ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2038/QĐ-UBND
|
Đồng
Xoài, ngày 01 tháng 10 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP LIÊN THÔNG GIỮA CÁC CƠ QUAN GIẢI
QUYẾT ĐĂNG KÝ KINH DOANH, ĐĂNG KÝ THUẾ VÀ ĐĂNG KÝ CON DẤU ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
THÀNH LẬP, HOẠT ĐỘNG THEO LUẬT DOANH NGHIỆP
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND
ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày
29/11/2005;
Căn cứ Nghị định số
58/2001/NĐ-CP ngày 24/8/2001 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu;
Căn cứ Nghị định số
88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh;
Căn cứ Nghị định số
139/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số
điều của Luật Doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số
85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Quản lý thuế;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
05/2008/TTLT-BKH-BTC-BCA ngày 29/7/2008 của liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài
chính, Bộ Công an hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng ký
kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt
động theo Luật Doanh nghiệp;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế
hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 1385/TT-S.KHĐT ngày 16/9/2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp liên
thông giữa các cơ quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký
con dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
Điều 2.
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế, Công an tỉnh có
trách nhiệm đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện làm việc và bố trí nhân sự đủ
năng lực để triển khai thực hiện tốt Quy chế phối hợp liên thông này.
Điều 3.
Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội
vụ, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Công an tỉnh, Cục trưởng Cục Thuế
và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này
kể từ ngày ký./.
|
CHỦ
TỊCH
Trương Tấn Thiệu
|
QUY CHẾ
PHỐI HỢP LIÊN THÔNG GIỮA CÁC CƠ QUAN GIẢI QUYẾT ĐĂNG KÝ KINH
DOANH, ĐĂNG KÝ THUẾ VÀ ĐĂNG KÝ CON DẤU ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP THÀNH LẬP, HOẠT ĐỘNG
THEO LUẬT DOANH NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2038/QĐ-UBND ngày 01/10/2008 của Chủ tịch
UBND tỉnh)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi và đối tượng áp dụng.
Quy chế này hướng dẫn về hồ sơ,
trình tự và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong tỉnh giải quyết các thủ tục
hành chính về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu (gọi chung là
thủ tục hành chính) đối với doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện thành lập,
hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
Quy chế này áp dụng cho các tổ
chức, cá nhân đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu khi thành lập
doanh nghiệp, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc thay đổi nội dung
đăng ký kinh doanh.
Điều 2.
Nguyên tắc giải quyết thủ tục hành chính.
Điều kiện cấp giấy Chứng nhận
đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế theo quy định tại Điều 24 Luật Doanh nghiệp
và Luật Quản lý thuế.
Cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ
chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại Khoản 3, Điều 4 Luật
Doanh nghiệp là hồ sơ có đầy đủ giấy tờ và có nội dung được kê khai đầy đủ theo
quy định tại Luật Doanh nghiệp.
Người thành lập doanh nghiệp và
các thành viên (nếu có) phải tự chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực,
hợp pháp của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và sự phù hợp pháp
luật của điều lệ công ty. Trong trường hợp nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh và
đăng ký thuế không trung thực, không chính xác, giả mạo hoặc nội dung điều lệ
công ty không phù hợp với quy định của pháp luật thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ
bị xử lý theo quy định.
Tranh chấp giữa các thành viên của
doanh nghiệp trong quá trình hoạt động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
nhân dân theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Điều 3. Kết
quả giải quyết các thủ tục hành chính.
Kết quả giải quyết các thủ tục
hành chính về đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế là giấy Chứng nhận đăng ký
kinh doanh và đăng ký thuế (đối với doanh nghiệp) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký
hoạt động và đăng ký thuế (đối với chi nhánh, văn phòng đại diện).
Kết quả giải quyết thủ tục hành
chính về đăng ký con dấu là Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.
Điều 4. Mã số
doanh nghiệp.
Mã số doanh nghiệp là mã số duy
nhất đối với doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và được
ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế.
Mã số doanh nghiệp đồng thời là
mã số thuế của doanh nghiệp.
Các nội dung khác của mã số
doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn của Bộ
Tài chính.
