Quyết định 21/2008/QĐ-UBND về quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm Dứa Cayenne Đơn Dương do tỉnh Lâm Đồng ban hành
Số hiệu | 21/2008/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 04/06/2008 |
Ngày có hiệu lực | 14/06/2008 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Lâm Đồng |
Người ký | Huỳnh Đức Hòa |
Lĩnh vực | Thương mại,Sở hữu trí tuệ |
ỦY BAN
NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2008/QĐ-UBND |
Đà Lạt, ngày 04 tháng 6 năm 2008 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH “QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM DỨA CAYENNE ĐƠN DƯƠNG”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/2/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
Theo đề nghị của UBND huyện Đơn Dương tại Công văn số 474/UBND ngày 17/4/2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm Dứa Cayenne Đơn Dương”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./-
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN
LÝ VÀ SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM “DỨA CAYENNE ĐƠN DƯƠNG”
(Ban hành theo Quyết định số 21/2008/QĐ-UBND ngày 04 tháng 6 năm 2008 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
Quy chế này nhằm tập hợp các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện Đơn Dương cùng xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Dứa Cayenne Đơn Dương” thành một nhãn hiệu có uy tín của cộng đồng những người trồng, sản xuất, kinh doanh dứa của địa phương.
Điều 2. Phạm vi, đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về quản lý và sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận “Dứa Cayenne Đơn Dương” cho sản phẩm dứa được sản xuất và kinh doanh trên địa bàn huyện Đơn Dương.
2. Quy chế này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận và các tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh dứa trên địa bàn huyện Đơn Dương.
Trong Quy chế này, các từ ngữ được sử dụng có nghĩa như sau:
1. Nhãn hiệu chứng nhận được đề cập trong quy chế này là Nhãn hiệu chứng nhận “Dứa Cayenne Đơn Dương” áp dụng cho các sản phẩm dứa được sản xuất và kinh doanh trên địa bàn huyện Đơn Dương.
2. Văn bản chấp thuận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Dứa Cayenne Đơn Dương” là Văn bản do cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận cấp cho các tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh dứa trên địa bàn Đơn Dương khi đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Quy chế này.
ỦY BAN
NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2008/QĐ-UBND |
Đà Lạt, ngày 04 tháng 6 năm 2008 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH “QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM DỨA CAYENNE ĐƠN DƯƠNG”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/2/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
Theo đề nghị của UBND huyện Đơn Dương tại Công văn số 474/UBND ngày 17/4/2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm Dứa Cayenne Đơn Dương”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./-
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN
LÝ VÀ SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM “DỨA CAYENNE ĐƠN DƯƠNG”
(Ban hành theo Quyết định số 21/2008/QĐ-UBND ngày 04 tháng 6 năm 2008 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
Quy chế này nhằm tập hợp các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện Đơn Dương cùng xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Dứa Cayenne Đơn Dương” thành một nhãn hiệu có uy tín của cộng đồng những người trồng, sản xuất, kinh doanh dứa của địa phương.
Điều 2. Phạm vi, đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về quản lý và sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận “Dứa Cayenne Đơn Dương” cho sản phẩm dứa được sản xuất và kinh doanh trên địa bàn huyện Đơn Dương.
2. Quy chế này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận và các tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh dứa trên địa bàn huyện Đơn Dương.
Trong Quy chế này, các từ ngữ được sử dụng có nghĩa như sau:
1. Nhãn hiệu chứng nhận được đề cập trong quy chế này là Nhãn hiệu chứng nhận “Dứa Cayenne Đơn Dương” áp dụng cho các sản phẩm dứa được sản xuất và kinh doanh trên địa bàn huyện Đơn Dương.
2. Văn bản chấp thuận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Dứa Cayenne Đơn Dương” là Văn bản do cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận cấp cho các tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh dứa trên địa bàn Đơn Dương khi đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Quy chế này.
