Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 20/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch chế biến lâm sản tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020

Số hiệu 20/QĐ-UBND
Ngày ban hành 06/01/2016
Ngày có hiệu lực 06/01/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Đoàn Văn Việt
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

Y BAN NHÂN DÂN
TỈNH L
ÂM ĐỒNG

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 20/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 06 tháng 01 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHẾ BIẾN LÂM SẢN TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và y ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006;

Căn cứ Quyết định số 1462/QĐ-TTg ngày 23 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 2728/QĐ-BNN-CB ngày 31 tháng 10 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1137/QĐ-UBND ngày 24 tháng 5 năm 2012 của UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt đề cương và kinh phí lập quy hoạch chế biến lâm sản tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Quyết định số 2897/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chế biến lâm sản tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu như sau:

I. Quan điểm và định hướng phát triển

1. Quan điểm phát triển:

Quy hoạch phát triển ngành chế biến lâm sản tỉnh Lâm Đồng được nghiên cứu trong mối quan hệ gắn kết với vùng Tây Nguyên, các địa phương lân cận; phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển lâm nghiệp, nông nghiệp, nông thôn, quy hoạch tổng th phát trin kinh tế xã hội tỉnh Lâm Đồng và các quy hoạch ngành, lĩnh vực khác của tỉnh đến năm 2020.

2. Định hướng phát triển:

a) Nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị và hiệu quả sản xuất; kết hợp phát triển công nghiệp chế biến lâm sản với công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; tăng nguồn thu ngân sách, giải quyết việc làm, bảo vệ và cải thiện môi trường tự nhiên, môi trường sinh thái, giảm tỷ lệ sản phẩm sơ chế gắn với đẩy nhanh đổi mới công nghệ, trang thiết bị tinh chế gỗ, nhằm tăng tỷ lệ chế biến tinh, nâng cao giá trị hàng hóa và sức cạnh tranh của sản phẩm.

b) Tổ chức, sắp xếp lại sản xuất, chế biến gỗ và lâm sản khác; đa dạng hóa sản phẩm gỗ ván ép, viên nén nhiên liệu hoặc gỗ dăm, mây, tre đan, đồ mỹ nghệ.

c) Xây dựng thương hiệu các sản phẩm; tăng các sản phẩm có hàm lượng khoa học công nghệ và giá trị gia tăng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, hướng tới xuất khẩu.

II. Mục tiêu

1. Phát triển công nghiệp chế biến lâm sản tỉnh Lâm Đồng có công nghệ tiên tiến, hiện đại; khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế vùng nguyên liệu của địa phương, phù hợp với nhu cầu phát triển, yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.

2. Đảm bảo môi trường sinh thái cho sự phát triển bền vững; khai thác tỉa thưa rừng trồng theo quy trình; khai thác trắng rừng trồng sản xuất có tuổi thành thục công nghệ từ 20 năm trở lên và rừng tự nhiên (được phép khai thác để giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án làm đường giao thông, thủy điện, thủy lợi, giải quyết đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất, xây dựng công trình công cộng) để phục vụ chế biến, tinh chế gỗ.

3. Toàn bộ khối lượng gỗ tròn được phép khai thác phải đưa vào chế biến; đến năm 2020 chế biến tinh đạt khoảng 85%.

4. Cơ cấu sản phẩm giai đoạn 2016 - 2020:

- Gỗ xẻ 15%; ván ghép, ván ép từ 45 - 46%; hàng mộc 39 - 40%.

- Sản phẩm chế biến tinh tăng bình quân khoảng 15 - 18%/năm.

- Ngành mây, tre đan: tăng bình quân khoảng 17%/năm, giá trị sản xuất đạt khoảng 232 tỷ đồng vào năm 2020, thu hút từ 1.800 - 2.000 lao động.

[...]