Điều 5. Cơ
quan đầu mối và cơ quan phối hợp.
Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan
đầu mối tiếp nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ, nhận kết quả từ các cơ quan phối hợp và
trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
Cục Thuế, Công an tỉnh là cơ quan phối hợp nhận hồ sơ yêu cầu từ cơ quan
đầu mối, xử lý, giải quyết và trả kết quả cho cơ quan đầu mối theo đúng thời
gian quy định.
Chương II
TRÌNH TỰ THỦ TỤC TIẾP NHẬN,
PHỐI HỢP GIẢI QUYẾT VÀ TRẢ KẾT QUẢ CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÁNH
Điều 6. Hồ
sơ đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu (gọi chung là hồ sơ đăng
ký).
1. Đối với trường hợp thành lập
doanh nghiệp:
1.1. Hồ sơ đăng ký
thành lập doanh nghiệp tư nhân gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh
doanh theo mẫu quy định;
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng minh
nhân dân của chủ doanh nghiệp;
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành
nghề của Giám đốc (Tổng Giám đốc) và cá nhân khác đối với doanh nghiệp kinh
doanh ngành nghề mà theo quy định phải có chứng chỉ hành nghề;
- Văn bản xác nhận vốn pháp định
đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề mà theo quy định phải có vốn pháp định;
- Bản kê khai thông tin đăng ký
thuế theo mẫu quy định.
1.2. Hồ sơ đăng ký
thành lập công ty TNHH một thành viên gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh
doanh theo mẫu quy định;
- Dự thảo điều lệ công ty;
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng minh
nhân dân của chủ sở hữu công ty là cá nhân; Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác, điều lệ hoặc tài liệu tương
đương khác của chủ sở hữu công ty là tổ chức;
- Danh sách người đại diện theo ủy
quyền kèm theo bản sao hợp lệ Giấy chứng minh nhân dân;
- Văn bản ủy quyền cho người được
ủy quyền đối với chủ sở hữu là tổ chức;
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành
nghề của Giám đốc (Tổng Giám đốc) và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh
ngành nghề mà theo quy định phải có chứng chỉ hành nghề;
- Văn bản xác nhận vốn pháp định
đối với công ty kinh doanh ngành nghề mà theo quy định phải có vốn pháp định;
- Bản kê khai thông tin đăng ký
thuế theo mẫu quy định.
1.3. Hồ sơ đăng ký
thành lập công ty TNHH có hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp
danh gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh
doanh theo mẫu quy định;
- Dự thảo điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên hoặc danh
sách cổ đông sáng lập theo mẫu quy định;
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng minh
nhân dân của các thành viên hoặc của các cổ đông sáng lập là cá nhân;
- Bản sao Quyết định thành lập,
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác, điều lệ hoặc
tài liệu tương đương khác, bản sao hợp lệ Giấy chứng minh nhân dân của người đại
diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền đối với thành viên hoặc cổ đông sáng
lập là pháp nhân;
- Văn bản xác nhận vốn pháp định
đối với công ty kinh doanh ngành nghề mà theo quy định phải có vốn pháp định;
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành
nghề của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Giám đốc (Tổng
Giám đốc) và cá nhân khác đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và công
ty cổ phần nếu công ty kinh doanh ngành nghề cần phải có chứng chỉ hành nghề;
- Bản kê khai thông tin đăng ký
thuế theo mẫu quy định.
2. Đối với trường hợp thành lập
chi nhánh, văn phòng đại diện:
Hồ sơ đăng ký gồm:
- Thông báo thành lập chi nhánh,
văn phòng đại diện theo mẫu quy định;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh (đối với công ty ngoài tỉnh);
- Bản sao điều lệ công ty (đối với
công ty ngoài tỉnh);
- Quyết định bằng văn bản và bản
sao biên bản của công ty;
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng minh
nhân dân của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện;
- Bản sao hợp lệ Quyết định bổ
nhiệm người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện;
- Bản sao chứng chỉ hành nghề của
người đứng đầu hoặc cấp phó đối với chi nhánh kinh doanh ngành nghề mà theo quy
định phải có chứng chỉ hành nghề;
- Bản kê khai thông tin đăng ký
thuế theo mẫu quy định.
