Quyết định 2094/QĐ-UBND năm 2022 về “Kế hoạch xây dựng các khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, đến năm 2025"

Số hiệu 2094/QĐ-UBND
Ngày ban hành 29/07/2022
Ngày có hiệu lực 29/07/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Khánh Hòa
Người ký Đinh Văn Thiệu
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2094/QĐ-UBND

Khánh Hòa, ngày 29 tháng 7 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH “KẾ HOẠCH XÂY DỰNG CÁC KHU GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA, ĐẾN NĂM 2025”

ỦY BAN NN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sa đi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

Căn cứ Thông tư số 13/2017/TT-BNNPTNT ngày 20/6/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Quy chuẩn QCVN 01-150: 2017/BNNPTNT - Quy chun kỹ thuật quốc gia yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ s giết m động vật tập trung;

Căn cứ Chương trình hành động số 08/CTr/TU ngày 21/12/2020 của Tỉnh ủy tnh Khánh Hòa về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2020-2025;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1527/TTr-SNN ngày 10/5/2022 và Công văn số 2509 /SNN-CNTY ngày 20/7/2022 về việc ban hành Kế hoạch xây dựng các khu giết m gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch xây dựng các khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, đến năm 2025” (sau đây gọi tắt là Kế hoạch).

Đối với địa bàn thành phố Cam Ranh sẽ được tổ chức rà soát các quy hoạch có liên quan để bổ sung một địa điểm xây dựng khu giết mổ tập trung theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Thông báo số 299/TB-UBND ngày 12/7/2022, Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp nghe báo cáo về việc ban hành Kế hoạch xây dựng các khu giết m gia súc, gia cm tập trung trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Bãi bỏ Quyết định số 1696/QĐ-UBND ngày 15/6/2018 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt: "Quy hoạch các cơ sở giết m gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, đến năm 2025 ”.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Giao thông vận tải, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông, Y tế; Công an tỉnh, Cục Quản lý thị trường; Chủ tịch UBND cấp huyện và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- TT Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Báo Khánh Hòa;
- Đài PTTH tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử t
nh;
- Lưu: VT, CN, KN, HT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đinh Văn Thiệu

 

KẾ HOẠCH

XÂY DỰNG CÁC KHU GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA, ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2094/QĐ-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2022 của UBND tỉnh)

I. SỰ CẦN THIẾT LẬP KẾ HOẠCH

An toàn vệ sinh thực phẩm và ô nhiễm môi trường đang được Đảng, Nhà nước và nhân dân đặc biệt quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khỏe của con người. Có nhiu nguyên nhân gây mt an toàn vệ sinh thực phẩm và ô nhiễm môi trường, trong đó phải k đến là việc chúng ta chưa kiểm soát được chặt chẽ khâu giết mổ gia súc, gia cầm. Chất thải từ hoạt động giết mổ chưa qua xử lý, thải trực tiếp ra môi trường là nguồn gây ô nhiễm và nguồn bệnh nguy him có thể lây nhiễm cho người và vật nuôi do chứa nhiều loại mầm bệnh như vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm,...

Thực tế cho thấy, tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa hoạt động giết mổ đều được tiến hành trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh thú y; hầu hết các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ được xây dựng ngay trong hoặc cận kề các khu dân cư, khu công nghiệp với mặt bằng nhỏ hẹp không đủ diện tích đ đảm bảo an toàn thực phẩm trong giết mổ. Thiết kế mặt bằng hẹp, không chia được khu sạch với khu bẩn, gây nguy cơ ô nhiễm chéo rất lớn trong quá trình giết mổ; kết cấu vật liệu xây dựng không được đảm bảo; hệ thống thu gom và xử lý nước thải còn nhiều bất cập, nước thải được xả thẳng vào môi trường sinh hoạt công cộng; trang thiết bị vật dụng sử dụng trong giết mổ rất đơn sơ, thủ công. Hầu hết các cơ sở giết mổ nhỏ l, do quy mô và thiết kế mặt bằng quá nhỏ hẹp, trang thiết bị giết mổ quá thủ công, đơn sơ (thao tác giết mổ từ khâu tháo tiết, cạo lông, chia cắt thịt, bóc tách phủ tạng được thực hiện trong một không gian rất chật hẹp) nên không thể thực hiện được đầy đủ đúng trình tự các thao tác khám trước giết mổ và sau giết mổ theo đúng quy trình.

Mặt khác, tập quán sử dụng thịt nóng trong tiêu dùng và trong chế biến vẫn còn phổ biến trong nhân dân. Phần lớn người tiêu dùng vẫn chưa có ý thức trong việc lựa chọn sản phẩm động vật đã được kiểm tra của cơ quan thú y, thịt xuất phát từ các cơ sở giết mổ có uy tín hoặc nơi bày bán hợp vệ sinh. Việc lựa chọn chỉ thông qua hình thức bên ngoài và thuận tiện khi mua sản phẩm... Đây là tập quán có khả năng vẫn còn tn tại lâu dài, cần phải từng bước thay đi thói quen tiêu dùng của người dân để phù hợp với nếp sống văn minh đô thị thông qua việc cải tạo, nâng cấp các chợ đầu mối thực phẩm và phát triển hệ thống cửa hàng, siêu thị chuyên kinh doanh thịt được trang bị hiện đại.

Công tác giết mổ gia súc, gia cầm được ngành thú y kiểm tra, kiểm soát sẽ phát hiện được những động vật mang mầm bệnh khi đưa vào giết mổ thông qua việc Kiểm tra lâm sàng trước khi giết mổ và kiểm tra cận lâm sàng sau giết mổ. Việc thực hiện giết mổ tập trung sẽ khắc phục triệt để việc đưa các chất độc hại, vấy nhiễm vi khuẩn vào thực phẩm, như thế mới cung cấp cho người tiêu dùng những thực phẩm đạt tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn thực phẩm. Tại cơ sở giết mổ tập trung, cơ quan thú y sẽ kịp thời phát hiện ra dấu hiệu của dịch bệnh có thể phát sinh, từ đó tham mưu chính quyền địa phương những biện pháp, giải pháp sớm ngăn chặn nguy cơ phát sinh dịch bệnh kịp thời bao vây, khống chế không để mầm bệnh lây lan bùng phát.

[...]