3. Dứa được đề cập trong quy chế này là loại dứa được trồng từ giống dứa Cayenne trên địa bàn huyện Đơn Dương.
Điều 4. Chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận
Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng là chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận “Dứa Cayenne Đơn Dương” và ủy quyền cho Uỷ ban nhân dân huyện Đơn Dương thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Đăng ký xác lập quyền sở hữu đối với Nhãn hiệu chứng nhận “Dứa Cayenne Đơn Dương”
2. Quản lý, kiểm soát việc sử dụng và cấp Văn bản chấp thuận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Dứa Cayenne Đơn Dương” theo các qui định tại Quy chế này.
Điều 5. Điều kiện được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
Tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh dứa trên địa bàn huyện Đơn Dương được sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận nếu đáp ứng các điều kiện sau:
1. Có hoạt động sản xuất và kinh doanh dứa thực sự trên địa bàn huyện Đơn Dương.
2. Tuân thủ nghiêm ngặt và đầy đủ các yêu cầu quy định trong suốt quá trình từ sản xuất đến lưu thông nhằm đảm bảo sản phẩm có đặc tính, chất lượng quy định.
3. Cam kết tuân thủ nghiêm ngặt và đầy đủ các nội dung trong Văn bản chấp thuận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm “Dứa Cayenne Đơn Dương” trong quá trình sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
4. Được cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận cấp Văn bản chấp thuận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm “Dứa Cayenne Đơn Dương”.
Điều 6. Biểu trưng của nhãn hiệu chứng nhận
Nhãn hiệu chứng nhận “Dứa Cayenne Đơn Dương” được thể hiện tại phụ lục 1 kèm theo của Quy chế này.
Điều 7. Bản đồ vùng sản xuất và kinh doanh dứa mang nhãn hiệu chứng nhận
Vùng sản xuất và kinh doanh dứa mang nhãn hiệu chứng nhận “Dứa Cayenne Đơn Dương” được xác định theo bản đồ - phụ lục 2 kèm theo của Quy chế này.
CÁC ĐẶC TÍNH CỦA SẢN PHẨM DỨA MANG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN “DỨA CAYENNE ĐƠN DƯƠNG”
Điều 8. Sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận
Sản phẩm dứa mang nhãn hiệu chứng nhận “Dứa Cayenne Đơn Dương” là loại dứa được trồng từ giống dứa Cayenne tại huyện Đơn Dương.
Điều 9. Các đặc tính chất lượng
Các đặc trưng về ngoại quan và các chỉ tiêu hoá lý được nêu tại quy chế này - phụ lục 3 kèm theo.
Điều 10. Phương pháp đánh giá các đặc tính chất lượng
1. Phương pháp lấy mẫu: Mẫu sản phẩm để đánh giá chất lượng phải được lấy ngẫu nhiên của lô hàng mang nhãn hiệu do Cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận thực hiện cùng với tổ chức/cá nhân.
2. Phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm: Các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận phải được đánh giá theo phương pháp quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN); trường hợp phương pháp thử không có trong Tiêu chuẩn Việt Nam, phương pháp đánh giá chất lượng sẽ do cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận và tổ chức, cá nhân xác định.
3. Phòng kiểm nghiệm: Việc đánh giá chất lượng mẫu sản phẩm phải được thực hiện tại các phòng thử nghiệm đã được chứng nhận VILAS hoặc các phòng kiểm nghiệm trong hệ thống đã được VILAS thừa nhận lẫn nhau.
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN
Điều 11. Cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận
Ủy ban nhân dân huyện Đơn Dương là cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận thực hiện chức năng cấp Văn bản chấp thuận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, quản lý và kiểm soát việc sử dụng và chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Dứa Cayenne Đơn Dương” theo đúng các quy định tại Quy chế này.
Điều 12. Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận
Cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận có nhiệm vụ sau:
1. Kiểm tra và tổ chức đánh giá chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Dứa Cayenne Đơn Dương”.
2. Cấp Văn bản chấp thuận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Dứa Cayenne Đơn Dương” cho các tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện quy định tại Quy chế này.
3. Quản lý việc sử dụng nhãn hiệu của các tổ chức, cá nhân đã được cấp Văn bản chấp thuận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Dứa Cayenne Đơn Dương”.