3. Đối với trường hợp thay đổi
nội dung đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế:
Hồ sơ đăng ký gồm:
- Thông báo thay đổi nội dung
đăng ký kinh doanh hoặc thay đổi nội dung chi nhánh, văn phòng đại diện theo mẫu
quy định;
- Quyết định và bản sao biên bản
họp Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Đại hội
cổ đông đối với công ty cổ phần, các thành viên hợp danh đối với công ty hợp
danh, Quyết định của chủ sở hữu đối với công ty TNHH một thành viên, Quyết định
của chủ doanh nghiệp tư nhân;
- Các loại giấy tờ khác tùy thuộc
từng nội dung đăng ký thay đổi như: Bản sao chứng chỉ hành nghề, bản sao hợp lệ
Giấy chứng minh nhân dân, hợp đồng chuyển nhượng, giấy tờ chứng thực đã hoàn tất
việc chuyển nhượng, giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên mới vào công
ty… ;
- Nộp lại Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cũ;
- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng
ký thuế (nếu có).
Điều 7.
Trình tự tiếp nhận, phối hợp giải quyết.
Cơ quan đầu mối và cơ quan phối
hợp thực hiện trình tự theo các bước sau:
Bước 1. Sở Kế hoạch và Đầu
tư là cơ quan đầu mối trực tiếp tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, ghi biên nhận và hẹn
ngày trả kết quả trong thời hạn 05 ngày làm việc cho các tổ chức, cá nhân theo
mẫu quy định.
Bước 2. Trong thời hạn 02
ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư chuyển hồ
sơ đến Cục Thuế gồm:
- Bản sao Giấy đề nghị đăng ký
kinh doanh (đối với trường hợp thành lập doanh nghiệp) hoặc bản sao Thông báo
thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện (đối với trường hợp thành lập chi
nhánh, văn phòng đại diện);
- Bản kê khai thông tin đăng ký
thuế theo mẫu quy định;
Cục Thuế tiếp nhận và trả kết quả
cho cơ quan đầu mối trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ từ cơ
quan đầu mối chuyển đến. Kết quả gửi trả cho Sở Kế hoạch và Đầu tư là thông báo
kết quả mã số doanh nghiệp để ghi vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và
đăng ký thuế của doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và đăng ký thuế
của chi nhánh, văn phòng đại diện.
Bước 3. Sở Kế hoạch và Đầu
tư chuyển hồ sơ đến Công an tỉnh gồm:
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế (đối với trường hợp thành lập doanh nghiệp)
hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và đăng ký thuế (đối với
trường hợp thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện);
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng minh
nhân dân của người đại diện trước pháp luật của doanh nghiệp hoặc của người trưởng
chi nhánh, văn phòng đại diện;
Công an tỉnh tiếp nhận hồ sơ thì
thực hiện ngay việc lập phiếu hẹn trả Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu và con dấu
trong thời hạn 05 ngày làm việc và gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để giao cho doanh
nghiệp.
Bước 4. Sở Kế hoạch và Đầu
tư thực hiện trả Giấy đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, phiếu hẹn của Công an
tỉnh cho các tổ chức, cá nhân trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc.
Khi đến nhận kết quả, người đại
diện của doanh nghiệp ký nhận vào phiếu trả kết quả theo mẫu quy định.
Trường hợp doanh nghiệp có yêu cầu
tự liên hệ với cơ sở khắc dấu để khắc con dấu thì sau khi nhận Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế tại cơ quan đầu mối doanh nghiệp sẽ trực tiếp
liên hệ với Công an tỉnh.
Bước 5. Người đại diện
theo pháp luật của doanh nghiệp căn cứ vào phiếu hẹn của Công an tỉnh trực tiếp
đến Công an tỉnh để nhận Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu và con dấu, đồng thời
đóng lệ phí theo quy định.
Điều 8. Lệ
phí giải quyết thủ tục hành chính.
Khi đăng ký kinh doanh, đăng ký
hoạt động: Doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện phải nộp trước lệ phí
đăng ký cho Sở Kế hoạch và Đầu tư theo quy định.
