thống của địa
phương.
- Một số nội dung về kinh tế,
xã hội, chính sách an sinh xã hội; giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kĩ
năng sống; xây dựng nếp sống văn minh, tôn trọng kỉ cương, pháp luật; bảo vệ
môi trường tự nhiên tại địa phương.
3. Mạch
kiến thức và yêu cầu cần đạt
Chủ đề/ mạch kiến thức
|
Yêu cầu cần đạt
|
Quê hương em
|
- Nêu được một số nét khái
quát về vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên của địa phương.
- Nêu được một số hoạt động của
người dân ở địa phương.
- Nêu được tên và vai trò của
một số công trình công cộng ở địa phương.
- Giới thiệu được những nét
cơ bản về cảnh quan thiên nhiên, con người, sản vật, một số hoạt động sản xuất...
ở địa phương.
- Có ý thức bảo vệ môi trường
ở địa phương.
- Bày tỏ được tình cảm, sự gắn
bó của bản thân với địa phương.
|
Danh lam thắng cảnh quê em
|
- Nêu được tên, vị trí của một
số cảnh đẹp tiêu biểu của địa phương.
- Nhận biết được một số cảnh
đẹp của địa phương qua hình ảnh/video...
- Nêu được cảm nhận của bản
thân đối với danh lam thắng cảnh/cảnh đẹp đó.
- Giới thiệu được về danh lam
thắng cảnh/cảnh đẹp của địa phương bằng các hình thức khác nhau phù hợp với lứa
tuổi.
- Nhận biết và thực hiện được
những việc làm phù hợp để bảo vệ môi trường danh lam thắng cảnh/cảnh đẹp đó.
|
Nghề/làng nghề truyền thống
|
- Nêu được tên, vị trí, khái
quát lịch sử một số làng nghề truyền thống của địa phương.
- Nêu được các bước chính để
làm ra sản phẩm của nghề/làng nghề truyền thống.
- Kể tên một số sản phẩm của
nghề/làng nghề truyền thống của địa phương.
- Trình bày được ở mức độ đơn
giản vai trò của nghề/làng nghề truyền thống và các sản phẩm của nghề/làng
nghề truyền thống đó có ảnh hưởng tích cực đến việc phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội của địa phương.
- Trải nghiệm và giới thiệu
được làng nghề truyền thống của địa phương.
- Có ý thức bảo vệ và phát
triển làng nghề truyền thống cũng như môi trường làng nghề bằng những việc
làm phù hợp với lứa tuổi.
|
Phong tục tập quán
|
- Biết được tên nhà ở, trang
phục, món ăn, nghi lễ,...truyền thống của một số dân tộc ở địa phương.
- Nhận biết được nhà ở, trang
phục, món ăn, nghi lễ...truyền thống của một số dân tộc ở địa phương qua hình
ảnh, video...
- Mô tả/giới thiệu được về
nhà ở, trang phục, món ăn, nghi lễ,... truyền thống của một số dân tộc ở địa
phương bằng những hình thức khác nhau phù hợp với lứa tuổi.
- Có ý thức giữ gìn phong tục
tập quán tốt đẹp của dân tộc mình và các dân tộc khác.
|
Các loại hình nghệ thuật truyền thống
|
- Kể được tên một số loại
hình nghệ thuật truyền thống ở địa phương.
- Nhận biết được một số loại
hình nghệ thuật truyền thống của địa phương qua hình ảnh, video.
- Nêu được những nét khái
quát về nguồn gốc, nội dung, giá trị của một số loại hình nghệ thuật truyền
thống của địa phương.
- Mô phỏng, thực hành ở mức độ
đơn giản một loại nghệ thuật tiêu biểu của địa phương phù hợp với lứa tuổi.
- Trân trọng, giữ gìn nét đẹp
nghệ thuật truyền thống của địa phương.
|
Lễ hội truyền thống
|
- Nêu được tên, địa điểm diễn
ra một số lễ hội truyền thống của địa phương.
- Nêu được/ mô tả được một số
hoạt động chính diễn ra trong lễ hội; mục đích, ý nghĩa của lễ hội.
- Giới thiệu và bước đầu quảng
bá được về các lễ hội truyền thống của địa phương.
