BỘ
CÔNG THƯƠNG
-----
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
|
Số:
21/2008/QĐ-BCT
|
Hà
Nội, ngày 31 tháng 7 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG
THƯƠNG MẠI BIÊN GIỚI VỚI CÁC NƯỚC CÓ CHUNG BIÊN GIỚI VỚI VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số
189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng
Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung
biên giới;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thương mại miền núi,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của
Ban Chỉ đạo hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ
ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 1684/2004/QĐ-BTM ngày 16/11/2004 của
Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc thành lập Ban Chỉ đạo và ban hành Quy chế hoạt
động của Ban Chỉ đạo hoạt động buôn bán hàng hóa qua biên giới giữa Việt Nam với
các nước có chung biên giới.
Điều 3.
Thủ trưởng các Bộ, ngành liên quan, Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân các tỉnh biên giới đất liền; Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các Vụ, Cục liên
quan và Vụ trưởng Vụ Thương mại miền núi của Bộ Công Thương chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc Chính phủ;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ Công Thương;
- Như Điều 3;
- UBND các tỉnh biên giới;
- Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương;
- Lưu: VT, TMMN.
|
BỘ
TRƯỞNG
Vũ Huy Hoàng
|
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG THƯƠNG
MẠI BIÊN GIỚI VỚI CÁC NƯỚC CÓ CHUNG BIÊN GIỚI VỚI VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 21/2008/QĐ-BCT ngày 31 tháng
7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
Chương I.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
1. Quy chế này quy định hoạt động
của Ban Chỉ đạo hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới
với Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo), trách nhiệm của các bộ ngành
liên quan, Uỷ ban nhân dân các tỉnh biên giới, các thành viên Ban Chỉ đạo, Ban
Chỉ đạo thương mại biên giới cấp tỉnh (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo cấp tỉnh)
và các đơn vị liên quan của Bộ Công Thương trong việc quản lý các hoạt động
thương mại biên giới với các nước có chung biên giới.
2. Các thành viên Ban chỉ đạo,
Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, các đơn vị liên quan của Bộ Công Thương theo chức năng
nhiệm vụ được giao có trách nhiệm thực hiện quy định này đảm bảo các hoạt động
thương mại biên giới ổn định và phát triển.
Điều 2. Nguyên tắc hoạt động
1. Ban Chỉ đạo hoạt
động trên nguyên tắc dân chủ và tuân thủ ý kiến quyết định của Trưởng ban, sau
đó trình Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định; báo cáo Thủ tướng những vấn đề vượt
thẩm quyền.
2. Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh.
Chương II.
NHIỆM VỤ VÀ
QUYỀN HẠN
Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trưởng ban
Chỉ đạo có trách nhiệm:
a) Tổ chức, điều
hành hoạt động của Ban Chỉ đạo;
b) Phân công nhiệm
vụ cho các thành viên;
c) Chịu trách
nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Công Thương về hoạt động của Ban Chỉ đạo.
2. Phó Trưởng ban Thường trực có
trách nhiệm:
a) Giúp Trưởng ban chỉ đạo, điều
hành một số lĩnh vực hoạt động và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về
những nhiệm vụ được phân công;
b) Tổ chức phối hợp công tác giữa
các thành viên Ban Chỉ đạo, đôn đốc các thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện các
nhiệm vụ đã được phân công;
c) Thay mặt Trưởng ban chủ trì các
cuộc họp, làm việc với các Bộ, ngành, địa phương để giải quyết các vấn đề liên
quan đến hoạt động thương mại biên giới.
d) Thực hiện các nhiện vụ khác
do Trưởng ban giao.
3. Các thành viên Ban Chỉ đạo có
trách nhiệm:
a) Chịu trách nhiệm trước Thủ
trưởng các đơn vị liên quan, đồng thời chịu trách nhiệm trước Trưởng ban.
b) Đề xuất ý kiến của Bộ, ngành,
địa phương về các vấn đề liên quan trong việc quản lý các hoạt động thương mại
biên giới.
c) Tham dự đầy đủ các cuộc họp
và các công việc chung của Ban Chỉ đạo; trường hợp thuyên chuyển công tác phải
báo cáo và đề nghị người thay với Trưởng ban.
d) Đại diện cho Bộ, ngành, địa
phương phối hợp làm việc với Bộ, ngành, địa phương khác trong việc quản lý hoạt
động thương mại biên giới thuộc lĩnh vực quan tâm.
