Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Quyết định 202/QĐ-LĐTBXH năm 2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Lao động - Tiền lương do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu 202/QĐ-LĐTBXH
Ngày ban hành 30/01/2008
Ngày có hiệu lực 30/01/2008
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Người ký Nguyễn Thị Kim Ngân
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Bộ máy hành chính

BỘ LAO ĐỘNG -THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 202/QĐ-LĐTBXH

Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VỤ LAO ĐỘNG – TIỀN LƯƠNG.

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25/12/2001;

Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Vụ Lao động - Tiền lương là đơn vị thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động, tiền lương, tiền công, tranh chấp lao động và đình công trong khu vực sản xuất, kinh doanh trên phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Vụ Lao động – Tiền lương có nhiệm vụ

1. Nghiên cứu, xây dựng trình Bộ:

a) Chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn và hàng năm, dự án, đề án về lĩnh vực lao động, tiền lương, tiền công, tranh chấp lao động và đình công trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;

b) Các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực lao động, tiền lương, tiền công, tranh chấp lao động và đình công;

c) Về lao động

- Hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể; quy trình thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể;

- Kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất;

- Tham gia sắp xếp doanh nghiệp nhà n­ước; chính sách đối với lao động trong sắp xếp lại doanh nghiệp nhà n­ước, doanh nghiệp phá sản, doanh nghiệp bị giải thể.

d) Về tiền lương, tiền công:

- Tiền lương tối thiểu chung, tiền lương tối thiểu vùng, tiền lương tối thiểu ngành và hướng dẫn thực hiện;

- Tiền lương, tiền công đối với người lao động và viên chức lãnh đạo quản lý trong doanh nghiệp nhà nước;

- Tiền lương, tiền công đối với người lao động trong doanh nghiệp nhà nước đi học tập, công tác ở nước ngoài;

- Tiền lương, tiền công đối với lao động là người nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước;

- Quy định nguyên tắc, phương pháp xây dựng định mức lao động, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân, tiêu chuẩn viên chức chuyên môn, nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước;

- Chế độ tiền lương, tiền công trong doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp, các tổ chức (bao gồm cả hợp tác xã, các loại hình kinh tế tập thể, tư nhân), cá nhân có sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động;

- Chế độ tiền lương đối với lao động đặc thù (lao động nữ, lao động là người cao tuổi, lao động là người tàn tật, lao động chưa thành niên và lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao).

đ) Về quan hệ lao động:

- Quy định về tổ chức và hoạt động của tổ chức giải quyết tranh chấp lao động và đình công (tổ chức và hoạt động của Hội đồng trọng tài cấp tỉnh, Hội đồng hoà giải cấp cơ sở, hoà giải viên...), hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện;

- Theo dõi, tổng hợp, báo cáo, đánh giá tình hình về tranh chấp lao động và đình công;

[...]