4. Phát hiện và đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm các quy định về sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Dứa Cayenne Đơn Dương”.
5. Phổ biến và cung cấp đầy đủ mọi thông tin cần thiết và liên quan đến nhãn hiệu chứng nhận cho các tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN
Điều 13. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Dứa Cayenne Đơn Dương” phải gửi đơn đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện Đơn Dương cấp Văn bản chấp thuận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Dứa Cayenne Đơn Dương”. (theo mẫu quy định).
2. Trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn đề nghị của các tổ chức, cá nhân, Uỷ ban nhân dân huyện Đơn Dương phải tiến hành kiểm tra thực tế hoạt động sản xuất và kinh doanh của tổ chức, cá nhân yêu cầu và đánh giá chất lượng thông qua việc lấy mẫu và gởi mẫu sản phẩm tới các phòng kiểm nghiệm để đánh giá.
3. Trong thời hạn 30 ngày làm việc Uỷ ban nhân dân huyện Đơn Dương phải ra quyết định cấp hoặc không cấp Văn bản chấp thuận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Dứa Cayenne Đơn Dương”. Trong trường hợp từ chối, phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
Điều 14. Văn bản chấp thuận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
1. Văn bản chấp thuận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Dứa Cayenne Đơn Dương” phải có các nội dung sau:
a) Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân được cấp Văn bản chấp thuận;
b) Điện thoại, Fax, Email (nếu có);
c) Loại sản phẩm được cấp Văn bản chấp thuận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
d) Mẫu nhãn hiệu chứng nhận “Dứa Cayenne Đơn Dương”;
đ) Thời hạn sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận “Dứa Cayenne Đơn Dương”;
e) Quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp Văn bản chấp thuận;
g) Họ tên, chữ ký của đại diện và dấu của cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận.
2. Văn bản chấp thuận quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận “Dứa Cayenne Đơn Dương” được làm thành 01 bản chính và trao cho tổ chức, cá nhân nộp đơn đề nghị. Mỗi Văn bản chấp thuận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận sẽ được cập nhật theo số thứ tự liên tục vào Sổ quản lý Văn bản chấp thuận quyền sử dụng nhãn hiệu của cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận. Trong trường hợp có yêu cầu cấp thêm các bản sao của Văn bản chấp thuận thì cơ quan quản lý sẽ cấp (tối đa không quá 10 bản) nhưng trên bản sao phải có chữ “BẢN SAO” để phân biệt.
3. Văn bản chấp thuận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Dứa Cayenne Đơn Dương” có thời hạn 05 năm.
4. Cấp lại Văn bản chấp thuận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Dứa Cayenne Đơn Dương” đối với các trường hợp sau:
a) Đối với trường hợp tổ chức, cá nhân đã được cấp Văn bản chấp thuận quyền sử dụng nhãn hiệu nhưng bị mất thì làm công văn đề nghị cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận cấp lại bản mới.
b) Đối với trường hợp hết thời hạn quy định mà trong quá trình sử dụng không vi phạm quy chế thì chỉ cần có đơn xin cấp lại và nộp chi phí theo quy định thì cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận sẽ cấp lại.
c) Đối với trường hợp đã được cấp Văn bản chấp thuận nhưng trong quá trình sử dụng có vi phạm nhưng chưa đến mức phải thu hồi thì các thủ tục đề nghị được cấp làm lại như lần đầu.
d) Đối với trường hợp đã được cấp Văn bản chấp nhưng trong quá trình sử dụng có vi phạm đến mức phải thu hồi, thì phải sau thời gian 01 năm kể từ ngày thu hồi giấy mời đuợc xét cấp và thủ tục đề nghị được cấp làm lại như lần đầu.
Điều 15. Sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
Các tổ chức, cá nhân khi sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận:
1. Có thể sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận trên bao bì sản phẩm, phương tiện kinh doanh, thư từ giao dịch, phương tiện quảng cáo.
