Quyết định 1972/1999/QĐ-BKHCNMT về Quy trình công nghệ tiêu huỷ thuốc bảo vệ thực vật Clo hưu cơ tồn đọng cấm sử dụng do Bộ trưởng Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường ban hành

Số hiệu 1972/1999/QĐ-BKHCNMT
Ngày ban hành 10/11/1999
Ngày có hiệu lực 25/11/1999
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
Người ký Chu Tuấn Nhạ
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1972/1999/QĐ-BKHCNMT

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 1999

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG SỐ 1972/1999/QĐ-BKHCNMT NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 1999 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ TIÊU HUỶ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CLO HỮU CƠ TỒN ĐỌNG CẤM SỬ DỤNG

BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 27 tháng 12 năm 1993;
Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 20 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường;
Căn cứ Chỉ thị số 29/1998/CT-TTg ngày 25 tháng 8 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các chất hữu cơ gây ô nhiễm khó phân huỷ;
Theo kết luận tại biên bản ngày 17 tháng 12 năm 1998 của Hội đồng khoa học (thành lập theo Quyết định số 2312/QĐ-BKHCNMT của Bộ trưởng Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường ngày 1 tháng 12 năm 1998) nghiệm thu đề tài "Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ xử lý một số chất độc tồn đọng gây ô nhiễm môi trường";
Để thực hiện việc thu gom, tiêu huỷ các loại hoá chất độc còn tồn đọng nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường;
Xét đề nghị của ông Cục trưởng Cục Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình công nghệ tiêu huỷ thuốc bảo vệ thực vật Clo hữu cơ tồn đọng cấm sử dụng;

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Cục Trưởng Cục Môi trường có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy trình ban hành kèm theo Quyết định này.

Điều 4. Cục trưởng Cục Môi trường, Giám đốc các Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường và các tổ chức, cá nhân thực hiện việc thu gom, tiêu huỷ thuốc bảo vệ thực vật Clo hữu cơ tồn đọng cấm sử dụng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Trong quá trình thực hiện quy trình công nghệ này, nếu phát sinh những khó khăn, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho thích hợp.

 

Chu Tuấn Nhạ

(Đã ký)

 

QUY TRÌNH

CÔNG NGHỆ TIÊU HUỶ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CLO HỮU CƠ TỒN ĐỌNG CẤM SỬ DỤNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1972/1999/QĐ-BKHCNMT ngày 10 tháng 11 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường)

MỞ ĐẦU

Các thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) Clo hữu cơ đóng một vài trò quan trọng trong bảo vệ cây trồng. Hầu hết các hợp chất Clo hữu cơ có độc tính cao đối với thực vật, động vật và con người, đặc biệt là các Clo hữu cơ có khả năng tích luỹ trong cơ thể sinh vật gây độc cho các sinh vật tiêu thụ các sản phẩm đã nhiễm các hợp chất Clo hữu cơ.

Thông thường tốc độ loại bỏ các chất độc Clo hữu cơ khỏi cơ thể sinh vật phụ thuộc vào tốc độ chuyển hoá và bài tiết chúng khỏi cơ thể sinh vật bị nhiễm Clo hữu cơ. Trong cơ thể sinh vật, chất độc bị chuyển hoá thành các chất ít độc hơn thông qua việc tạo nên các chất có tính hấp thụ nước hơn và chúng bị đào thải qua thận. Các chất BVTV Clo hữu cơ là các chất hấp thụ mỡ, khó tan trong nước nên khi bị hấp thụ vào trong cơ thể sinh vật thì chúng bị giữ lại khó đào thải ra ngoài. Như vậy chính những sinh vật này cũng là nguồn gây độc hại cho các sinh vật khác sử dụng nó làm thức ăn. Trong các thuốc BVTV Clo hữu cơ thì DDT là phổ biến nhất, chính vì vậy mà DDT bị cấm sử dụng ở trên nhiều nước trên thế giới trong đó có nước ta.

I. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ THU GOM VÀ TIÊU HUỶ DDT VÀ G-C6H6CL6

1. Tính chất lý hoá, độc tính của DDT và g-C6H6Cl6

1.1. Tính chất lý hoá của DDT và g-C6H6Cl6

DDT là một thuốc BVTV rất bền vững do nó có khả năng trơ với các phản ứng quang phân, với oxy trong không khí. Trong môi trường kiềm nó dễ bị đehydroclorua hoá:

- HCl

DDT CL - - C - - Cl

CCl2

Nếu điều kiện phản ứng mạnh như nồng độ kiềm lớn và được đốt nóng sẽ tạo thành anion của axit bis (Cl-4-Phenyl)-2,2 etanoic:

H

Cl - - C - - Cl

COO-

[...]