4. Các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân
dân các tỉnh biên giới có trách nhiệm:
a) Thông qua đại diện là thành
viên của Ban Chỉ đạo thực hiện tốt cơ chế phối hợp liên ngành nhằm tạo thuận lợi
tối đa cho hoạt động thương mại biên giới phát triển lành mạnh, ổn định và đúng
với các quy định của pháp luật hiện hành.
b) Tạo điều kiện cho các thành
viên tham gia Ban Chỉ đạo tham dự đầy đủ các hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ
do Trưởng ban Ban Chỉ đạo giao.
Chương III.
CHẾ ĐỘ BÁO
CÁO, HỘI HỌP
Điều 5. Chế độ báo cáo
1. Các thành
viên Ban Chỉ đạo có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các báo cáo về tình hình
hoạt động thương mại biên giới thuộc địa bàn, lĩnh vực do mình phụ trách theo định
kỳ (hàng tháng, hàng quý, 6 tháng, năm) hoặc đột xuất theo yêu cầu của Trưởng
ban.
a) Đối với
thành viên Ban Chỉ đạo thuộc các Bộ, ngành: báo cáo tình hình hoạt động thương
mại biên giới thuộc Bộ, ngành quản lý, những vấn đề nổi cộm, những vướng mắc
khó khăn phát sinh và kiến nghị biện pháp giải quyết.
b) Đối với Ban
Chỉ đạo cấp tỉnh: báo cáo tình hình hoạt động thương mại trên tuyến biên giới của
tỉnh về: xuất nhập khẩu chính ngạch, tiểu ngạch và buôn bán của cư dân biên giới
qua các cửa khẩu; hoạt động mua bán tại các chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ
trong Khu kinh tế cửa khẩu; hoạt động thương mại của Khu kinh tế cửa khẩu; việc
thực hiện những chính sách đối với thương nhân, hàng hóa và cư dân vùng biên giới
của ta và của nước có chung đường biên giới; chống buôn lậu và gian lận thương
mại; đề xuất và kiến nghị.
2. Các báo cáo được gửi về Cơ
quan Thường trực: Vụ Thương mại miền núi-Bộ Công Thương.
3. Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo
có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Thủ trưởng các Bộ, ngành liên quan, Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân các tỉnh biên giới và Thủ tướng Chính phủ.
Điều 6. Chế
độ hội họp
1. Thường trực Ban Chỉ đạo tiến
hành họp định kỳ 3 tháng một lần; thời gian, địa điểm, thành phần họp do Trưởng
ban quyết định.
2. Trưởng ban có thể triệu tập họp
đột xuất theo yêu cầu công việc và thời gian, địa điểm, thành phần họp do Trưởng
ban quyết định.
3. Ban Chỉ đạo tổ chức họp định
kỳ 6 tháng một lần với các tỉnh có biên giới từng nước (Trung Quốc, Lào và
Campuchia); thời gian, địa điểm, thành phần họp do Trưởng ban quyết định luân
phiên ở các tỉnh.
4. Ban Chỉ đạo tiến hành họp tổng
kết hai năm một lần; thời gian, địa điểm, thành phần họp do Trưởng ban quyết định.
5. Trưởng ban Ban Chỉ đạo chủ
trì các cuộc họp của Ban. Khi Trưởng ban vắng mặt thì uỷ quyền cho Phó Trưởng
ban thường trực chủ trì cuộc họp. Tuỳ theo tính chất và nội dung của cuộc họp, Trưởng
Ban quyết định thành phần tham gia họp.
6. Trước 15 ngày đối với các cuộc
họp định kỳ, Cơ quan Thường trực-Vụ Thương mại miền núi phải gửi nội dung và
yêu cầu của cuộc họp cho các thành viên nghiên cứu và chuẩn bị.
Chương IV.
ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
Điều 7. Trách nhiệm trong tổ chức thực hiện
1. Các ông Trưởng
ban, Phó trưởng Ban, thành viên trong Ban Chỉ đạo; Thủ trưởng các cơ quan liên
quan, Uỷ ban nhân dân các tỉnh biên giới; Chánh Văn phòng, Vụ trưởng, Cục trưởng,
các Vụ, Cục liên quan của Bộ Công Thương có trách nhiệm thực hiện Quy chế này.
2. Vụ Thương mại
miền núi có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp các văn bản liên quan, chuẩn bị nội
dung các cuộc họp; báo cáo Bộ Công Thương việc thực hiện Quy chế của các thành
viên và cơ quan liên quan.
Điều 8. Bổ sung, sửa đổi
Trong quá trình
thực hiện, nếu có vướng mắc, phát sinh, các thành viên Ban Chỉ đạo phản ánh về
cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo để tổng hợp, kiến nghị giải quyết và bổ sung, sửa
đổi Quy chế này./.