2. Phải sử dụng đúng và chính xác dấu hiệu của Nhãn hiệu chứng nhận gồm cả tên nhãn hiệu và hình ảnh logo.
3. Chỉ sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cho các loại sản phẩm dứa đã được cơ quan quản lý cấp Văn bản chấp thuận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Dứa Cayenne Đơn Dương”.
4. Được sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận được sử dụng kèm với nhãn hiệu riêng của tổ chức, cá nhân, nhưng không được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Dứa Cayenne Đơn Dương” làm nhãn hiệu chính cho sản phẩm của mình.
5. Không được tự ý chuyển giao quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả trường hợp tự cho phép sử dụng giữa các đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty, công ty mẹ với công ty con và ngược lại.
6. Nghiêm cấm mọi hành vi sử dụng, hình thức sử dụng có hoặc không có nhãn hiệu chứng nhận nhưng làm sai lệch nhận thức hoặc gây ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của nhãn hiệu chứng nhận; mọi hình thức đưa thông tin sai về nhãn hiệu chứng nhận hoặc làm dụng nhãn hiệu chứng nhận gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Điều 16. Quản lý việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
1. Cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận có thể kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc sử dụng nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân được cấp Văn bản chấp thuận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận để nhằm duy trì và đảm bảo những tiêu chuẩn và đặc tính riêng của sản phẩm mang Nhãn hiệu chứng nhận “Dứa Cayenne Đơn Dương”.
2. Cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận có quyền ra quyết định đình chỉ hoặc thu hồi vĩnh viễn việc sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận đối với tổ chức, cá nhân trong các trường hợp sau:
a) Tổ chức, cá nhân đó không còn đáp ứng điều kiện sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Điều 5, Quy chế này.
b) Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về sử dụng nhãn hiệu chứng nhận tại Điều 15 của Quy chế này.
3. Cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận có nghĩa vụ đề nghị các cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật khi phát hiện có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu chứng nhận để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân được cấp Văn bản chấp thuận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Dứa Cayenne Đơn Dương”.
Điều 17. Kiểm soát chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận
1. Định kỳ cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận sẽ cùng tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu lấy mẫu sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận để đánh giá chất lượng.
2. Trong trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ về chất lượng của sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận, cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận có quyền đột xuất yêu cầu tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu lấy mẫu để kiểm tra, đánh giá chất lượng của sản phẩm.
3. Việc kiểm tra, đánh giá định kỳ chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận đối với mỗi tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu không được quá 02 lần trong một năm.
Điều 18. Chi phí tổ chức, cá nhân phải trả cho việc cấp Văn bản chấp thuận, bảo vệ nhãn hiệu chứng nhận
1. Chi phí cấp Văn bản chấp thuận quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận; chi phí thường niên duy trì Nhãn hiệu chứng nhận và chi phí kiểm nghiệm cho việc đánh giá để được cấp văn bản chấp thuận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận và kiểm tra chất lượng định kỳ hay đột xuất trong quá trình sử dụng nhãn hiệu chứng nhận được thực hiện theo sự thoả thuận giữa cơ quan quản lý nhãn hiệu và các tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu trên cơ sở đảm bảo cho việc cấp Văn bản chấp thuận quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận, quản lý việc sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận và phải thông qua hợp đồng.
2. Chi phí thu được nộp vào ngân sách huyện và được sử dụng một phần cho những chi phí cần thiết trong công tác quản lý nhãn hiệu chứng nhận và phục vụ công tác tuyên truyền quảng bá nhãn hiệu. Mọi chi phí được quyết toán theo chế độ tài chính quy định.
QUYỀN LỢI VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THAM GIA NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN
Điều 19. Quyền lợi khi tham gia nhãn hiệu chứng nhận
1. Tất cả các cá nhân, tổ chức sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoàn toàn bình đẳng về quyền, lợi ích cũng như nghĩa vụ liên quan đến nhãn hiệu chứng nhận.
