Quyết định 20/2012/QĐ-UBND về Quy định hoạt động đo đạc và bản đồ, sử dụng sản phẩm đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Số hiệu 20/2012/QĐ-UBND
Ngày ban hành 17/07/2012
Ngày có hiệu lực 27/07/2012
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Người ký Trần Ngọc Thới
Lĩnh vực Bất động sản,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 20/2012/QĐ-UBND

Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 17 tháng 7 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ, SỬ DỤNG SẢN PHẨM ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản qui phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Đất đai năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 12/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ, số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005của Chính phủ về quy hoạch xây dựng, số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý đô thị, số 30/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đo đạc và bản đồ, số 13/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 quy định về tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Căn cứ Quyết định số 10/2008/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 02 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Quyết định số 33/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 02 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển ngành đo đạc và bản đồ đến năm 2020, Quyết định số 08/2008/QĐ-BTNMT ngày 10 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10.000; Căn cứ Thông tư 02/2007/TT-BTNMT ngày 12 tháng 02 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ; Thông tư số 03/2008/TTLT-BTNMT-BNV ngày 15 tháng 7 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân các cấp; Thông tư 05/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 6 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ địa chính; Thông tư 32/2010/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về cấp phép hoạt động đo đạc và bản đồ; Thông tư số 14/2011/TT-BTNMT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bô Tài nguyên và Môi trường; Thông tư 21/2011/TT-BTNMT ngày 20 tháng 6 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số nội dung của quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000 ban hành kèm theo Quyết định số 08/2008/QĐ-BTNMT ngày 10 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 2055/TTr-STNMT ngày 22 tháng 6 năm 2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về hoạt động đo đạc và bản đồ, sử dụng sản phẩm đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký. Các văn bản sau đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành: Quyết định số 3049/QĐ-UBT ngày 12 tháng 11 năm 1997 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc ban hành qui định tạm thời về quản lý, khai thác và sử dụng các mốc tọa độ địa chính trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Chỉ thị số 19/2000/CT-UB ngày 10 tháng 3 năm 2000 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Quyết định số 1152/QĐ-UBT ngày 16 tháng 3 năm 2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc uỷ quyền cho Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ký quyết định phê duyệt các phương án thi công và dự toán kinh phí đo đạc bản đồ địa chính các công trình xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Chỉ thị số 34/2005/CT-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ địa hình trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Ngọc Thới

 

QUY ĐỊNH

VỀ HOẠT ĐỘNG ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ, SỬ DỤNG SẢN PHẨM ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 20/2012/QĐ-UBND ngày 17 tháng 7 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

Chương I:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh

1. Quy định này thống nhất về quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;

2. Các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có trách nhiệm thực hiện Quy định này;

3. Quy định này không áp dụng đối với hoạt động đo đạc và bản đồ phục vụ mục đích quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Các từ ngữ chuyên môn trong Quy định này được hiểu như sau:

1. Đo đạc: là hoạt động khoa học kỹ thuật sử dụng các thiết bị thu nhận thông tin và xử lý thông tin nhằm xác định các đặc trưng hình học và các thông tin liên quan của các đối tượng ở mặt đất, lòng đất, mặt nước, lòng nước, đáy nước, khoảng không ở dạng tĩnh hoặc biến động theo thời gian. Các thể loại đo đạc gồm: đo đạc mặt đất, đo đạc đáy nước, đo đạc trọng lực, đo đạc ảnh, đo đạc hàng không, đo đạc vệ tinh, đo đạc hàng hải, đo đạc thiên văn, đo đạc vũ trụ;

2. Bản đồ: là kết quả của hoạt động khoa học kỹ thuật thu nhận và xử lý các thông tin, dữ liệu từ quá trình đo đạc, khảo sát thực địa để biểu thị bề mặt trái đất dưới dạng mô hình thu nhỏ bằng hệ thống ký hiệu và mầu sắc theo quy tắc toán học nhất định. Các loại bản đồ bao gồm: bản đồ địa hình, bản đồ nền, bản đồ địa chính, bản đồ hành chính, bản đồ biển và các loại bản đồ chuyên đề khác;

[...]