- Thực hiện được một số việc
làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi để bảo đảm an toàn, văn minh và bảo vệ môi
trường nơi diễn ra lễ hội.
|
Trò chơi dân gian
|
- Kể tên một số trò chơi dân
gian tiêu biểu của địa phương
- Giới thiệu được cách chơi của
một số trò chơi dân gian tiêu biểu của địa phương;
- Thực hành chơi các trò
chơi;
- Có ý thức đảm bảo an toàn
khi chơi trò chơi; giữ gìn, bảo tồn trò chơi dân gian của địa phương.
|
Di tích lịch sử - văn hóa
|
- Kể tên một số di tích lịch
sử - văn hóa tiêu biểu của địa phương.
- Giới thiệu khái quát được về
lịch sử hình thành, đặc điểm, vai trò của di tích lịch sử - văn hóa.
- Thực hiện những việc làm phù
hợp với lứa tuổi để bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa.
|
Một số nhân vật tiêu biểu/ Danh nhân
|
- Kể tên một số danh nhân hoặc
nhân vật tiêu biểu ở địa phương.
- Trình bày được những nét
khái quát về danh nhân hoặc nhân vật tiêu biểu ở địa phương (năm sinh, năm mất,
đóng góp chính...).
- Trân trọng những đóng góp của
thế hệ trước, học tập những đức tính tốt đẹp; kế thừa, phát huy truyền thống
qua các việc làm phù hợp với lứa tuổi.
|
II. Ma trận
nội dung
TT
|
Mạch kiến thức
|
Lớp 1
|
Lớp 2
|
Lớp 3
|
Lớp 4
|
Lớp 5
|
1
|
Quê hương em
|
Nơi em ở
|
Công trình công cộng ở Quảng
Nam
|
|
Thiên nhiên và con người Quảng
Nam
|
Bảo vệ môi trường/vệ sinh an
toàn thực phẩm
|
Phong trào giúp bạn vượt khó
|
Lịch sử và văn hóa truyền thống
ở Quảng Nam (Nội dung cụ thể hai chủ đề này thực hiện theo Công văn số
5576/BGDDT-GDTH của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
|
2
|
Các loại hình nghệ thuật /Lễ
hội truyền thống/trò chơi dân gian
|
Trò chơi dân gian
|
Lễ hội Mừng lúa mới
|
Trò chơi và hát bài chòi
|
Lễ hội Bà Phường Chào
|
Lễ hội Cầu bông
|
Lễ hội Bà Thu Bồn
|
3
|
Di tích lịch sử-văn hóa/danh
nhân
|
Tổng đốc Hoàng Diệu
|
Nhà lưu niệm Huỳnh Thúc Kháng
Phố cổ Hội An
|
Nhà yêu nước Phan Châu Trinh
|
Khu Đền tháp Mỹ Sơn
|
Địa đạo Kỳ Anh
|
4
|
Phong tục, tập quán
|
Món ăn truyền thống
|
|
Cây nêu trong đời sống văn
hoá ở Quảng Nam
|
|
Văn hóa làng các dân tộc thiểu
số ở Quảng Nam
|
Trang phục truyền thống
|
5
|
Danh lam thắng cảnh
|
Những dòng suối đẹp ở Quảng
Nam
|
Sông Thu Bồn
|
Những bãi biển đẹp ở Quảng
Nam
|
Hòn Kẽm Đá Dừng
|
Cù Lao Chàm
|
6
|
Nghề/làng nghề truyền thống địa
phương
|
Nghề dệt chiếu cói Bàn Thạch
|
Làng gốm Thanh Hà
|
Làng rau Trà Quế
|
Nghề đúc đồng Phước Kiều
|
Nghề dệt lụa Mã Châu
|
III. Tên và
cấu trúc tài liệu
- Tên tài liệu: Tài liệu Giáo dục
địa phương tỉnh Quảng Nam - lớp 1 (hoặc 2/3/4/5).
- Cấu trúc tài liệu: 02 trang bìa
- Kí hiệu dùng trong tài liệu - Lời nói đầu - Mục lục - Các chủ đề - Trích nguồn
tác giả ảnh.
- Cấu trúc mỗi chủ đề: Khởi động
- Khám phá - Thực hành - Vận dụng.
- Các nội dung biên soạn ở mỗi
chủ đề có tính tương đối độc lập nên tùy vào điều kiện của cơ sở giáo dục, nhà
trường có thể lựa chọn các chủ đề dạy phù hợp với điều kiện, thời điểm, sự cần
thiết với các vấn đề đặt ra ở địa phương./.