Quyết định 2002/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt dự án xây dựng chiến lược và chương trình hành động phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020 do tỉnh Vĩnh Long ban hành

Số hiệu 2002/QĐ-UBND
Ngày ban hành 08/10/2007
Ngày có hiệu lực 08/10/2007
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Long
Người ký Phạm Văn Đấu
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Tài nguyên - Môi trường

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2002/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 08 tháng 10 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT DỰ ÁN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC VÀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG LỤT BÃO VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Pháp lệnh Phòng, chống lụt bão, ngày 20 tháng 3 năm 1993;

Căn cứ Nghị định số 08/2006/NĐ-CP, ngày 16 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt bão được sửa đổi bổ sung ngày 24/8/2000;

Xét Tờ trình số 72/TTr-PCLB-TKCN, ngày 25 tháng 9 năm 2007 của Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Dự án xây dựng chiến lược và Chương trình hành động phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020, gồm nội dung chủ yếu sau:

1. Định hướng:

- Ưu tiên cho giải pháp phòng, chống và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức cộng đồng về hành động phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai.

- Nâng cao năng lực cho công tác dự báo thiên tai; thông tin liên lạc theo hướng đảm bảo chính xác, nhanh chóng và an toàn (cụ thể: Tăng cường an ninh cho hệ thống thông tin).

- Tăng cường năng lực đầu tư trang thiết bị, phương tiện cho các ban ngành, địa phương phục vụ công tác phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai.

- Đầu tư xây dựng nâng cấp cơ sở hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi, bưu chính viễn thông... nhằm đảm bảo an toàn tính mạng của nhân dân và giảm thiệt hại đến mức thấp nhất khi thiên tai xảy ra.

2. Mục tiêu:

- Giảm thiệt hại đến mức thấp nhất về người và tài sản của nhà nước, nhân dân.

- Chuyển từ "đối phó, khắc phục hậu quả" sang "chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời và khắc phục hậu quả".

3. Các giải pháp phòng, chống thiên tai:

a) Giải pháp trước mắt (đến năm 2010):

* Đối với gió bão, lốc xoáy, sét:

- Đầu tư trang thiết bị chuyên dùng cho ngành khí tượng thuỷ văn nhằm theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết cả nước, khu vực và địa phương để có thể dự báo nhanh, dự báo ngắn hạn kịp thời, chính xác.

- Khảo sát kết hợp với quy hoạch và kế hoạch di dời dân ra khỏi vùng không an toàn kịp thời.

- Tăng cường phát triển mạng thông tin, mạng vô tuyến viễn thông và xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu.

* Đối với sạt lở bờ:

- Đánh giá chính xác thực trạng, nguyên nhân gây sạt lở bờ sông, kênh, rạch và phân cấp, phân loại theo mức độ nguy hiểm để có kế hoạch khắc phục từng bước và tiến đến an toàn.

- Tiến hành duy tu, sửa chữa và xây dựng mới các kè bảo vệ các bờ sông ở khu vực đô thị (thị xã và thị trấn) để bảo vệ tính mạng, tài sản, công trình kiến trúc văn hoá.... của nhân dân, nhà nước.

- Nghiên cứu, dự báo tình hình diễn biến lồng dẫn ở các hệ thống sông, kênh, rạch để làm cơ sở xác định hành lang sạt lở; nghiêm cấm việc lấn chiếm lòng sông, kênh, rạch trái phép và chấn chỉnh việc khai thác cát lòng sông trên sông Tiền và sông Hậu.

[...]