Quyết định 209/QĐ-UBND năm 2020 về Chương trình hành động thực hiện Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2020–2030 do tỉnh Bình Thuận ban hành

Số hiệu 209/QĐ-UBND
Ngày ban hành 22/01/2020
Ngày có hiệu lực 22/01/2020
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Thuận
Người ký Nguyễn Ngọc Hai
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 209/QĐ-UBND

 Bình Thuận, ngày 22 tháng 01 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020 - 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch hành động quốc gia thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững;

Căn cứ Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 20 tháng 5 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển bền vững;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 6151/SKHĐT-KH ngày 29 tháng 11 năm 2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2020 – 2030.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, Giám đốc Bảo hiểm Xã hội tỉnh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh Bình Thuận, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, TH, Hùng (08).

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Nguyễn Ngọc Hai

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020 - 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 209 /QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Thực hiện Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2019 - 2030 và Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Thủ tướng Chính phủ; UBND tỉnh xây dựng Chương trình hành động triển khai thực hiện Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2020 - 2030 với các nội dung cụ thể như sau:

I. Mục đích, yêu cầu:

Chương trình hành động của tỉnh triển khai thực hiện Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2020 - 2030 nhằm xác định một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm chủ yếu trong giai đoạn 2020 - 2030 để thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2017 và Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 20 tháng 5 năm 2019.

II. Các mục tiêu phát triển bề vững đến năm 2030 của Bình Thuận:

Mục tiêu 1: Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi

Mục tiêu 1.1: Đến năm 2020, xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực cho tất cả mọi người ở mọi nơi; đến năm 2030, giảm ít nhất một nửa tỷ lệ nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều của quốc gia.

Phân công cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020; đảm bảo đạt mục tiêu đã đặt ra của Chương trình, chú ý giảm nghèo bền vững đối với đối tượng nghèo thuộc nhóm dễ bị tổn thương, dân tộc thiểu số, người khuyết tật, phụ nữ, trẻ em.

- Cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, bảo đảm thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo của tỉnh cuối năm 2020 tăng lên 1,5 lần so với cuối năm 2015 (riêng hộ nghèo ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn, hộ nghèo dân tộc thiểu số tăng gấp 2 lần).

- Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả cơ chế, chính sách giảm nghèo để cải thiện điều kiện sống và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo.

- Tập trung đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như giao thông, trường học, trạm y tế, thủy lợi nhỏ, nước sinh hoạt.

- Thúc đẩy lồng ghép yếu tố giới và trẻ em trong chính sách giảm nghèo.

[...]