Khi đăng ký con dấu: Doanh nghiệp,
chi nhánh, văn phòng đại diện phải nộp lệ phí cho Công an tỉnh sau khi được cấp
Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.
Điều 9. Hình
thức gửi và nhận thông tin.
Sở Kế hoạch và Đầu tư cử cán bộ
giao hồ sơ cho bộ phận tiếp nhận của Công an tỉnh, Cục Thuế; cung cấp bản sao
thông tin thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh cho Công an tỉnh và Cục Thuế.
Cục Thuế cử cán bộ giao trả kết
quả cho Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Công an tỉnh cử cán bộ thực
hiện ngay việc lập phiếu hẹn trả giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Việc gửi và nhận thông tin giữa
cơ quan đầu mối và cơ quan phối hợp được thực hiện bằng hình thức giao nhận trực
tiếp, các cơ quan phải lập sổ theo dõi có ký nhận hồ sơ và ký trả kết quả.
TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP -
KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 10.
Trách nhiệm của cơ quan đầu mối.
Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách
nhiệm hướng dẫn, niêm yết công khai tại Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh các thủ tục
hành chính quy định giải quyết về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký dấu;
đăng ký cán bộ giao nhận cho Công an tỉnh, Cục Thuế để thực hiện Quy chế phối hợp;
Đảm bảo trả kết quả đúng thời hạn
cho các tổ chức, cá nhân;
Trong thời hạn 02 ngày
làm việc sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế cho
doanh nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh và đăng ký thuế này cho Cục Thuế, Công an tỉnh và các cơ quan liên quan.
Điều 11.
Trách nhiệm của cơ quan phối hợp.
Cục Thuế có trách nhiệm cử cán bộ
trực tiếp tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thông báo mã số doanh nghiệp đúng thời
hạn quy định cho cơ quan đầu mối;
Công an tỉnh có trách nhiệm cử
cán bộ trực tiếp tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả đúng thời hạn quy định cho cơ
quan đầu mối và người đại diện pháp luật của doanh nghiệp;
Hàng tháng tổ chức đối chiếu các
hồ sơ giao nhận với cơ quan đầu mối;
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu
tư để giải quyết kịp thời những vướng mắc khiếu
nại của các tổ chức, cá nhân về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và con dấu.
Điều 12.
Khen thường và xử lý vi phạm.
Cán bộ - công chức được giao
thực hiện nhiệm vụ chịu trách nhiệm trước lãnh đạo các sở, ngành nếu để xảy ra
ách tắc, nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong công việc liên quan đến
đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký thuế và cấp giấy phép khắc dấu.
Cán bộ - công chức hoàn thành
tốt nhiệm vụ được khen thưởng kịp thời theo quy định hiện hành.
Điều 13. Cơ
quan đầu mối và các cơ quan phối hợp.
Chịu trách nhiệm thực hiện thống
nhất Quy chế phối hợp để giải quyết các thủ tục hành chính về đăng ký kinh doanh,
đăng ký thuế, đăng ký dấu cho các tổ chức, cá nhân;
Bố trí nhân sự và cơ sở vật chất
phù hợp để thực hiện công tác phối hợp một cách tốt nhất;
Định kỳ hàng quý Sở Kế hoạch và
Đầu tư tổng hợp kết quả thực hiện Quy chế phối hợp liên ngành, kiến nghị các giải
pháp, báo cáo UBND tỉnh và các Bộ, ngành Trung ương xem xét.
Điều 14. Điều
khoản thi hành.
Quy chế này thay thế Quy chế số 704/2007/LN/KH&ĐT-CT-CA ngày
27/6/2007 của liên ngành Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế, Công an tỉnh về phối
hợp liên ngành giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và cấp giấy phép khắc
dấu đối với doanh nghiệp thành lập hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
Trong quá trình thực hiện, nếu
có khó khăn, vướng mắc các tổ chức, cá nhân và các đơn vị có liên quan gửi ý kiến
về Sở Kế hoạch và Đầu tư để giải quyết hoặc báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết
nếu vượt thẩm quyền./.