Nghị quyết 03/2017/NQ-HĐND về hỗ trợ phát triển cây trồng, con nuôi tạo sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025

Số hiệu 03/2017/NQ-HĐND
Ngày ban hành 23/05/2017
Ngày có hiệu lực 01/07/2017
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Trị
Người ký Nguyễn Văn Hùng
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

HỘI ĐNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/2017/NQ-HĐND

Quảng Trị ngày 23 tháng 05 năm 2017

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ CÂY TRỒNG, CON NUÔI TẠO SẢN PHẨM CHỦ LỰC CÓ LỢI THẾ CẠNH TRANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2017- 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
KHÓA VII, KỲ HỌP THỨ 4

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 2194/2009/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển giống cây trồng, lâm nghiệp, ging vật nuôi và ging thủy sản đến năm 2020;

Xét Tờ trình s1095/TTr-UBND ngày 24/3/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về đề nghị thông qua Đề án "Phát triển một số cây trng, con nuôi chủ lực có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025"; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển một số cây trồng, con nuôi tạo sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025 với các nội dung chủ yếu sau:

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu tổng quát

Phát huy tiềm năng lợi thế từng vùng, sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, lao động, nguồn vốn để tổ chức sản xuất cây cao su; cà phê chè; hồ tiêu; cây ăn quả đặc sản và dược liệu; lúa chất lượng cao, lúa đặc sản; gỗ nguyên liệu; con bò và con tôm, tạo sự đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường, gia tăng thu nhập cho nông dân, doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần xây dựng nông thôn mới, ổn định chính trị - xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Cà phê: Duy trì và ổn định diện tích từ 5.300 - 5.500 ha, đưa năng suất đạt 2 - 2,5 tấn/ha, tăng gấp 1,2-1,5 lần so với hiện nay. Đến năm 2020, xây dựng thành công các mô hình tái canh cà phê chè bằng giống mới. Đến năm 2025, diện tích cà phê già ci cơ bản được tái canh bằng bộ giống cà phê chè chất lượng cao, đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật, có 5% diện tích cà phê áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm vào sản xuất.

b) Hồ tiêu: Diện tích hồ tiêu đến năm 2020: 2.500 ha - 2.700 ha, đến năm 2025: 3.000 ha; năng suất đạt trên 2 tấn/ha, sản lượng đạt 5.000 - 6.000 tấn. Năm 2020, có 10% và năm 2025 có 15% diện tích trồng hồ tiêu ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm. Xây dựng được 5-7 vườn cây đầu dòng hồ tiêu để nhân giống.

c) Cao su: Nâng diện tích cao su toàn tỉnh lên 22.000 - 23.000 ha năm 2020 và 25.000 ha năm 2025. Sản lượng khai thác ước đạt 20.000 - 27.000 tấn. Tập trung vào quy hoạch chuyển đổi rừng sản xuất kém hiệu quả sang trồng cao su hoặc mở rộng diện tích ở các vùng có điều kiện, tập trung ở các huyện: Vĩnh Linh, Cam Lộ, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng, Hướng Hóa.

d) Cây ăn quả đặc sản và cây dược liệu: Khai thác tiềm năng lợi thế các vùng gò đồi phía Tây tỉnh Quảng Trị bằng việc mở rộng diện tích cây ăn quả đặc sản, cây dược liệu đạt 10.000 ha năm 2020 và 12.000 ha năm 2025. Trong đó, diện tích chuối đạt 5.000 - 6.000 ha; diện tích trồng dứa đạt tối thiểu 1.000 ha năm 2020 và 2.000 ha năm 2025; mrộng diện tích bơ, cam, cây dược liệu... ở những vùng phù hợp.

đ) Gỗ nguyên liệu: Duy trì ổn định diện tích trồng rừng sản xuất bằng các loài keo: 80.000 ha, nâng cao năng suất lên trên 20 m3/ha/năm, tăng diện tích rừng có chứng ch FSC lên 42.000 ha/năm và phấn đấu đạt 20-25% diện tích rừng trồng kinh doanh gỗ lớn vào năm 2020.

e) Lúa chất lượng cao, lúa đặc sản: Diện tích gieo trồng giống lúa chất lượng cao đạt 34.500 ha năm 2020 và 37.000 ha năm 2025, tập trung ở các huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ. Lựa chọn được 2 - 3 giống lúa chất lượng cao chủ lực để xây dựng thương hiệu “Gạo sạch Quảng Trị”. Xây dựng và mở rộng mô hình liên kết giữa HTX, tổ hợp tác với Doanh nghiệp trong sản xuất gạo sạch, gạo hữu cơ.

f) Con bò: Tổng đàn bò ổn định 70.000 con vào năm 2020 và 75.000 con vào năm 2025; nâng tỷ lệ đàn bò lai Zebu lên trên 50% tổng đàn bò vào năm 2020 và trên 70% tổng đàn bò vào năm 2025.

g) Con tôm:

- Tôm thẻ chân trắng: Phát triển nuôi thâm canh ở vùng cát bãi ngang ven biển. Đến năm 2020, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng đạt 1.000 ha, sản lượng đạt 6.000 tấn; năng suất đạt từ 6 - 7 tấn/ha. Định hướng đến năm 2025, duy trì ổn định diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng, tập trung nâng cao năng sut và giá trị sản phẩm, sản lượng đạt 7.000 tấn.

- Tôm sú: Phát triển nuôi thâm canh và bán thâm canh ở các vùng cửa sông; đến năm 2020 diện tích nuôi tôm sú đạt 500 ha, sản lượng đạt 800 tn; năng sut đạt t 1,5 - 2 tấn/ha. Định hướng đến năm 2025, duy trì ổn định diện tích nuôi tôm sú tập trung nâng cao năng suất và giá trị sản phẩm, sản lượng đạt 1.000 tn.

II. Chính sách phát triển một số cây trồng, con nuôi tạo sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

1. Đối tượng hưởng chính sách bao gồm: Doanh nghiệp, hợp tác xã, thợp tác, chủ trang trại, gia trại, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoặc hợp tác đầu tư phát triển sản xuất; tiêu thụ sản phẩm; tổ chức sơ chế, chế biến; hỗ trợ ng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật, cung ứng các dịch vụ liên quan đến 6 cây trồng, 2 con nuôi tạo sản phẩm chủ lực của tỉnh.

2. Chính sách đối với nhóm cây tạo sản phẩm chủ lực phục vụ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến

a) Cà phê:

[...]