2. Các tổ chức, cá nhân được cấp Văn bản chấp thuận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận đều có quyền:
a) Gắn nhãn hiệu chứng nhận trên bao bì cho loại sản phẩm đã được cấp Văn bản chấp thuận quyền sử dụng nhãn hiệu do mình sản xuất, kinh doanh.
b) Có quyền khai thác, sử dụng và hưởng các lợi ích kinh tế phát sinh từ nhãn hiệu chứng nhận.
c) Được nhà nước bảo hộ quyền sử dụng hợp pháp nhãn hiệu chứng nhận “Dứa Cayenne Đơn Dương”.
3. Khi các tổ chức, cá nhân được cấp Văn bản chấp thuận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Dứa Cayenne Đơn Dương” không còn nhu cầu sử dụng nhãn hiệu có trách nhiệm thông báo đến cơ quan quản lý để làm các thủ tục thu hồi giấy chứng nhận.
Điều 20. Trách nhiệm khi tham gia nhãn hiệu chứng nhận
1. Thực hiện đầy đủ các nội dung của Điều 15,17,18 của Quy chế này.
2. Tuân thủ nghiêm ngặt và đầy đủ các quy định liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận nhằm duy trì, bảo vệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển giá trị tài sản trí tuệ đối với nhãn hiệu chứng nhận “Dứa Cayenne Đơn Dương”.
3. Duy trì và bảo đảm chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Dứa Cayenne Đơn Dương”.
Các hành vi vi phạm quyền sở hữu và quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận theo Quy chế này bao gốm :
1. Hành vi sử dụng nhãn hiệu chứng nhận của các tổ chức, cá nhân được cấp Văn bản chấp thuận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận theo quy chế này nhưng không thực hiện đầy đủ các yêu cầu theo Điều 20 của Quy chế này;
2. Hành vi sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cho các loại sản phẩm dứa chưa được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận của các tổ chức cá nhân trên địa bàn Đơn Dương;
3. Hành vi sử dụng nhãn hiệu chứng nhận của tất cả các tổ chức, cá nhân khác khi chưa được sự cho phép của chủ nhãn hiệu chứng nhận.
Tùy theo mức độ, các hành vi vi phạm quyền sở hữu và quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận có thể bị xử lý như sau :
1. Tạm đình chỉ hoặc tước quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận đối với tổ chức, cá nhân có hành vi quy định tại khoản 1 Điều 21 của Quy chế này.
2. Yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, 3 Điều 21 của Quy chế này.
1. Bất kỳ tổ chức, cá nhân nào phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu chứng nhận này đều có quyền yêu cầu Uỷ ban nhân dân huyện Đơn Dương xử lý hành vi xâm phạm.
2. Các tổ chức, cá nhân khi sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải tuân thủ tất cả các quy định tại Quy chế này. Trường hợp vi phạm, tùy theo mức độ người vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật hiện hành và những quy định khác có liên quan.
3. Uỷ ban nhân dân huyện Đơn Dương có trách nhiệm theo dõi và xử lý các trường hợp sai phạm hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật./-
BẢNG CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM DỨA MANG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN “DỨA CAYENNE ĐƠN DƯƠNG”
1. Hình thái quả:
STT |
Tên chỉ tiêu |
Mức chất lượng |
1 |
Hình thái quả |
Hình trụ |
2 |
Trọng lượng quả |
≥ 1,5 kg |
3 |
Đường kính quả |
≥ 11 cm |
4 |
Chiều dài quả |
≥ 14 cm |
2. Các chỉ tiêu hóa lý:
STT |
Tên chỉ tiêu |
Mức chất lượng |
1 |
Hàm lượng nước (%) |
≥ 35 |
2 |
Hàm lượng Acid hữu cơ (%) |
≥ 10.4 |
3 |
Hàm lượng Vitamin (mg/kg) |
≥ 115 |
4 |
Hàm lượng Đường (%) |
≥ 14.2 |
5 |
Hàm lượng chất xơ (%) |
≥ 1.1 |
3. Các chỉ tiêu vi sinh, hàm lượng kim loại nặng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật: Thực hiện theo quy định tại danh mục tiêu chuẩn vệ sịnh đối với lương thực, thực phẩm được ban hành theo Quyết định 867/1998/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ y tế ngày 4 tháng 4 năm 1998.